“Chê” cầu vượt tiền tỷ, dân lao qua dòng xe đông đúc
Dù có cầu vượt ngay trước cổng bệnh viện Ung Bướu TPHCM, nhưng nhiều người đi bộ vẫn thản nhiên băng qua đường, bất chấp dòng xe cộ đông đúc. Thế nên, chiếc cầu bộ hành được đầu tư tiền tỷ từ 4 năm qua giờ thành nơi ngồi chơi, hóng mát của những người thăm nuôi bệnh nhân…
Hình ảnh người đi bộ liều mình giữa dòng xe đông đúc.
Đường Nơ Trang Long đoạn trước Bệnh viện Ung Bướu mật độ phương tiện giao thông luôn đông đúc, lại không có đèn tín hiệu giao thông nên tình trạng xe di chuyển vốn đã khó khăn còn phải thường xuyên chịu áp lực từ những người đi bộ qua đường rất đông ở đây.
Người đi bộ “liều mình” chặn đầu ô tô, xe máy để qua đường, khiến các phương tiện phải vất vả né tránh… Chỉ cần một phút sơ sảy là tai nạn xảy ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giao thông tại khu vực này thường xuyên bị ùn tắc.
Trong khi đó, cây cầu vượt bộ hành dành cho người đi bộ nối 2 khu vực chức năng của Bệnh viện Ung Bướu TPHCM (nằm trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TPHCM) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 1/2013, nằm ngay trước cổng viện, rất tiện lợi.
Chỉ vì “ngại” lên cầu mà nhiều người dân, bệnh nhân và cả cán bộ bệnh viện đã chọn cách sang đường nguy hiểm như trên.
Dù có cầu vượt nối liền 2 bên Bệnh viện Ung Bướu nhưng người dẫn vẫn thích đi bộ dưới lòng đường.
Cầu vượt trước cổng Bệnh viện Ung Bướu nằm trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh được xây dựng từ năm 2013.
Thay vì đi lên cầu, người đàn ông băng qua đường giữa 3 chiếc xe ô tô đang chạy.
Video đang HOT
Mỗi lần sang đường là một lần đánh cược mạng sống.
Người phụ nữ lao qua đầu chiếc xe khách đang chạy để băng qua đường.
Đoạn đường Nơ Tran Long trước cổng bệnh viện Ung Bướu không có đèn tín hiệu giao thông, người đi bộ thản nhiên đi qua khiến các phương tiện phải chạy chậm để tránh.
Người đàn ông không để ý xe cộ, chạy ngang qua đường.
Cả nhân viên bệnh viện cũng “chê” cầu bộ hành?
Một người đi bộ, hàng loạt người đi xe máy phải tránh.
Trong khi đó cầu đi bộ an toàn vì vắng người qua lại nên trở thành nơi ngồi chơi, hóng mát của người thăm nuôi bệnh nhân mỗi buổi chiều.
Nghịch cảnh.
Nhiều người ngồi nghỉ chắn ngay những bậc thang, đường lên cầu.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Thất đức khi nhập và bán thuốc ung thư kém chất lượng?
Với giọng đặc sệt Nam bộ, bà nói: "Có làm ác cũng vừa thôi, bệnh nhân ung thư 9 phần chết 1 phần sống, vậy mà không chữa cho người ta hết bệnh, đàng này còn nhập thuốc dỏm về cho uống".
Sáng 28.8, ngồi chờ chụp phim tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bà Nga, 62 tuổi, ngụ tại Tiền Giang, thốt lên: "Nhập thuốc ung thư kém chất lượng còn thất đức nào hơn?", khi nghe tôi hỏi chuyện vụ xử một công ty nhập thuốc ung thư kém chất lượng diễn ra hồi tuần qua.
Bệnh nhân chờ khám bệnh tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: H.H
Bà Nga, được phát hiện ung thư đại tràng hồi tháng qua, cho biết mình không hề quan tâm đến chuyện thời sự, nhưng từ ngày phát bệnh, con cháu đọc báo, nghe đài nói lại cho bà, bà mới biết chuyện.
Với giọng đặc sệt Nam bộ, bà nói: "Có làm ác cũng vừa thôi, bệnh nhân ung thư 9 phần chết 1 phần sống, vậy mà không chữa cho người ta hết bệnh, đàng này còn nhập thuốc dỏm về cho uống".
Không chỉ bà Nga, có lẽ mọi bệnh nhân ung thư đều quan tâm đến vụ xử công ty VN Pharma nhập thuốc ung thư kém chất lượng H-Capita, dù nó khép lại cuối tuần qua và toà sơ thẩm cũng đã ra bản án dành cho những người liên quan.
Ngồi trên ghế đá ngoài sân bệnh viện để chờ đến lượt siêu âm tuyến giáp, anh Xuân, đến từ Vĩnh Long, bị ung thư vòm họng, tỏ vẻ rành chuyện hơn: "Tôi không hiểu sao toà chỉ xử những người này tội buôn lậu mà không phải tội nhập thuốc ung thư kém chất lượng? Trên mạng người ta cũng cãi nhau quá trời, theo tôi nhập thuốc dỏm là rõ quá rồi".
