Chê nhà nghèo, em chồng đuổi chị dâu ra khỏi căn hộ hạng sang
Bố mẹ chồng mua cho vợ chồng em và em chồng một căn hộ chung cư sang trọng, đắt tiền để ở chung. Từ ngày về đây, họ coi em như osin bởi “về nhà chồng tay trắng thì phải nai lưng ra mà làm”.
Em uất ức lắm các chị ạ. Em là gái tỉnh lẻ lên Hà Nội học và lấy chồng. Gia đình chồng em cũng ở quê nhưng n hà anh ấy có điều kiện hơn hẳn nhà em. Bố mẹ anh có nhà to rộng ở quê và cũng mua cho 2 anh em (chồng em và cô em chồng bằng tuổi em) một căn hộ chung cư hơn 100m2 ở giữa Thủ đô.
Em lấy chồng là có nhà ở luôn không phải vất vả thuê nhà như nhiều cô gái khác. Thế nên nhà chồng em có tư tưởng chê con dâu đi lấy chồng “tay không” và “chuột sa chĩnh gạo”, đặc biệt là cô em chồng.
Các cụ nói cấm có sai, giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng (Ảnh minh họa)
Các cụ nói cấm có sai, giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng. Em về nhà chồng đã hơn nửa năm nay, nhưng từ ngày về em chưa được cô em chồng gọi từ chị nào. Em ấy khinh em ra mặt, ăn nói với em trống không. Ví dụ nhờ em lấy hộ quả cam trong tủ cũng chỉ nói: “Cho quả cam với” đôi lúc nhắn tin cũng cụt lủn một dòng: “Tối nay không ăn cơm nhà nhé”…mặc dù em là chị dâu.
Những chuyện đó, em cũng bỏ qua vì nghĩ mình sống với chồng chứ không phải sống cả đời với cô ấy. Nhưng rồi cô ấy coi em như osin trong nhà thì em không chịu được nữa.
Em chồng em rất lười, không hiểu là bản chất em ấy lười từ trước hay từ ngày có chị dâu thì tính cách đó mới được phát huy. Em về sống cùng mặc nhiên chuyện đi chợ, cơm nước, dọn dẹp…đều giao phó cho em. Chồng em đi làm từ sáng đến 7, 8h mới về nên anh không phụ giúp được việc gì.
Video đang HOT
Nhưng em và em chồng về cùng một giờ, trong khi em tất bật cơm nước, dọn dẹp trong bếp thì em ấy vô tư nằm lướt facebook trong phòng riêng. Sau đó, em ấy uể oải đi tắm rồi ra phòng khách xem tivi chờ đến giờ cơm. Giờ cơm tối xong em ấy thản nhiên lấy hoa quả ra nhâm nhi mặc cho em lúi húi rửa bát. Cuối cùng cô nàng dắt xe máy đi hẹn hò với bạn bè, cà phê đến tận khuya mới về.
Em rửa bát xong lại lau nhà, thu dọn quần áo ngoài dây phơi, đem đồ bẩn đi giặt…cũng hết ngày. Nếu như việc chung của cả nhà em ấy không nhấc tay động chân thì em cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt bởi em rất sợ chuyện chị em bất hòa đến tai bố mẹ chồng em nhưng những việc cá nhân em ấy cũng không chịu làm.
Ví dụ như quần áo của em ấy tắm xong cũng không thèm cho vào máy giặt, đồ khô cũng không thèm đưa vào cất, thậm chí đêm hôm em ấy dậy pha mì tôm ăn để có sức “cày” phim Hàn Quốc cũng vứt bát đũa vào chậu chờ sáng mai chị dâu rửa.
Chẳng lẽ vừa cưới nửa năm em đã xách đồ ra đi? (Ảnh minh họa)
Em ấy dùng máy xay sinh tố làm đủ các thứ đắp mặt, nước uống giảm cân …nhưng vỏ hoa quả, các loại dao, thớt, máy xay bầy bừa cả bếp không thèm dọn. Có lần em tức quá nên em để nguyên số bát em ấy ăn rồi vứt vào bồn không rửa. 1 ngày, 2 ngày…đến ngày thứ 4 mẹ chồng em lên chơi nhìn thấy bếp bẩn lại trách em. Em bảo là “Em H. ăn nhưng không rửa…”.
Chưa hết câu bà đã cho em một bài rằng: “Em nó còn nhỏ chưa biết thì anh chị phải bảo…Chị em cùng nhà có mấy cái bát cũng nạnh tị nhau…” rồi bà kết luận: “Thấy khó sống quá thì ra thuê trọ ở cho sướng…”.
Em vừa tủi thân vừa ức. Lúc chồng về em khóc bảo với anh: “Mẹ nói như thế là nặng lời với em. Em cũng ăn học đàng hoàng, cũng đi làm thì lúc về nhà việc chung của gia đình mỗi người một tay hỗ trợ nhau cho đỡ vất vả. Việc lớn việc nhỏ đều đến tay em em rất mệt mỏi rồi sau này em bầu bí em làm sao mà gánh vác được hết”.
Trái lại với suy nghĩ của em, chồng em chỉ nói: “Nhà này bố mẹ anh mua, đồ đạc trong nhà từ cái ti vi, tủ lạnh, điều hòa cho đến cái bát, đôi đũa…cũng do ông bà sắm em đến chỉ việc ở mà không phải đóng góp bất cứ thứ gì. Vì vậy em làm thêm tí việc cứ coi như là em không góp vật chất thì góp công cho nhà chồng việc gì mà phải tị nạnh nhau”.
