Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh ngày Tết
Trong ngày Tết, người bị thừa cân, cholesterol máu cao nên hạn chế thực phẩm nhiều giàu mỡ, đường, các món chiên, xào… Ăn bánh chưng nên cho nhân thịt nạc, không ăn mỡ.
Thức ăn ngày Tết thường giàu năng lượng, nhiều chất béo no, nhiều đường ngọt, rượu bia, nước ngọt đóng chai nhưng lại ít rau và trái cây. Nguồn năng lượng từ bia và nước ngọt sẽ nhiều hơn so với nhu cầu, gây tăng dự trữ mỡ – đây là nguồn cung cấp năng lượng rỗng, không dùng cho cơ thể hoạt động mà sẽ được chuyển hóa thành dạng mỡ dự trữ.
Người khỏe mạnh, chế độ ăn cân đối, hợp lý rất quan trọng và cần thiết, còn đối với người bệnh lại càng quan trọng hơn. Dinh dưỡng cho người bệnh chính là ăn để điều trị.
Ảnh minh họa: Ecardica.
Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng cho một số bệnh mãn tính:
1. Bệnh đái tháo đường
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường (bánh, kẹo, mứt, nước ngọt), trái cây ngọt.
- Nên sử dụng những thực phẩm ít đường, hoặc được chế biến từ nguyên liệu có chỉ số đường huyết thấp (như bún, gạo lứt…). Bên cạnh đó, nên ăn nhiều rau, củ để tăng lượng chất xơ trong khẩu phần; có chế độ vận động hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khoẻ, để tiêu hao bớt năng lượng ăn vào.
2. Bệnh tim mạch, cao huyết áp
Nhằm tránh cho tim phải làm việc nhiều người bệnh cần lưu ý:
- Ăn chế độ ít muối, ít cholesterol, ít dầu mỡ nhưng giàu kali (trái cây), chất xơ (rau củ).
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm công nghiệp như: thịt hộp, cá hộp; thực phẩm nhiều muối: dưa, củ cải muối, mì, phở, cháo ăn liền, tương, giò chả hoặc các loại thịt mỡ, da, phủ tạng động vật (như gan, óc…) vì làm tăng cholesterol trong máu.
Video đang HOT
3. Người thừa cân, cholesterol cao trong máu
- Hạn chế thực phẩm nhiều năng lượng, nhiều dầu mỡ, cholesterol và đường như: các món ăn dạng chiên, quay, xào… Khi ăn bánh chưng nên cho nhân thịt nạc, không ăn mỡ.
- Tăng cường ăn cá, đậu phụ thay thịt gia cầm. Hạn chế ăn phủ tạng động vật như lòng, tim, gan, cật (do chứa nhiều cholesterol)… Nên dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ (rau củ) giúp giảm cholesterol, tạo cảm giác no nhanh và kéo dài giúp kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào.
4. Người bị bệnh gút
Tránh các loại thức uống chứa chất cồn như rượu, bia… hạn chế ăn nội tạng động vật (óc, gan, bầu dục), hải sản (trừ cá), thịt, nấm, măng tây… vì dễ làm dư thừa axcid uric.
5. Người mắc bệnh gan mật
Nên tránh uống rượu nhất là rượu mạnh, hút thuốc lá và ăn uống quá nhiều chất mỡ rất có hại cho gan
Trong những ngày Tết chúng ta cần duy trì chế độ sinh hoạt như bình thường, ăn uống điều độ, hợp lý, tránh bỏ bữa. Những người mắc bệnh cần dùng thuốc thì uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh tình trạng bỏ hoặc quên thuốc làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Theo VNE
Giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt ngày Tết
Hướng dương, hạt bí, hạt dưa... là những loại hạt không thể thiếu trong các món ăn chơi ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, chắc hẳn còn rất ít người biết về những giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt này.
Hạt hướng dương
Trong các loại hạt thì hạt hướng dương có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa dầu béo, protein, caroten, canxi, sắt, phospho và nhiều loại vitamin.
Giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, đặc biệt giúp phụ nữ chúng mình kéo dài sức khỏe và tuổi thanh xuân nhờ vào vitamin E có nhiều trong hạt. Loại hạt này còn có tác dụng trị loãng xương, trị giun kim, suy nhược thần kinh, mất ngủ, đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào. Hạt hướng dương còn góp phần phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu cao nhờ tác dụng làm giảm cholesterol.
Hạt bí
Giàu kẽm, ngừa loãng xương, cải thiện chức năng bàng quang, kháng viêm, ngừa sỏi thận, điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng, bảo vệ tuyến tiền liệt và làm giảm đi những khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. Do chứa L-tryptophan, hạt bí còn giúp chống trầm cảm hiệu quả.
Ngoài ra, hạt bí còn là nguồn cung cấp magiê dồi dào, nửa cốc hạt bí chứa tới 92% lượng ma-giê được khuyến nghị nên dùng hằng ngày. Phytosterol trong hạt bí giúp giảm nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể.
Hạt dưa
Chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phot pho, selen...
Những dưỡng chất có trong hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não - thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là axit béo không bão hòa, sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu...
Hạt dẻ
Chứa hàm lượng chất xơ rất lớn tốt cho tiêu hóa, hạt dẻ có thể giúp phòng chống các bệnh tim mạch, giảm stress nhờ đặc tính rất giàu magiê (80mg/10g), bổ thận ích tinh, mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, lưng gối mềm yếu do thận hư...
Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường.
Hạt điều
Theo quan niệm, hạt điều không chỉ tượng trưng cho may mắn mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, canxi, protein, photpho, không có cholesterol, hạt điều giúp răng chắc khỏe, giàu năng lượng, tốt cho tim mạch, hỗ trợ cơ bắp khỏe mạnh và xương trong cơ thể.
Nó cũng giúp cho những phụ nữ đã mãn kinh có được giấc ngủ ngon. Hạt điều giàu chất xơ, tốt cho giảm cân, giúp các mạch máu, xương, khớp linh hoạt hơn và đặc biệt là giúp sản xuất sắc tố melanin tốt cho da và tóc.
Ô mai
Ô mai chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, hư nhiệt, phiền khát, tiêu chảy lâu ngày, lỵ ra máu, chân tay lạnh do giun gây nên. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác), đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật. Ô mai chứa axit làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ, tiểu ra máu, băng huyết, bụng đau do giun, nôn mửa, giun móc, da viêm, miệng khô.
Hạt đậu phộng
Ngày Tết, bạn cũng chuẩn bị những bát đậu phộng (lạc) rang thơm, bùi để đãi khách, đằng sau đó là những giá trị dinh dưỡng và sức khỏe mà bạn chưa biết về loại hạt này. Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Axit glutamic và aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.
Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.
Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát.
Theo VNE
Nên lưu ý ngủ trưa để phục hồi sức khỏe ngày tết Mặc dù ngày tết, lịch sinh hoạt đảo lộn với những hoạt động vui chơi, chúc tết hay thăm hỏi người thân, bạn bè, nhưng bạn nên lưu ý sinh hoạt điều độ và nhất là giữ thói quen chợp mắt vào buổi trưa. Bạn cần biết rằng buồn ngủ vào lúc trưa là điều hoàn toàn bình thường. Đó không hẳn là...