Chè khoai sáp nấu đậu xanh ngọt thơm bổ dưỡng cho bé
Thêm một cách nấu chè ngon thật ngon cho cả nhà nữa nè. Chè khoai sáp đậu xanh thơm bùi,ngon hấp dẫn ai ăn cũng khen
Nguyên liệu
- 100g đậu xanh
- 500g củ khoai sáp trắng
- 300g đường phèn, 50 g đường cát (có thể gia giảm theo khẩu vị của gia đình)
- 400ml nước dừa tươi
-1 ít nước cốt dừa (bạn có thể mua lon đóng sẵn hoặc mua dừa tươi về tự làm)
- Lá dứa
Cách nấu như sau:
Bước 1.
Đậu xanh ngâm với nước ấm trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 2.
Video đang HOT
Khoai sáp rửa qua, gọt vỏ. Rửa lại một lần với nước cho sạch rồi thái lát dày khoảng 0.7 cm. Sau đó, bạn ngâm khoai lang vào âu nước có pha chút muối để cho khoai có màu trắng đẹp và không bị thâm nhé.
Bước 3. Bạn đổ khoai vào chảo chống dính, sau đó cho đường cát vào trộn cùng. Trộn đều tay rồi để một lúc cho đường tan hết, ngấm vào khoai. Sau đó bạn đặt chảo khoai lên bếp, sên khoai lửa nhỏ cho đến khi đường chảy ra, quyện vào từng miếng khoai lang là được.
Bước 4. Đậu xanh sau khi đã ráo nước, bạn cho vào nồi, đổ nước lọc vào, cao hơn mặt đậu khoảng một đốt ngón tay rồi đun to lửa. Đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để liu riu. Đun đến khi đậu nhừ.
Bước 5.
Đun đậu xanh đến khi nhừ nhuyễn thì bạn thêm nước dừa vào cho sánh. Sau đó đổ phần khoai đã sên vào rồi tiếp tục khuấy đều.
Bước 6.
Cuối cùng bạn đổ thêm nước cốt dừa vào nồi chè khoai sáp đậu xanh, khuấy đều rồi cho lá dứa vào, chè sôi trở lại rồi tắt bếp là xong.
Thành phẩm:
Chè khoai đậu xanh dẻo, bùi, ngọt thơm, ăn rất ghiền.
Sự kết hợp với nước dừa tươi, cốt dừa và rim khoai với đường trước khi nấu làm cho món chè thêm đặc sắc và hấp dẫn.
Bổ sung ngay món chè này vào danh sách món ngọt hấp dẫn của cả nhà ngay nhé
Thuý Nguyễn
Theo emdep
Cùng là món bánh có liên hệ mật thiết với ngày Tết Việt, vì sao bánh giầy không còn đồng hành cùng bánh chưng trên mâm cỗ ngày nay?
Theo như truyền thuyết, bánh chưng hình vuông, bánh dày hình tròn lần lượt tượng trưng cho Đất và Trời, Âm và Dương. Hai loại bánh này khi xuất hiện cùng nhau có ý nghĩa vạn vật hoà hợp ấm no. Tuy nhiên mâm cỗ ngày nay lại chỉ còn mỗi bánh chưng là vì sao thế nhỉ?
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, vì muốn thoái vị nhường ngôi cho con nhưng không biết chọn ai, nhà vua đã đưa ra một yêu cầu nhân dịp đầu xuân, rằng là ai tìm được thức ngon lành có ý nghĩa nhất để bày cỗ dâng cúng tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho người đấy. Trước yêu cầu này, đa số các hoàng tử đều cố gắng tìm của ngon vật lạ khắp nơi, chỉ trừ người con trai thứ mười tám tên Lang Liêu dâng lên hai chiếc bánh giản dị làm từ gạo nếp. Trong đó có một chiếc hình vuông, một chiếc hình tròn, tất cả lấy lá bọc ngoài, đặt nhân đậu xanh mềm bên trong, chính là bánh chưng và bánh giầy.
Sự tích bánh chưng bánh giầy mà đứa trẻ Việt Nam nào cũng thuộc lòng.
Lang Liêu giải thích với vua cha rằng dân ta lấy lúa gạo làm nguồn sống chính, lấy gạo nếp làm nguyên liệu làm bánh thể hiện được tinh thần dân tộc. Phần nhân bên trong tượng trưng cho tấm lòng cha mẹ ấp ủ, thai nghén con cái thành hình người để bày tỏ ơn sinh thành với tổ tiên. Ngoài ra, bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Đất và Trời, thể hiện được sự hoà hợp âm dương và triết lý Vuông Tròn trong đời sống tâm linh của người Việt.
Vua Hùng sau khi nghe được thì cảm động, bèn truyền ngôi cho người con trai có gia cảnh đơn sơ mà hiểu thấu lễ nghĩa này. Kể từ đó, bánh chưng bánh giầy được mặc định là món nhất định phải có trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày Tết, hay ít ra, truyền thuyết cho là như vậy.
