“Chế” giấy tờ giả, bán xe thế chấp
Thành lập doanh nghiệp cho thuê ô tô tự lái, nhưng đó chỉ là cái cớ để giám đốc công ty thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo. Và sự ma mãnh ấy của đối tượng đã khiến nhiều cá nhân, tổ chức phải dắt nhau tới tòa hòng lấy lại tài sản.
Phạm Xuân Đắc (bên trái) cùng đồng phạm tại tòa
Sau 1 ngày xét xử, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Xuân Đắc (SN 1976, trú ở phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, Thanh Xuân) 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và 2 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành chung là 29 năm tù giam. Dính líu đến tội phạm của Đắc, Đặng Minh Hiếu (SN 1977, ở phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Hà Đông) cũng bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 3, Điều 139-BLHS. Tuy nhiên, bị cáo này chỉ phải nhận mức án 36 tháng tù, nhưng được hưởng án treo.
Diễn biến tại phiên tòa ngày 31-3 cho thấy, tháng 4-2011, Phạm Xuân Đắc thành lập và đứng ra làm Giám đốc Công ty CP Thương mại xây dựng và Du lịch Trường An (gọi tắt là Công ty Trường An) với ngành nghề kinh doanh chính là cho thuê xe ô tô tự lái. Thế nhưng, Đắc đã lợi dụng pháp nhân của mình để vay tiền ngân hàng mua ô tô hoặc mượn, thuê phương tiện của nhiều cá nhân, sau đó bán đứt cho người khác. Một trong những vụ lừa đảo ấy là ngày 24-2-2011, đối tượng cùng vợ ký hợp đồng vay 800 triệu đồng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIBank) để mua 2 ô tô Chevrolet Cruze. Sau khi mua và đăng ký phương tiện, theo yêu cầu của ngân hàng, Đắc buộc phải giao lại giấy tờ xe cho VIBank làm tài sản thế chấp. Nhưng ngay sau đó, đối tượng hoang báo bị mất giấy tờ xe và đề nghị cơ quan chức năng cấp lại. Có được “bảo bối” trong tay, Đắc nhanh chóng bán cả 2 chiếc ô tô thế chấp cho những người có nhu cầu. Điều rắc rối là 1 trong 2 chiếc xe sau đó đã được mua đi bán lại đến người thứ năm và cũng đã được sang tên cho chủ sở hữu mới.
Ma mãnh và còn lắt léo hơn vụ lừa đảo trên, ngày 5-5-2011, vợ chồng Đắc tiếp tục ký hợp đồng vay của Ngân hàng S. hơn 870 triệu đồng để thanh toán tiền mua 2 chiếc ô tô hiệu GM Chevrolet Cruze 1.6LT. Theo thỏa thuận, Giám đốc Công ty Trường An phải đưa giấy tờ xe vào ngân hàng thế chấp và thực tế là đối tượng cũng đã thực hiện việc đó. Khi biết ngân hàng có văn bản đề nghị cơ quan quản lý phương tiện phong tỏa đăng ký ô tô, Đắc lập tức “chế” giấy tờ xe giả, rồi lần lượt “hô biến” cả 2 chiếc ô tô hiệu GM Chevrolet Cruze 1.6LT. Trong đó, một chiếc được đối tượng giao cho Đặng Minh Hiếu quản lý vì khoản vay 400 triệu đồng.
Video đang HOT
Vụ án tiếp tục lằng nhằng vì tiền Đắc vay Hiếu thực chất là tiền của chị Nguyễn Thị Thanh Hương, trú ở Cầu Giấy. Do đó, chiếc xe ô tô Hiếu quản lý nhanh chóng được chuyển sang cho chị Hương sử dụng. Sau này khi vụ việc vỡ lở, chị Hương đành ngậm ngùi trả lại. Về phần Hiếu, mặc dù biết rõ chiếc GM Chevrolet Cruze 1.6LT nhận cầm cố của Đắc đã được thế chấp tại ngân hàng và giấy tờ kèm theo là giả mạo, nhưng đối tượng vẫn bán nó cho một người ở Thái Bình với giá 360 triệu đồng.
Ngoài những vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng nêu trên, các cơ quan tố tụng đã làm rõ trong khoảng thời gian từ đầu năm 2011 đến 2012, Đắc còn gây ra 6 vụ lừa đảo và lạm dụng chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân, tổ chức khác với thủ đoạn thuê, mượn xe ô tô tự lái, sau đó “chế” đăng ký giả và bán đứt phương tiện của họ. Tổng cộng, Giám đốc Công ty Trường An đã chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng. Quá trình Đắc thực hiện tội phạm, vợ đối tượng cũng tích cực hùa theo chồng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa bắt được can phạm này nên các cơ quan bảo vệ pháp luật quyết định tách, rút hồ sơ để xử lý sau.
Theo ANTD
Lỗi phổ biến khi xử tranh chấp thừa kế
Nhiều tòa quên không đề cập đến công sức duy trì, bảo quản di sản... dẫn đến việc kháng cáo, kháng nghị kéo dài, bản án bị cấp giám đốc thẩm hủy.
