Chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ( viêm cầu thận, sỏi thận…). Các chuyên gia cho rằng, ở giai đoạn sớm, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là giải pháp làm chậm tiến trình suy thận hiệu quả.
Hoa quả chứa nhiều vitamin tốt cho bệnh nhân suy thận
Suy thận mạn là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận mất dần và vĩnh viễn theo thời gian. Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu như: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Ở giai đoạn cuối, người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong do các biến chứng.
Về chế độ dinh dưỡng, người suy thận không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu canxi, đạm như: nghêu, sò, tôm, cua… Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho thận. Các bác sĩ khuyến cáo, những người bệnh thận chỉ nên ăn từ 2-4g muối/ ngày và giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc vào mức độ suy thận.
Bên cạnh đó, uống nhiều nước sẽ là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Nếu nước tiểu ít, phải uống nhiều nước. Giai đoạn suy thận nặng, thầy thuốc sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê.
Uống đủ nước cho cơ thể
Việc điều trị suy thận được tiến hành theo 2 hướng: điều trị bảo tồn (chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp dùng thuốc) và điều trị thay thế (lọc máu ngoài thận, ghép thận). Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí cao, hạn chế về nguồn thận cung cấp, đồng thời có nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật.
Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng kết hợp chế độ dinh dưỡng với bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt là những sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Với thành phần chính là cây dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,… Ích Thận Vương giúp giảm triệu chứng suy thận mạn, bảo vệ, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và làm chậm tiến trình suy thận.
Theo PGS.BS Trần Văn Chất – Nguyên Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội, Ích Thận Vương có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ nên bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng. Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận, bên cạnh dùng Ích Thận Vương, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, uống nước hợp lý và khám sức khỏe đánh giá chức năng thận định kỳ.
Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận:
1. Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).
Video đang HOT
2. Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).
3. Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).
4. Bệnh nhân suy thận mạn nên kết hợp sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày để dự phòng và làm chậm tiến triển suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, chạy thận.
Điện thoại tư vấn: 04.3775.7066 / 08.3977.0707
Truy cập trang web: http://suythanman.vn để biết thêm thông tin.
Theo tiền phong
Sự khác nhau giữa Ebola và sốt xuất huyết đang lưu hành ở nước ta
Cùng chung các triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn và suy tạng nhưng sốt xuất huyết do vi rút Ebola khác với sốt xuất huyết do vi rút dengue ở Việt Nam.
Vi rút ebola gây sốt xuất huyết ebola
Nguyên nhân và đường lây truyền
Sốt xuất huyết Ebola do vi rút Ebola (Ebola virus disease), từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola (Ebola haemorrhagic fever), là bệnh nguy hiêm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%. Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới.
Sốt xuất huyết dengue là bệnh do vector truyền qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh. Bệnh do vi rút dengue gây nên, có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Sốt xuất huyết dengue nặng là biến chứng dễ dẫn đến tử vong, thường tiến triển từ sốt dengue. Ước tính mỗi năm trên thế giới có 50-100 triệu người mắc sốt xuất huyết dengue và có 3 tỷ người sống ở những nước có lưu hành sốt dengue.
Dịch sốt dengue có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nếu muỗi Aedes aegypti vẫn hoạt động. Song nhìn chung độ ẩm và nhiệt độ cao là những điều kiện thuận tiện cho muỗi phát triển, làm tăng khả năng truyền bệnh.
Còn vi rút Ebola đường lây truyền chủ yếu là tư đông vât sang ngươi khi tiếp xúc gần với máu, chât tiết của động vật bị nhiễm. Hiện nay, vi rut lây truyên khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Ebola lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.
Những thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola. Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng, nhân viên y tế.
Vi rút dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi bị nhiễm vi rút và sốt có thể là nguồn truyền vi rút cho những con muỗi khác. Người bị nhiễm là người mang bệnh từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trong thời gian vi rút lưu hành và nhân lên trong máu của họ.
Triệu chứng của bệnh
Sốt xuất huyết do vi rút Ebola có triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày.
Ebola gây xuất huyết ngoài, suy gan.
Sốt xuất huyết dengue có những triệu chứng giống như cúm, kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
Triệu chứng gồm: Sốt cao (40C/ 104F) thường kèm theo ít nhất là hai trong những triệu chứng đau đầu, nhức sau hốc mắt, buồn nôn, nôn, sưng hạch bạch huyết, đau mỏi cơ, xương hay khớp, phát.
Khi tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng, giai đoạn biến chứng nặng xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi bệnh khởi phát như đau bụng cấp, nôn dai dẳng, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở gấp, mệt mỏi/ bứt rứt, suy tạng nặng.
Cách phòng bệnh
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola và sốt xuất huyết do dengue.
Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong. Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Khi chăm sóc bệnh nhân mắc vi rút Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.
Cần tránh tiếp xúc với khu vực đang có dịch.
Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Còn đối với sốt xuất huyết dengue, người dân cần vệ sinh, làm nắp đậy kín các lu khạp chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng. Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ,không treo quần áo lung tung để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi.
Cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày. Làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà, dùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối). Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn (tổ, ấp, khu phố,...) chỉ thực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan y tế địa phương.
Theo Infonet
Suy thận - mối lo sức khỏe toàn cầu Thận là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể. Thận chủ mạng sống, tàng tinh khí. Thận khỏe thì da dẻ hồng hào, sức khỏe tốt, thận yếu thì da sạm và bạc màu, tuổi thọ giảm. Suy thận là suy giảm chức năng thận, một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính theo thời gian lâu...