Chê cổ phục Việt như “đồ nhà nông”, thanh niên nhận đáp trả cực ngầu
Chúng ta đã quá quen thuộc với Hán phục, đồ cổ trang Trung Quốc; Kimono truyền thống của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc. Thế nhưng lại có không ít bạn trẻ chưa có những hiểu biết chính xác về cổ phục Việt.
Cũng vì thế mà mới đây câu chuyện về cổ phục Việt bị gọi là “đồ nhà nông” và pha “phản pháo” đầy ấn tượng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng.
Bài đăng hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. (Ảnh chụp màn hình)
Cổ phục Việt bị gọi là “đồ nhà nông” và thực tế bất ngờ
Mới đây, trong một group dành cho các bạn trẻ, một tài khoản khi bàn luận về chủ đề cổ phục đã cho rằng trang phục cổ của Việt Nam “không sang như các nước khác, kiểu dành cho nhà nông”. Trước nhận định chủ quan này, tài khoản mạng xã hội P.K.T, một người được theo dõi bởi khá nhiều bạn trẻ đã đứng lên “phản pháo” khi thấy cổ phục Việt bị chê như vậy.
Một số bình luận “phản pháo” của P.K.T trước ý kiến cổ phục Việt giống “đồ nhà nông”. (Ảnh chụp màn hình)
Bạn nghĩ sao khi thấy những bộ đồ “nhà nông” này? (Ảnh chụp màn hình)
Cụ thể, trong bài đăng của mình, P.K.T đã tung ra một loạt ảnh minh chứng về việc cổ phục Việt không hề quê mùa như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí là ngược lại, cổ phục Việt trông rất sang trọng và giàu tính thẩm mỹ. Những lời bình luận hài hước đi kèm với các bức ảnh của P.K.T đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng mạng.
Video đang HOT
Vẫn là serie “đồ nhà nông”. (Ảnh chụp màn hình)
Những bộ áo bị cho là “đồ nhà nông” này đều cực kì nổi bật. (Ảnh chụp màn hình)
Cộng đồng mạng nức nở khen cổ phục Việt
Sau khi P.K.T đăng tải bài viết của mình, đã có không ít bạn trẻ cảm thấy tự hào về trang phục truyền thống của Việt Nam. Vẻ đẹp và sự sang trọng của cổ phục nước nhà hoàn toàn không hề thua kém với bất kì đất nước nào trên thế giới, các bạn trẻ hoàn toàn có thể hãnh diện khi giới thiệu chúng với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, cũng nhờ bài viết này mà nhiều bạn trẻ chưa tìm hiểu sâu về trang phục cổ của Việt Nam cũng đã cảm thấy hứng thú với đề tài mới này.
“Chỉ biết Nhật Bình thôi nhưng không ngờ Việt Nam mình còn nhiều đồ đẹp thế này.”
“Nếu nhà nông mà được mặc như kia thì mình cũng muốn làm nhà nông ngay.”
“Ước gì mình cũng có được một bộ đồ nhà nông như vậy. Trời ơi sang quá là sang.”
“Từ trước tời giờ mình không hề biết đến loại trang phục này, đẹp quá.”
Bình luận từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Một số hình ảnh về cổ phục Việt
Nếu bạn chưa biết nhiều về cổ phục Việt hoặc đang có ý định tìm hiểu thì hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh dưới đây nhé. Đảm bảo bạn sẽ phải thốt lên ngạc nhiên bởi cổ phục Việt hoàn toàn không hề thua kém với bất kì trang phục truyền thống nào trên thế giới.
Nhật Bình, cổ phục triều Nguyễn sang chảnh được may thành áo dành cho mẹ và bé. (Ảnh: FB P.K.T)
Áo tấc trang nhã và dịu dàng. (Ảnh: FB P.K.T)
Áo tấc cũng là lựa chọn phổ biến của các bạn nam khi muốn chụp ảnh với cổ phục. (Ảnh: FB P.K.T)
Ngoài ra còn có áo ngũ thân tay chẽn cũng được phái mạnh ưa chuộng. (Ảnh: FB P.K.T) Nhật Bình cũng từng được sử dụng làm đồng phục trình diễn yosakoi tại phố đi bộ Hà Nội. (Ảnh: FB P.K.T)
Nhật Bình và áo tấc đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm đồ cưới. (Ảnh: FB P.K.T)
Hi vọng sẽ có thêm nhiều những nghiên cứu, những bộ ảnh đẹp về trang phục Việt cổ để khơi gợi niềm tự hào cũng như ham muốn tìm hiểu của các bạn trẻ về văn hóa, lịch sử nước ta. Mong trong tương lai gần, những bộ áo tấc, Nhật Bình sẽ là lựa chọn thay thế cho Hán phục hoặc Kimono hay Hanbok khi các bạn trẻ ấp ủ thực hiện cho mình một bộ ảnh cổ trang.
Độc đáo cổ phục Việt trong đám cưới tại Cao Bằng
Một đám cưới mới diễn ra tại Cao Bằng với trang phục cô dâu chú rể gây chú ý. Vẫn là trang phục truyền thống Việt Nam nhưng không phải là áo dài mà là Nhật Bình - Áo Tấc.
Hiện nay, ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ chọn lễ phục cưới truyền thống. Ngoài áo dài, không ít cô dâu mặc áo Nhật Bình, chú rể mặc áo Tấc đang dần phổ biến. Đây cũng là trang phục mà cặp vợ chồng trẻ Thành Nam - Thuỳ Anh (Cao Bằng) diện trong hôn lễ của mình.
Đám cưới với cổ phục triều Nguyễn. Ảnh: Đàm Anh (Toji)
Gọi là "Nhật Bình" là do phần hoa văn ở cổ áo có dạng hình chữ nhật cùng 2 viền bên ngoài. Phần tay áo được thêu hoa văn dải ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Áo "Nhật Bình" đã qua 60 năm mất dấu trong đời sống Việt, người ta chỉ có thể thấy nó khi tham quan lăng tẩm cung điện ở Huế hoặc sự kiện Festival Huế.
Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Nhật Bình chính là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần, tùy phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng.
Ảnh: Đàm Anh (Toji)
Ảnh: Đàm Anh (Toji)
Cùng với Nhật Bình, Áo Tấc cũng là loại cổ phục thời Nguyễn, là loại lễ phục cổ đứng năm thân, tay thụng, mặc bởi cả phái nam và phái nữ thời Nguyễn. Mọi tầng lớp từ dân đen đến quốc chủ đều có thể mặc trong các dịp trang trọng.
Những nét truyền thống văn hoá Việt ngày càng phổ biển và được nhiều bạn trẻ yêu thích, chọn lựa cho ngày trọng đại của mình. Các bạn trẻ này cho rằng, "những nét đẹp truyền thống thì nên lưu giữ, đừng để biến mất và con cháu sau này chỉ mặc "váy Tây" ngồi xem trang phục truyền thống của các nước bạn".
Hoa khôi Tài sắc Việt Nam đẹp 'hút hồn' với áo dài cổ phục Hoa khôi Tài sắc Việt Nam 2017 Hồ Phương Linh sở hữu đường nét thanh tú, gương mặt khả ái khiến người xem khó lòng rời mắt trong bộ ảnh chụp cùng cổ phục Việt. Hoa khôi Tài sắc Việt Nam 2017 Hồ Phương Linh sở hữu đường nét thanh tú, gương mặt khả ái khiến người xem khó lòng rời mắt khỏi...