Chế độ miễn giảm học phí với trẻ mầm non tại vùng đặc biệt khó khăn
Trẻ em luôn được Nhà nước, nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm đặc biệt là trẻ em ở các vùng khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo.
Bạn đọc the van ngoc hỏi: Trẻ đang học lớp nhà trẻ (24-36 tháng), nếu ở tại vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo có được miễn giảm học phí không? Và có được hưởng hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ dưới 3 tuổi không?
Hình ảnh minh họa : Trẻ em như búp trên cành
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn:
Thứ nhất: Điều kiện miễn giảm học phí với trẻ dưới 3 tuổi tại vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo
Theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Mục 1 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT thì:1201. Số trường mẫu giáo, mầm non
a. Khái niệm, phương pháp tính
- Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
1205. Số trẻ em mẫu giáo
Trẻ em mẫu giáo bao gồm trẻ em đi học ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp và ở các trường phổ thông.
Nghị Định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 Điều 7. Đối tượng được miễn học phí
1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
Video đang HOT
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Căn cứ theo quy định trên trẻ em học mẫu giáo có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí. Nếu cha mẹ trẻ thuộc hộ nghèo theo quy định được miễn học phí. Hộ nghèo theo quy định mức chuẩn nghèo của từng địa phương.
Thứ hai: Thủ tục thực hiện miễn giảm học phí
Bạn làm mẫu đơn và Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp theo quy định tại Thông tư 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục.
Theo vietnamnet
'Đóng tiền ít, phụ huynh khác sẽ phải bù để nuôi con chị"
Nữ hiệu trưởng mầm non ở Hà Tĩnh cho rằng các khoản tự nguyện trong khuôn khổ cho phép.
Không cho tự nguyện hỗ trợ ít
Phụ huynh Trường mầm non Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bức xúc vì vào năm học, nhà trường yêu cầu đóng tiền hỗ trợ tự nguyện trái quy định. Theo đó, mỗi trẻ mầm non phải đóng 740.000 đồng tiền viện trợ tài trợ, 250.000 đồng tiền mua sắm đồ dùng bán trú, 677.000 đồng tiền trả nhân viên nuôi dưỡng...
Trường mầm non Thạch Xuân
Tổng số tiền mỗi trẻ phải đóng là hơn 3 triệu đồng, mà chỉ được khoảng một nửa là có phiếu thu.
Phụ huynh cho biết, sau khi phụ huynh thắc mắc số tiền tài trợ 740.000 đồng là quá nhiều, nên nhà trường đồng ý giảm xuống còn 547.000 đồng/trẻ.
Thắc mắc với khoản tiền tài trợ tự nguyện nhưng lại bị trường ép đóng nên phụ huynh N.T.Y. đã lên gặp bà Trần Thị Phương Thảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Thạch Xuân để được nghe giải thích.
Chị Y. cho hay, mặc dù tự nguyện nhưng giáo viên chủ nhiệm đã in sẵn một bảng kê khai đầy đủ tiền rồi bảo phụ huynh ký vào đồng ý tài trợ.
"Khoản tiền này là tự nguyện nhưng không hiểu sao nhà trường lại ép phụ huynh đóng chừng ấy, cào bằng. Gia đình khó khăn hơn muốn hỗ trợ ít hơn nhưng nhà trường cũng không đồng ý. Vậy thì tự nguyện như thế nào?", chị Y. nói.
"Không đóng tiền thì con em ngồi đâu để ăn, học?"
"Nếu tự nguyện mà em đóng 100.000 đến 200.000 đồng thì liệu có được không cô?", chị Y. hỏi nữ hiệu trưởng.
Bà Trần Thị Phương Thảo giải thích, "tự nguyện, nhưng tự nguyện trong khuôn khổ cho phép. Muốn đóng tiền ít hơn thì phụ huynh phải chứng minh được rằng con mình đi học không có điều kiện.
Bà Phan Thị Phương Thảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Thạch Xuân
"Con chị đi học, trong khi con chị không đóng tiền mà con người khác đóng 1 triệu đồng để gánh cho con chị thì chị thấy có bình thường không?", bà Thảo nói với phụ huynh.
Bà Thảo cũng cho hay, việc phụ huynh đóng ít tiền sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
"300 cháu "gánh" mình con em cũng được. Nhưng thực sự theo tôi nghĩ để đầu tư một nhân cách cho con mình phát triển một cách toàn diện thì từ xa xưa đến giờ chẳng có chuyện đi học mà không phải đóng tiền để trang trải các khoản phục vụ nhu cầu học tập.
Các bạn xem ti vi thì con của chị cũng ngồi xem ké. Để nuôi dưỡng một tâm hồn con em mình rất ngây thơ rất trong sáng mà người lớn dùng cảm xúc để áp đặt với con em mình thì tôi nghĩ không đáng một tí nào", bà Thảo nói.
Chị thử đặt dấu chấm hỏi, con mình không đóng tiền thì con mình ngồi ở đâu ăn, ngồi ở đâu để học", bà Thảo nói.
Sau khi nói những lời lẽ nhằm ép buộc phụ huynh đóng khoản tiền tự nguyện, bà Thảo nói thêm: "Đóng hay không thì tùy chị nhưng chắc chắn những phụ huynh có con học ở đây họ cũng không muốn con chị sử dụng những thứ mà con họ đóng.
Tự nguyện ai đóng bao nhiêu thì đóng, đó là bản thân chị nghĩ vậy. Chứ cả lớp đều đóng như thế mà con chị chỉ đóng 100 nghìn đến 200 nghìn thì họ sẽ nhìn chị, nhìn con của chị với ánh mắt như thế nào. Phụ huynh khác sẽ phải đóng bù để nuôi con chị".
Ngỡ ngàng với phát ngôn của hiệu trưởng
Bà Nguyễn Thanh Nga, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết, bà ngỡ ngàng và bất ngờ với phát ngôn của nữ hiệu trưởng Trường mầm non Thạch Hà.
Phụ huynh phản ánh khoản tiền tài trợ tự nguyện nhưng bị nhà trường ép buộc
Theo bà Nga, phòng GD-ĐT đã quán triệt với các hiệu trưởng thực hiện đúng công văn 5027 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn rõ quy trình tiếp nhận các khoản tài trợ tự nguyện, không ép buộc, không cào bằng. Những phụ huynh đóng ít hơn không phải chứng minh trẻ có điều kiện khó khăn.
"Dù bố mẹ có đóng góp hay không thì mình cũng phải giữ thể diện cho phụ huynh. Nếu không có điều kiện ủng hộ thì hiệu trưởng không được làm phụ huynh tổn thương. Việc đối xử với các trẻ phải công bằng như nhau.
Các khoản tài trợ tự nguyện đảm bảo công khai minh bạch nhưng cũng phải công khai một cách nhân văn và tế nhị để những người điều kiện khó khăn không phải áy náy", bà Nga nói.
Bà Nga cho hay, bà rất ngạc nhiên và ngỡ ngàng với phát ngôn của Hiệu trưởng mầm non Thạch Xuân với phụ huynh.
"Tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi một cán bộ quản lý mà phát ngôn với phụ huynh như thế. Tôi sẽ mời cô hiệu trưởng lên làm việc và báo cáo đầy đủ sự việc này", bà Nga nói thêm.
Thiện Lương
Theo vietnamnet
Miễn học phí có làm tăng tình trạng lạm thu? UBND TP Hải Phòng đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân để bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về miễn học phí đối với trẻ mầm non, học sinh THCS, bổ túc THCS, học sinh THPT, bổ túc THPT trên địa bàn. Đối với người dân thành phố, đây là tin vui bởi nếu Nghị quyết được áp dụng sẽ giảm...