Chế độ lấy gió trong và gió ngoài trên xe ôtô có gì khác nhau?
Sử dụng đúng cách hai chế độ gió trong và gió ngoài mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người lái xe và người ngồi trên xe ôtô.
Lấy gió ngoài cung cấp oxi tươi cho khoang xe
Ở chế độ lấy gió ngoài, xe ôtô sẽ lấy gió ngoài từ bên ngoài môi trường, màn lọc của xe sẽ giữ lại bụi bẩn và thổi không khí sạch vào bên trong nội thất. Khi xe ở chế độ này là không khí bên trong nội thất luôn được lưu thông và có một lượng oxi tươi cung cấp cho người ngồi trên xe.
Chế độ lấy gió ngoài cung cấp oxi tươi cho khoang xe ôtô. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Nhưng hạn chế cũng chính là khi mà không khí bên ngoài ô nhiễm, bốc mùi và độ ẩm cao. Khi đó, việc lấy không khí bên ngoài sẽ làm người ngồi bên trong ngửi thấy mùi hôi.
Cơ cấu hoạt động chế độ lấy gió ngoài là hút không khí từ bên ngoài môi trường, sau đó luồng không khí này được đi qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của điều hòa để thay đổi nhiệt độ cho phù hợp với mức mà người dùng đã chọn.
Lấy gió trong giúp làm mát nhanh, tiết kiệm nhiên liệu
Video đang HOT
Ngược lại với chế độ lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong cabin – đó chính là việc tái sử dụng luồng không khí bên trong cabin của xe để lọc và thổi qua các cửa gió và làm mát cho hành khách.
Khi ở chế độ này, hành khách bên trong sẽ tránh được các mùi khó chịu và ô nhiễm bị hút vào trong khoang xe. Ngoài ra, chế độ này giúp làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, một điểm hạn chế ở chế độ này là lượng oxi bên trong khoang xe sẽ giảm dần nếu di chuyển liên tục trong một thời gian dài, do đó người ngồi bên trong xe sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, bí bách.
Chế độ lấy gió trong giúp làm mát nhanh, tiết kiệm nhiên liệu. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Sử dụng 2 chế độ đúng cách mang lại lợi ích về sức khoẻ
- Theo kinh nghiệm lái xe ôtô, chế độ lấy gió ngoài nên sử dụng vào mùa hè. Khi mới nổ máy, tài xế nên chọn chế độ lấy gió ngoài kết hợp việc mở kính để thanh lọc và làm mới không khí bên trong. Sau đó, đóng cửa kính và bật chế độ lấy gió trong. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí bên trong sẽ nóng hơn không khí bên ngoài, do đó, chế độ lấy gió ngoài sẽ giúp điều hoà nhiệt độ trong xe nhanh và hiệu quả hơn.
- Nếu xe di chuyển ở khu vực nội đô, nên để chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi. Khi lái xe trên hành trình dài, tài nên dùng chế độ hệ thống điều hòa chỉnh cơ, đến các khu vực có không khí trong lành, nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để luôn có đủ oxi và không khí mát.
- Với các xe hiện nay trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong, cảm biến sẽ tự điều chỉnh chuyển đổi lấy gió ngoài để luôn đảm bảo lượng oxi.
- Khi thời tiết nhiều sương mù, trời mưa, độ ẩm bên ngoài cao tài xế nên lựa chọn chế độ lấy gió trong để tránh hơi ẩm lọt vào xe dễ gây hư hỏng hệ thống điều hòa và gây mùi cho khoang nội thất.
Bỏ túi những kinh nghiệm điều khiển xe đoạn đường đèo dốc
Những chuyến đi đường dài khó mà tránh khỏi những đoạn đường đèo núi, địa hình dốc núi. Vì thế khi di chuyển trong điều kiện đó bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường đèo dốc.
Vần vô lăng đúng cách
Do đặc điểm đặc thù của những cung đường miền núi là có rất nhiều khúc cua liên tục nên bạn hầu như phải liên tục làm việc với chiếc vô lăng. Kinh nghiệm cùng khả năng ước lượng độ gấp của khúc cua để đánh lái vừa đủ là yếu tố quan trọng giúp cho chiếc xe của bạn có thể chạy ổn định và luôn nằm trên phần đường quy định của mình.
Ảnh minh họa
Đặc biệt lưu ý với những tài xế hay có thói quen xoa vô lăng bằng 1 tay, thói quen này là điều cực kì nguy hiểm điều này cực nguy hiểm khi chạy xe trên những cung đường đèo dốc. Bởi tại các khúc cua gắt luôn đòi hỏi lực giữ vô lăng lớn hơn so với khi ta chạy đường bằng.
Nếu như chẳng may tuột tay thì hậu quả có thể xảy ra thật là khó lường. Hãy nắm vô lăng ở tại các vị trí 3 và 9 theo mặt đồng hồ để đảm bảo khi 2 tay trở về vị trí cân bằng để điều khiển đảm bảo chiếc xe của bạn đang ở trạng thái đi thẳng và khi đó bạn sẽ không bị mất phương hướng.
Không thốc ga và phanh gấp
Thực tế tại những cung đường đèo dốc ngoằn nghèo, việc người dùng cố gắng tăng tốc ở những đoạn thẳng là điều vô nghĩa bởi: Khi bạn vừa mới đạt tốc độ tương đối thì đã phải phanh dúi dụi khi vào những khúc cua gấp rồi ngay sau đó lại phải đạp mạnh ga để trở lại bởi khi phanh quá mạnh và gấp khiến chiếc xe của xe bạn đã bị thất tốc và không còn đà khi đi ra khỏi khúc cua này. Và cho dù chạy giật cục như vậy nhưng chiếc xe của tay lái mới vẫn không thể nào đuổi kịp xe đi trước của tay lái già kinh nghiệm.
Với lái xe có kinh nghiệm, xe luôn chạy ở tốc độ vừa phải. Trước khi tiến vào cua hầu như không thấy phanh mà chỉ tiến hành giảm ga. Như vậy xe còn khá nhiều đà sau khi thoát cua nên chỉ cần đạp nhẹ ga là xe đã có thể trở lại tốc độ cần thiết để di chuyển cũng như xử lí những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Đi hàng trăm km mà chỉ phanh vài lần, đó chính là điều khác biệt cơ bản của kĩ năng lái xe. Ngoài việc có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu, chạy xe đúng cách còn giúp hành khách trên xe bớt mệt mỏi hơn nhiều so với cách chạy giật cục của lái mới. Đi chơi mà tới nơi hành khách mệt rũ ra như ốm thì chắc chắn giá trị chuyến đi sẽ giảm rất nhiều.
Trên đây là những kinh nghiệm lái xe đèo dốc vừa an toàn, nhàn nhã lại tiết kiệm nhiên liệu mà các tài xế có thể học hỏi cho những chuyên du lịch sắp tới.
Sử dụng điều hòa ô tô, tài mới nên biết Không đơn giản bật tắt hay tăng giảm nhiệt độ, sử dụng điều hòa trên ô tô cần có những kỹ năng nhằm đảm bảo sức khỏe người ngồi trên xe, đồng thời giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng điều hòa trên ô tô không phải tài xe nào cũng biết rõ Điều hòa được xem là trang bị tiện...