Chế độ ăn “sơn hào hải vị” của người La Mã cổ đại
Theo các nhà khảo cổ học, tầng lớp nghèo của người La Mã cổ xưa cũng biết ăn thịt nhím biển (cầu gai) hay thậm chí là cả hươu cao cổ…
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện bằng chứng cho thấy, tầng lớp trung lưu và hạ lưu trong xã hội La Mã cổ cũng biết tận hưởng bữa ăn phong phú và hấp dẫn như giới thượng lưu.
Các bằng chứng về bữa ăn với nhiều loại thịt và hải sản theo kiểu “sơn hào hải vị” đã được tìm thấy tại Pompeii – một trong những thành bang của La Mã bị chôn vùi sau trận núi lửa phun trào vào năm 72.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khai quật để tìm kiếm bằng chứng tại thành phố đổ nát Pompeii
Từ trước tới nay, nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, có một khoảng cách rất lớn giữa tầng lớp thượng lưu và người nghèo trong xã hội La Mã. Người giàu được cho là luôn có bữa ăn với các sơn hào hải vị từ nhiều miền đất, trong khi đó, người dân chỉ cầm cự qua ngày bằng cháo loãng.
Tuy nhiên, sự thật dường như hoàn toàn không như vậy. Các nhà nghiên cứu phát hiện thịt nhím biển, thịt đùi của hươu cao cổ, cùng với ngũ cốc và trứng tại một khu vực nghèo đói trong thành phố đổ nát Pompeii.
Giáo sư Steven Ellis tập trung tìm kiếm các bằng chứng từ hệ thống cống và kênh đào
Video đang HOT
Cụ thể, các nhà khảo cổ học đã kiểm tra phần chất thải có trong hệ thống cống rãnh, cùng với 10 nhà vệ sinh và kênh đào. Tại một đường cống, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại thực phẩm rẻ, phổ biến như ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, dầu oliu, trứng gà…
Ở khu vực khác gần đó, họ còn phát hiện các loại thực phẩm phong phú được nhập khẩu từ bên ngoài nước Ý như động vật có vỏ, nhím biển và thậm chí cả thịt đùi của hươu cao cổ.
Từ xa xưa, người Lã Mã ở Pompeii đã ăn nhiều loại thịt hiếm và lạ như nhím, hươu cao cổ…
Ngoài ra, nhiều loại gia vị “nhập khẩu” từ các vùng đất xa xôi như Indonesia cũng có mặt ở đây. Điều này chứng tỏ, người La Mã cổ cũng biết thưởng thức nguồn thực phẩm dồi dào trên khắp thế giới.
Qua việc khảo cổ này, nhóm nghiên cứu muốn hiểu thêm về mối quan hệ xã hội ở tầng lớp lao động tại Pompeii cũng như thu thập dữ liệu về nguồn thức ăn đa dạng, phương cách tiêu thụ thực phẩm của người La Mã xưa.
Theo Datviet
Những robot cổ đại "gây sốt"
Mặc dù những mẫu hình robot này vẫn còn sơ khai, nhưng nó là minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ của khoa học thời cổ đại.
Con sư tử máy huyền thoại của danh họa Leonardo Da Vinci là một thách thức đối với các nhà khoa học. Da Vinci thiết kế sư tử máy vào năm 1517 dựa theo một bản phác thảo sơ bộ do ông vẽ ra, ông đã tạo ra ít nhất 3 "phiên bản", nhưng không còn giữ được tài liệu mô tả con sư tử có thể di chuyển như thế nào.
Năm 2009, nhà thiết kế thiết bị tự động Italy Renato Boaretto tạo ra sư tử máy dựa theo phác họa sơ bộ của danh họa Leonardo Da Vinci thời phục hưng. Con sư tử máy dài 1,9m, cao 1,3m và trông rất thân thiện. Nó có thể đi lại, xoay đầu, vẫy đuôi và há miệng.
Robot thực tế đầu tiên có vào năm 60 sau Công nguyên của một kỹ sư người Hy Lạp. Robot thời kỳ đầu này còn khá thô sơ, và trông nó giống như một chiếc xe ba bánh.
Chuyển động của robot này được điều khiển bằng dây quấn quanh trục và được tăng trọng ở đầu bên kia. Nói chung mẫu hình này vẫn còn khá sơ khai, nhưng nó vẫn có thể được coi như một robot vì khả năng tự chuyển động.
Có niên đại từ thế kỷ 17, nhóm robot karakuri ningyo được thiết kế để giải trí bằng cách thực hiện các nhiệm vụ nhỏ, khác xa với những robot khổng lồ chúng ta đều biết đến.
Có ba loại karakuri ningyo: robot butai karakuri được sử dụng trong các buổi biểu diễn sân khấu, zashiki karakuri sử dụng làm việc nhà, và dashi karakuri được sử dụng để biểu diễn trong lễ hội tôn giáo. Quen thuộc nhất là robot đặt tên là zashiki, một robot phục vụ trà.
Gia đình Jaquet Droz đã thiết kế nhiều robot ở Pháp trong những năm 1700. Dạng robot này ban đầu được xây dựng để quảng cáo và thúc đẩy việc bán đồng hồ. Một trong những mẫu robot Jaquet Droz điển hình là "The Musician" - một robot phụ nữ chơi đàn.
"The Draughtsman" - robot trẻ em tập vẽ.
Cuối cùng, "The Draughtsman" là một phiên bản robot phức tạp hơn - robot trẻ em viết một lá thư. Tất cả ba mẫu robot này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng d'Art et d'Histoire.
Hổ của Tipu cũng là một dạng robot cổ có nhiều bí ẩn nhất. Hiện nguồn gốc của Tiger Tipu vẫn chưa được xác định. Robot này được sáng chế cho Tipu Sultan, người cai trị của Vương quốc Mysore, Ấn Độ trong thế kỷ 18.
Cơ chế bên trong mẫu robot làm cho tay của người đàn ông di chuyển, phát ra âm thanh và tiếng gầm gừ từ hổ. Ngoài ra, nắp ở phía bên sườn của hổ mở ra để lộ ra một hình bàn phím. Tiger Tipu vẫn là cỗ máy thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học.
Theo Datviet
Phát hiện tê giác cổ đại ở Thái Lan Theo các nhà địa chất, một hộp sọ hoàn chỉnh và 2 xương hàm dưới được tìm thấy là của loài tê giác cổ đại. Người dân ở Thái Lan phát hiện ra phần hóa thạch trên tại một mỏ đá gần sông Moon ở huyện Chalerm Phrakiat, tỉnh Nakhon năm 2003. Các nhà địa chất tại Đại học Nakhon Ratchasima Rajabhat đã...