Ông Phạm Văn Trung (Việt kiều Australia) khởi kiện ông Phạm Văn Phụng (ngụ phường Phước Tiến, Nha Trang) ra TAND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu chia di sản thừa kế là căn nhà 85 Huỳnh Thúc Kháng. Căn nhà do vợ chồng ông Phụng quản lý, sử dụng từ năm 1979.
Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa đã chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Trung, xác định căn nhà (TP Nha Trang) là di sản thừa kế của cha các đương sự để lại. Từ đó, tòa phân chia di sản cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau khi ông Phụng kháng cáo, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Hai bản án này bị kháng nghị giám đốc thẩm vì cả hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đều quên áp dụng Điều 683 Bộ luật dân sự về thứ tự ưu tiên thanh toán khi không xem xét đến công sức của ông Phụng trong việc trông coi, duy trì quản lý di sản thừa kế từ năm 1979 đến năm 2003.
Tháng 3/2011, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã họp phiên giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử lại.
Sau đó, giải quyết lại vụ kiện, TAND tỉnh Khánh Hòa đã khắc phục những sai sót mà quyết định giám đốc thẩm chỉ ra. Sau khi người cha mất năm 1979, vợ chồng ông Phụng tiếp tục quản lý nhà đất đang tranh chấp, cúng giỗ cha mẹ, giữ gìn, bảo quản khối di sản. Trước khi chia di sản thừa kế, tòa đã trích 10% giá trị di sản để bù đắp công sức cho vợ chồng ông Phụng. Bản án này sau đó đã có hiệu lực pháp luật vì không có kháng nghị, kháng cáo.
Nhờ giám đốc thẩm nên không trắng tay
Bà Nguyễn Thị Lưới (Việt kiều Mỹ) khởi kiện bà Lê Thị Xanh ra TAND TP Nha Trang để đòi tài sản thừa kế là căn nhà nằm trên diện tích hơn 7.000 m2 đất tại xã Vĩnh Thạnh. Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lưới, buộc bà Xanh phải giao trả toàn bộ nhà đất cho bà Lưới.
Bà Xanh kháng cáo. Xử phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Theo yêu cầu của bà Lưới, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, chánh án TAND Tối cao đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Theo quyết định này, vợ chồng bà Lưới định cư ở nước ngoài từ tháng 3/1991. Trong khi đó, bà Xanh trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ nhà đất tranh chấp, có công sức tôn tạo, bảo quản, duy trì, xây sửa lại nhà đất, có công chăm sóc phụng dưỡng người để lại di sản khi còn sống, lo mai táng khi người để lại di sản mất. Ngoài nhà đất đang tranh chấp này, mẹ con bà Xanh không còn chỗ ở nào khác. Thế nhưng hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đã không xem xét trích cho mẹ con bà Xanh một phần tương xứng với công sức của họ bỏ ra, đồng thời không xem xét đến nhu cầu về nhà đất của mẹ con bà là không đúng...
Họp phiên giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa giải quyết lại từ đầu. Đến tháng 3, vụ kiện kéo dài này cuối cùng cũng đã kết thúc bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự. Theo đó, bà Lưới đã đồng ý trích một phần diện tích đất tương xứng cho bà Xanh như phân tích của quyết định giám đốc thẩm.
Tương tự là vụ tranh chấp di sản gồm nhà đất số 118/19B và 118/24 Trần Quý Cáp (TP Nha Trang) giữa bà Nguyễn Thị Hoa với ông Phan Văn Hường. Tháng 6, xử sơ thẩm, TAND TP Nha Trang đã quên xem xét giải quyết công sức bảo quản di sản của ông Hường. Ông Hường kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm hồi đầu tháng 9 của TAND tỉnh Khánh Hòa, đại diện VKS và luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Hường đã đề nghị tòa hủy án sơ thẩm vì có nhiều vi phạm, trong đó có việc không xem xét công sức của bị đơn.
Theo tòa phúc thẩm, án sơ thẩm có thiếu sót về việc chưa thanh toán chi phí bảo quản di sản thừa kế trước khi chia di sản... như ý kiến của đại diện VKS và luật sư. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm nhận định không nhất thiết phải hủy án vì thiếu sót này tòa có thể khắc phục. Từ đó, tòa phúc thẩm sửa án sơ thẩm, áp dụng Điều 683 Bộ luật Dân sự, trích ra 10% giá trị tài sản thừa kế cho ông Hường.
Theo điều 683, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: - Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; - Tiền cấp dưỡng còn thiếu; - Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; - Tiền công lao động; ... - Chi phí cho việc bảo quản di sản; - Các chi phí khác.
Theo Pháp luật TP HCM
Sinh viên mua ma túy lẻ về chơi, gặp ngay cảnh sát 141 Cả ba đối tượng này đều đang là sinh viên của những trường đại học - cao đẳng có tiếng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và mới "mắc nghiện" chưa được 1 tháng. Do không có nhiều tiền, nên các đối tượng đã rủ nhau chung tiền mua lẻ ma túy về sử dụng. Khoảng 21h20 phút tối ngày 27/7, tổ...