Như anh Xuân, phần lớn giới chuyên môn khẳng định đây là hành vi nhập thuốc kém chất lượng. Trong căn phòng làm việc nhỏ trên lầu 1 gần khoa xạ trị, DS.CK2 Nguyễn Văn Vĩnh, phó giám đốc bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết khó gọi thuốc này là thuốc thật vì hoạt chất thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chưa kể tờ hướng dẫn sử dụng, hình thức trình bày vỉ thuốc và hộp thuốc sai với thiết kế trong hồ sơ xin nhập khẩu.
Nhưng quanh vụ án này, người ta không chỉ tranh cãi chuyện buôn lậu hay buôn thuốc kém chất lượng, mà còn cả chuyện nhận hoa hồng của bác sĩ. Bác sĩ K., công tác tại bệnh viện quận 8, TP.HCM nói: "Nhận hoa hồng hãng dược để kê thuốc cho bệnh nhân là thất đức, nhưng trong vụ này nếu nói bác sĩ nhận tiền để kê toa thuốc ung thư kém chất lượng là sai, vì thuốc đã được duyệt sử dụng rồi, bác sĩ không thể biết được đây là thuốc kém chất lượng".
Theo một bác sĩ làm việc nhiều năm trong lĩnh vực ung thư, thuốc ung thư hiện là một trong những mặt hàng kinh doanh dễ dàng và có lãi nhất. Đơn giản vì người mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều; và mắc bệnh này thì giàu, nghèo gì cũng cố chữa, dù có bán nhà cửa hay cầm cố tài sàn.
Một báo cáo công bố hồi tháng 5.2015 được tạp chí Forbes trích dẫn cho thấy thị trường thuốc ung thư toàn cầu đã chạm mức 100 tỉ USD hàng năm và có thể đạt đến 147 tỉ USD trước năm 2018.
Doanh thu nhiều, nên bác sĩ này cho biết các hãng dược ra sức cạnh tranh nhau thông qua chi hoa hồng cho bác sĩ bằng nhiều hình thức, phổ biến nhất là tài trợ dự hội nghị nước ngoài, nhưng chủ yếu là du lịch và mua sắm bằng tiền công ty.
Nhưng đừng tưởng chỉ có ngành y tế Việt Nam lùm xùm về các thuốc ung thư. Tháng 4 năm nay, hai giáo sư y khoa Tây Ban Nha của đại học Balearic Islands đã bị kết án khi quảng cáo thuốc chữa ung thư dỏm (không khác gì giả dược) trên mạng xã hội và trong những chiến dịch quảng bá sản phẩm.
Trước đó một năm, tại TP Chicago (Mỹ) một chuyên gia ung thư cũng bị phát hiện bán "thuốc ung thư dỏm" (giả nhãn hiệu và không được cho phép lưu hành sử dụng) trong suốt thời gian từ 2008 - 2012.
Bác sĩ N., làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HC M, nói: "Lĩnh vực điều trị nào cũng có thuốc kém chất lượng, nhưng đây là lần đầu tiên có vụ việc về thuốc ung thư kém chất lượng. Đây là loại bệnh nhạy cảm, nên sự căm phẫn của xã hội là cũng đúng.Qua vụ việc này, ngành chức năng cần tăng cường vai trò quản lý, vì bệnh nhân ung thư phải tốn tiền rất nhiều để chữa bệnh rồi, nay còn xài phải thuốc giả thì quá đau khổ".
Theo DS Vĩnh, bệnh viện Ung bướu TP.HCM chưa từng sử dụng thuốc H-Capita của công ty VN Pharma, vì thuốc đã bị niêm phong và bắt giữ trước khi đưa ra thị trường, cho dù VN Pharma đã trúng thầu sở Y tế TP.HCM. Cũng may mắn cho biết bao bệnh nhân vì nếu không thì lâm cảnh "tiền mất tật mang".
Nhưng nếu nói sòng phẳng, ngoài thị trường vẫn còn nhiều sản phẩm được quảng bá "hỗ trợ điều trị" ung thư, nhưng thực hư hiệu quả và chất lượng thế nào thì có trời mà biết.
Tháng 4 qua, cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc men Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo 187 loại sản phẩm chữa ung thư dỏm mà người bệnh cần tránh, phần lớn số này là... thực phẩm chức năng.
Theo Tâm An (Thế Giới Tiếp Thị)
Bộ trưởng Y tế trả lời chất vấn: Thừa nhận tình trạng tai biến y khoa Báo cáo tại buổi chất vấn của Quốc hội sáng 14.6, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, y tế còn nhiều vấn đề tồn tại như quá tải bệnh viện ở tuyến trên, tai biến y khoa vẫn rải rác xảy ra, kể cả bệnh viện tuyến trên hay tuyến dưới. Báo cáo với Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến...