Chè Huế: đưa thức quà cung đình về ngay căn bếp của bạn
Huế được biết là địa điểm có nhiều món ăn ngon, nổi tiếng như: bún bò, cơm hến, bánh xèo…trong đó chè Huế là một món ăn ngon, là bản sắc của vùng đất này. Chè Huế có rất nhiều loại, mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng.
Chính vì thế, đây là món ăn xưa kia được Vua chúa yêu thích, hay sử dụng trong các buổi tiệc cũng như cuộc sống thường ngày. Chẳng cần đi đâu xa, hôm nay, hãy cùng Wanderlust Tips đưa thức quà cung đình này về ngay căn bếp của bạn nhé!
Trong 36 loại chè cung đình Huế , hôm nay chúng ta sẽ cùng làm món chè thập cẩm .
1. Nguyên liệu:
100g đậu đỏ
200g đậu xanh
100g đậu đen
100g đậu phộng
100g bột nếp
150g bột năng
1 trái dừa rám
5 chiếc lá dứa
Đường kính
200ml sữa tươi
Sữa đặc.
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm Huế cũng không quá khác so với các món chè thập cẩm khác. Tùy theo mỗi vùng miền mà cách nấu chè thập cẩm sẽ có sự thay đổi để phù hợp với khẩu vị của vùng miền đó.
2. Cách nấu:
Bước 1: Đậu đỏ ngâm qua đêm để đậu nở ra rồi cho vào nồi, thêm nước vào, nấu chín mềm. Khi nấu đậu đỏ, bạn nên để lửa nhỏ và cho thêm 2-3 thìa đường để đậu ngọt và ngon hơn.
Bước 2: Đậu xanh rửa sạch, bỏ đi những hạt lép, cho vào nồi thêm nước xâm xấp mặt đậu rồi hấp chín. Sau khi đậu xanh chín mềm, lấy đậu ra và tán nhuyễn, chia đậu thành 2 phần, 1 phần vo tròn thành từng viên nhỏ, một phần đem nấu cùng sữa tươi.
Video đang HOT
Bước 3: Đậu đen ngâm nước khoảng 20 phút, sau đó cho vào nồi ninh nhừ, thêm chút đường cho độ ngọt vừa ăn.
Bước 4: Rang chín đậu phộng, ủ trong giấy báo từ 15-20 phút, sau đó chà vỏ, giã nhỏ.
Bước 5: Dừa nám lấy cùi, chia thành 2 phần, một phần bào nhỏ, một phần cắt hạt lựu.
Bạn trộn số dừa cắt hạt lựu với 150 gam bột năng để tạo thành lớp áo bột. Bắc 1 nồi nước lên bếp và đun sôi, cho cho phần hạt lựu dừa này vào luộc chín. Đến khi những hạt lựu nổi lên, bạn vớt ra tô nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau thành chùm.
Bước 6: Với bột nếp, bạn cho bột ra tô và thêm nước từ từ vào nhào đến khi thu được khối bột mịn, sờ không dính tay.
Viên bột thành những viên nhỏ. Sau đó, bạn cũng cho bột vào nồi và luộc chín. Tương tự như dừa hạt lựu, sau khi đun chín bột, hãy cho ra ngâm nước lạnh để những viên bột không bị dính vào nhau nhé.
Bước 7: Bước cuối cùng là chế biến nước chè.
Lá dứa rửa sạch, cho lá dứa vào nồi đun sôi với 1 chén nước để lấy nước thơm. Sau đó, bạn cho 100 gam đường còn lại nước dừa 3 muỗng sữa đặc 200 ml nước cốt dừa nước lá nếp. Vừa đun vừa khuấy cho đến khi đường tan và các nguyên liệu quyện vào nhau, sôi thì tắt bếp.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành món chè thập cẩm cung đình Huế rồi. Giờ chỉ cần múc từng loại vào tô/ly, chan phần nước chè và rắc lên trên một ít lạc rang giã dập, dừa nạo cùng 1 chút đá bào là đã có thể thưởng thức một món chè Huế thơm ngon ngay tại không gian gia đình.
Vì là chè thập cẩm, với nhiều nguyên liệu khác nhau nên sẽ mất thời gian và công sức hơn những món chè khác. Nhưng khi được tự tay làm ra những món ăn yêu thích cho bản thân cũng như gia đình, được cùng nhau thưởng thức thành quả thì thật tuyệt vời phải không? Chúc các bạn thực hiện thành công với cách nấu chè Huế và hãy cùng chia sẻ với Wanderlust Tips nhé!
