Chê chiến đấu cơ Su-35S Nga đắt, vì sao Trung Quốc vẫn muốn mua thêm?
Sở hữu 24 chiến đấu cơ Su-35S hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc nắm rõ mọi tính năng kỹ thuật, chiến đấu của mẫu tiêm kích này, nhưng vì sao Bắc Kinh nhiều khả năng vẫn sẽ vung tiền mua thêm?
Su-35S là mẫu tiêm kích thế hệ 4 với nhiều tính năng chiến đấu vượt trội.
Theo National Interest, Trung Quốc hiện nay đã tự phát triển được tiêm kích tàng hình J-20 nên không cần đến các máy bay chiến đấu từ đối tác quân sự quen thuộc là Nga.
Moscow cũng chưa vội bán “quốc bảo” Su-57 cho Bắc Kinh, mà chỉ đề nghị bán thêm các chiến đấu cơ thế hệ 4 là Su-35. Truyền thông Trung Quốc nhận định, có lý do để Bắc Kinh sẽ gật đầu dù tiêu tốn một lượng lớn tiền của.
Năm 2015, Trung Quốc mua 24 chiến đấu cơ Su-35S của Nga để thay thế cho các phi đội Su-27, với giá lên tới 2,5 tỷ USD cho 24 chiếc.
Ngay sau khi Nga đánh tiếng chờ Trung Quốc hồi âm, kênh truyền hình quân đội Trung Quốc phát đi thông tin rằng Bắc Kinh có thể mua thêm các máy bay Su-35S.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện có hơn 3.000 máy bay, trong đó 1.700 là máy bay chiến đấu. Quy mô của lực lượng này đông đảo như không quân Mỹ, nhưng hầu hết là máy bay lỗi thời.
Trong khi đó, Trung Quốc chưa thể sản xuất đại trà tiêm kích tàng hình J-20 vì thiếu hụt động cơ mạnh mẽ mà chỉ Nga mới sản xuất được.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ các chuyên gia quân sự, cho rằng Bắc Kinh vẫn rất cần mua thêm chiến đấu cơ Su-35S. Chuyên gia Fu Qianshao nói: “Su-35S không cần thiết phải là máy bay thay thế cho các phi đội lỗi thời của Trung Quốc vì mẫu máy bay này rất đắt đỏ. Nếu muốn thay thế, chỉ nên thay bằng các máy bay nội địa”.
“Trung Quốc cũng đã có lô hàng 24 chiếc Su-35S nên đặc tính kỹ thuật, chiến đấu của mẫu máy bay này không còn gì bất ngờ. Lý do duy nhất để Trung Quốc mua thêm là để mở rộng phi đội Su-35S, qua đó giúp cải thiện năng lực hỗ trợ hậu cần. Ngoài ra, việc Trung Quốc ký thêm đơn hàng với Nga cũng mang yếu tố chính trị, vì Bắc Kinh cần phải giúp đỡ nền công nghiệp quân sự Moscow”.
Nhà phân tích Trung Quốc kết luận, môi trường tác chiến trên không ngày nay không cần thiết phải huy động một lượng lớn máy bay như trong Thế chiến 2 và thời Chiến tranh Lạnh. Số lượng máy bay ít hơn nhưng các máy bay cũng đắt đỏ và hiện đại hơn.
Vậy nên mua số lượng lớn máy bay Su-35S là không cần thiết, nhưng bổ sung thêm vài chục chiếc nữa “để lấy lòng Nga” thì là điều khả thi, theo chuyên gia Trung Quốc.
Xét cho cùng, dù có mức chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa thể đạt độ tinh vi trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ quân sự. Đó là lý do Trung Quốc vẫn cần đến Nga, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Theo Đăng Nguyễn – NI (Dân Việt)
Khẳng định của Indonesia khiến F-16 Mỹ hết cơ hội
Theo Đại sứ Indonesia tại Nga, Wahid Supriyadi, Jakarta đã ký hợp đồng Su-35 với Nga và không có chuyện nước này từ bỏ do sức ép từ Mỹ.
Khẳng định của đại sứ Indonesia đưa ra trong cuộc trò chuyện với hãng thông tấn TASS: "Hợp đồng tiêm kích Su-35 đã được ký kết và chắc chắn chúng tôi tiếp tục hợp tác với Nga để hoàn thành hợp đồng.
Mọi chuyện hiện chỉ phụ thuộc vào tiến độ và vấn đề kỹ thuật từ phía Nga. Không chỉ có Su-35, Indonesia còn đặt mua của Nga cả trực thăng quân sự Mi. Đối với tàu ngầm, dù chúng tôi có kế hoạch mua nhưng vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm".
Tiêm kích Su-35 của Nga.
Đặc biệt, hai bên cũng đã thống nhất về vấn đề phía Nga chuyển giao công nghệ sản xuất Su-35 cho Indonesia. Nhưng hiện chưa rõ phía Jakarta sẽ sản xuất bao nhiều chiếc Su-35 sau khi được chuyển giao công nghệ. Luật pháp của Indonesia quy định, mỗi thiết bị quân sự được nước này mua về phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ.
"Bất kỳ hợp đồng mua vũ khí nước ngoài nào của Indonesia cũng phải kèm theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ chế tạo, để phát triển công nghiệp hàng không nước nhà", ông Jan Pieter Ate - Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng Indonesia nói.
Những thông tin từ phía Indonesia gần như là dấu chấm hết cho hy vọng của người Mỹ trong việc bán cho Indonesia 32 chiếc chiến đấu cơ F-16 Viper và 6 máy bay vận tải C-130J bất chấp sức ép từ Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA) Washington đe dọa sẽ áp đặt với Indonesia khi mua vũ khí Nga.
Theo nguồn tin của Air Recognition, ngân sách dành quốc phòng của Indonesia khó có thể đảm bảo chi trả thêm cho thương vụ máy bay với Mỹ trong khi vẫn thực hiện thương vụ 11 chiếc Su-35 và trực thăng Mi. Đây chính là lý do khiến Indonesia chọn hình thức thanh toán với Nga bằng đổi nông sản.
Việc trao đổi lấy 11 tiêm kích Su-35 bằng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Indonesia như cà phê, trà và dầu cọ cũng như các sản phẩm quốc phòng chiến lược sẽ diễn ra dưới sự giám sát của chính phủ hai nước.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Nga Thổ có thêm bất ngờ lớn sau vụ S-400 Quan hệ Nga- Thổ phát triển lên mức mới, Ankara lộ kế hoạch mua máy bay dân sự của Nga như SSJ-100 và MC-21. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 26/7 đã thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua máy bay trực thăng, máy bay chở khách dân dụng của Nga mang tên SSJ 100 và MC-21. Máy...