Từ rất lâu về trước, bánh chưng vuông phải đi với bánh giầy tròn mới đủ ý nghĩa Đất Trời giao thoa của người Việt.
Tuy nhiên, có một sự thật là ngày Tết bây giờ thường chỉ thấy sự xuất hiện của bánh chưng chứ hiếm nơi nào làm cả bánh giầy.
Bánh chưng được xem như một biểu tượng của Tết, nhất là đối với miền Bắc. Dù là nhà có điều kiện "mâm cao cỗ đầy" hay nhà đơn sơ khiêm tốn thì trên mâm cỗ cúng tổ tiên nhất định phải có chiếc bánh chưng. Song dễ thấy, chiếc bánh giầy trong truyền thuyết đã không còn xuất hiện nữa. Hiện tại nhắc đến Tết, người ta chỉ nhớ đến bánh chưng chứ chẳng ai nhắc đến bánh giầy. Vậy nên, câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao nhỉ? Bởi vì xét về mặt ý nghĩa, bánh chưng và bánh giầy đều cùng làm từ gạo nếp, cùng đại diện cho tinh hoa văn hoá lúa nước Việt Nam, hơn nữa một đại diện cho Đất, một đại diện cho Trời, một Âm một Dương, theo quan niệm người Việt thì hai yếu tố phải đi với nhau mới đủ đầy, hoà hợp.
Trong thực tế, cũng không phải bánh giầy quá khó làm hay bị thất truyền, vì người dân cả nước ăn bánh giầy vào ngày thường cũng không ít. Ở nhiều thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội vẫn có những nơi ăn bánh giầy nhỏ cùng với các loại chả, giò như một món ăn sáng hoặc ăn nhẹ. Bánh giầy nếp giã nhuyễn đượm vị ngọt tự nhiên không cần thêm đường, đưa lên mũi thì thơm nức mùi nếp, khi nhai thì dẻo dai khiến người ta yêu thích.
Bánh giầy đến hiện tại vẫn được đông đảo người Việt yêu thích, chỉ là nó đã không còn xuất hiện trong ngày Tết như truyền thuyết.
Nguyên do chính khiến bánh giầy không còn được xuất hiện trong ngày Tết là hết sức đơn giản. Cái này phải kể đến những món ăn khác trên mâm cỗ người Việt, các món bao gồm bánh chưng, giò, chả, dưa dành... (hay ở miền Nam là thịt kho, bánh tét, củ kiệu...). Những món này có điểm chung là để được rất lâu, bởi vì Tết là thời điểm duy nhất trong năm mà mọi người bỏ công việc sang một bên mà trở về nhà thờ cúng ông bà tổ tiên, quây quần bên gia đình. Chính vì vậy mà hiếm ai họp chợ, hiếm khi mua được thức ăn tươi. Vậy nên hầu hết những món ăn trong Tết đều nên để được lâu. Đến đây thì quay lại nguyên do chiếc bánh giầy không còn xuất hiện trên mâm cỗ Tết. Bánh giầy là bánh nếp giã nhuyễn, đồng thời cũng vì phương thức chế biến mà không giữ được lâu. Chỉ cần một ngày là bánh hỏng, ôi thiu. Trong khi đó, nếu mỗi ngày, mỗi gia đình lại bày biện đồ đạc ra để làm một mẻ bánh giầy thì hết sức cầu kỳ, mất thời gian.
Mặt khác, bánh giầy vẫn là một món ăn nhất định phải xuất hiện trên mâm cỗ của các dân tộc vùng cao.
Mặt khác, bánh giầy vẫn xuất hiện trên mâm cỗ của các dân tộc vùng cao như người Mông, người Dao... và có "vị thế" chẳng thua gì bánh chưng. Đây là vì cách chế biến của đồng bào vùng cao khác. Bánh giầy của người Mông và Dao được nặn to như bánh đa, trữ trên gác bếp và có thể "phơi" khô cả năm. Bánh giầy ở đây được xem như một món ăn quý. Mỗi khi dùng, bánh được xắt miếng nhỏ rồi nướng phồng hoặc rán như bánh tổ Hội An.
Theo Trí Thức Trẻ
Chỉ là bánh tét thôi nhưng miền Tây có không biết bao nhiêu phiên bản đủ màu sắc nhìn hoa cả mắt Chỉ từ một chiếc bánh Tét mà người miền Tây cũng biến ra nhiều phiên bản xanh xanh đỏ đỏ khác nhau khiến người ta phải trầm trồ Dạo gần đây đã thấy có vài nhà trong Sài Gòn bắt đầu nhóm bếp than, chuẩn bị nồi to để nấu bánh tét, bánh chưng, thế là mới "à" ra, chợt nhớ rằng Tết...