Cách làm món chè thập cẩm thơm ngon
Chè thập cẩm là một món chè truyền thống và luôn luôn được ưa chuộng. Nhất là trong thời tiết như mùa hè thì các món như chè hay kem càng được mọi người ăn nhiều hơn.
Hôm nay, cũng dựa trên công thức làm món chè thập cẩm mình sẽ hướng dẫn các bạn làm món ăn này với những nguyên liệu khác một chút nhưng đảm bảo là tuyệt hảo thơm ngon. Nguyên liệu làm món chè thập cẩm thì vô cùng dễ kiếm và rẻ tiền nữa, nên bạn hãy bắt tay vào làm ngay đi thôi.
Nguyên liệu làm món chè thập cẩm cho 3-4 người ăn.
- củ khoai môn
- 2 củ khoai lang vàng
- 200g đậu đỏ
- 1 bát ăn cơm hạt bột báng
- 3 thìa bột sắn dây hoặc bột đao.
- 1 lon nước cốt dừa
- Đường cát trắng ( số lượng tùy thuộc vào sở thích của bạn)
Cách làm món chè thập cẩm cho 3-4 người ăn.
Bước 1: sơ chế nguyên liệu món chè thập cẩm.
- Đậu đỏ các bạn ngâm khoảng 6-8 tiếng. Các bạn nên ngâm đậu trước khi nấu để tiết kiệm thời gian hơn.
- Bột báng các bạn ngâm vào nước khoảng 30 phút trước khi chúng ta nấu chè.
- Khoai môn các bạn gọt vỏ rửa sạch và cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Khoai lang cũng tương tự như vậy, cắt miếng nhỏ vừa ăn, sau đó bạn ngâm vào nước một lúc cho hết nhựa để không bị thâm đen nhé.
Bước 2: các bước thực hiện món chè thập cẩm.
- Đầu tiên bạn cho đậu đỏ vào nồi ninh nhừ, cho thêm một chút đường. Bạn chú ý cho nước vừa phải thôi nhé.
- Sau khi đậu đã chín, bạn hòa loãng bột sắn dây hoặc bột đao rồi cho vào nồi đậu khuấy đều.
- Khi nồi đậu sôi lại và bột trong thì bạn tắt bếp, và múc chè đậu đỏ ra bát để nguội.
- Tiếp theo bạn cho bột báng vào nồi luộc chín. Bạn nhớ khuấy đều tay để bột không dính vào nhau.
- Sau khi bột đã trong mà chỉ còn một chút nhân trắng ở trong thì bạn tắt bếp và cho bột vào ngâm trong nước lạnh.
- Ngâm khoảng 5-10 phút thì bạn vớt bột ra cho ráo nước nhé.
- Tiếp theo, bạn cho khoai môn vào nồi nước nấu chín, lúc này thì bạn cho nhiều nước nhé bởi chúng ta phải ninh lâu và sử dụng nhiều nữa.
- Khi nồi khoai môn sôi, bạn cho khoai lang vào ninh tiếp. Đun nồi khoai sôi một lúc thì bạn vớt thử một miếng khoai lên và kiểm tra xem khoai đã chín nhừ chưa.
- Bạn cho nước cốt dừa và đường vào đun cùng với khoai, bạn dùng đũa khuấy tan đường theo hình tròn vòng quanh nồi nhé, như vậy khoai sẽ không nát. Đồng thời, bạn hãy nếm thử xem độ ngọt đã vừa miệng chưa nhé.
- Khi nồi khoai sôi trở lại thì bạn tắt bếp.
- Để nồi chè khoai nguội bớt thì bạn múc chè vào bát chè đậu đỏ chúng ta đã múc trước đấy, cho thêm bột báng vào nữa là chúng ta có thể thưởng thức rồi.
- Khi ăn bạn trộn đều hỗn hợp chè lên, thêm một ít đá bào vào thì ngon tuyệt cú mèo luôn.
Thưởng thức chè bà ba nổi tiếng miền Nam Vùng Nam Bộ có hàng trăm loại chè khác, trong đó, chè bà ba là món chè thập cẩm đặc trưng của vùng Nam Bộ. Tương truyền về món chè này là món chè ngon độc đáo, như người con gái mặc chiếc áo bà ba mộc mạc mà hấp dẫn. 1. Nguyên liệu - 1 củ khoai mì nhỏ - 2 củ...