Nghe anh nói vậy đã cãi lại. Em nói em cũng đi làm, cũng đóng góp như mọi người. Căn nhà này đang đứng tên bố mẹ chồng và em sẵn sàng theo chồng ra thuê nhà ở riêng nếu như nhà chồng quá nặng nề chuyện tài sản nhưng em yêu cầu đã sống chung thì phải san sẻ mọi việc.
Hai vợ chồng em lời qua tiếng lại cả đêm. Sáng hôm sau em chuẩn bị đi làm thì gặp ngay em chồng ở phòng khách. Cô nàng mặt mày sưng sỉa, sẵng giọng bảo: “Mày ở nhà này phải làm nhiều việc quá à? Thấy mệt thì dọn đi nơi khác mà sống? 3-5 triệu thuê con osin nhà này không phải là không thuê được nhé”.
Nghe câu đấy, em choáng váng quá. Chẳng lẽ vừa cưới nửa năm em đã xách đồ ra đi?
Theo Vietnamnet
Thị trường bất động sản 'lệch pha'
Thị trường bất động sản (BĐS) đang nở nồi, phình to hết cỡ trong quá trình phát triển cua no, vơi nhiêu điều phi lý tồn tại, số lượng dự án mở bán tăng ô ạt, đồng thời con số "bán chạy" cũng công bố ở hầu hết dự án. Sự phát triển "lệch pha" đang ngự trị trên thị trường BĐS.
Co thê khăng đinh răng, thành quả để cho thị trường BĐS ấm lại chính là sự xuất hiện của gói 30.000 tỷ đồng, dành cho sản phẩm nhà ở là căn hộ hay nhà phố có tổng thanh toán 1,05 tỷ đồng, đối tượng được xac định là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Chính sách này đã phá băng thi trương đia ôc tư năm 2013, nhưng đên nay gói 30.000 tỷ đồng hầu như không còn nói tới, mà nhường lại cho sự trinh diễn của căn hộ hạng sang, cao cấp. Cụ thể, một vùng rộng sôi động của khu Nam và khu Đông gồm cac quận 9, 7, Thủ Đức va huyên Nhà Bè mở bán rầm rộ nhưng không có dự án nào lọt vào gói 30.000 tỷ đồng, tức là có giá xoay quanh mốc 1 tỷ đồng/căn.
Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường CBRE, tại TPHCM chỉ tính riêng quý 3 có trên 10.000 căn hộ được chào bán, trong đó bán được 3.553 căn, tỷ lệ hấp thụ 35,1%. Dự kiến tổng số lượng mở bán năm nay gần 50.000 căn. Điều đáng nói là giá bán tăng dần, tức là đang "lên mây", giống như thời điểm sốt nhà đất năm 2007: quý 4-2014 giá bán trung bình khoảng 1.400 USD/m nhưng đến quý 3 năm nay, giá bán của những dự án mới mở đã tăng lên 2.200 USD/m! Dễ dàng nhận thấy, nêu như các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trước đây hướng đến phân khúc bình dân thì nay đã chuyển hướng sang phân khúc cao cấp.
Trươc diên biên nêu trên, câu hoi đăt ra la: Thu nhập của đại bộ phận người dân các thành phố lớn đủ sức có thể mua những căn hộ từ 2 - 3 tỷ đồng? Mới đây, Sở Xây dựng TPHCM đã tổ chức một hội thảo về thị trường BĐS. Tại đây, Ban nghiên cứu đề án phát triển thị trường BĐS TPHCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, đã công bố thông tin "chấn động": Tính toán tại một hộ gia đình binh thương của TPHCM, có thu nhập hàng tháng 650 USD, sau khi trừ hết chi tiêu, trung bình mỗi năm tiết kiệm được 3.000 USD.
Trong khi đó, giá căn hộ bình dân giá khoảng 700 USD/m, diện tích 70m, tổng thanh toán 49.000 USD. Như vây, để co thê thanh toán được môt căn hộ bình dân, ngươi ta phải tiết kiệm liên tục 17 năm. Ro rang, thị trường phát triển hiện nay không dành cho đại bộ phận người dân TP hoặc những người thiếu nhà.
Trong khi đó, xuất phát từ thực tế, thị trường nhà ở dành cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, mà tiêu biểu nhất là nhà ở xã hội, Ban nghiên cứu đề án phát triển thị trường BĐS TPHCM đa nhin nhận là "thất bại", "chưa đạt được kết quả mong muốn với số lượng nhỏ dự án được tiến hành và hoàn thành". Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hụt nguồn vốn đầu tư, thiếu quỹ đất, không có chính sách hấp dẫn thu hút nhà đầu tư, thực thi luật pháp thiếu nghiêm minh... Điều này thể hiện rất rõ qua cách thức xét duyệt khắt khe, tuyển chọn khá nhiều tiêu chí để đưa nhà ở xã hội đến tay người ở.
Thị trường BĐS đang đi theo hướng "rất lạ", không phải dành cho đại bộ phận người thiếu nhà ở, người rất cần nhà ở thì không đủ tiền mua, mà chính sách hỗ trợ của nhà nước lại "thất bại". Đây là một sự phát triển "lệch pha", một nguy cơ "vỡ trận" như hậu cơn sốt đia ôc năm 2007, dẫn đến hâu qua khôn lương. Giải pháp cần kíp là phải có sự rà soát toàn bộ thị trường BĐS, số lượng dự án, giá bán, khách mua, bơm vốn của các tổ chức tín dụng... Tất cả thông số trên phải được thống kê một cách chính xác, qua đó cơ quan nhà nước sẽ biết rõ thị trường đang đi theo hướng nào, cuối cùng sẽ uốn nắn theo hướng phải phục vụ nhu cầu nhà ở thật của đại bộ phận người dân va sự "ra tay" này là hết sức câp thiết.
Theo Sài Gòn đầu tư