[Chế biến] – Xôi gấc vò
Món xôi gấc vò tuy đơn giản nhưng sẽ đem lại cho cả nhà một bữa sáng ngon miệng và chắc dạ.
Nguyên liệu:
- Gạo Nếp loại ngon: 300 g
- Gấc: 1 quả
- Đậu xanh: 150 g
- Đường: 1 ít
Cách làm:
Bước 1: Gạo nếp ngâm 8 tiếng hoặc qua đêm cho nở, sau đó đãi gạo, để thật ráo rồi xóc gạo với chút muối tinh.
Bước 2: Gấc bổ đôi, dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc, thêm 1 thìa nhỏ rượu trắng rồi đánh nhuyễn, bỏ hạt để lấy phần thịt gấc.
Video đang HOT
Bước 3: Đậu xanh ngâm 6 tiếng, đãi sạch rồi đem đồ chín, cho vào cối dùng chày giã nhuyễn.
Bước 4: Cho phần thịt gấc vào trộn đều với gạo rồi rắc lượng đậu xanh vừa giã vào trộn cùng.
Bước 5: Đổ nước vào chõ, đợi nước sôi mới rải gạo vào để đồ thành xôi, dùng đũa tạo vài lỗ tròn nhỏ trên gạo, vì nước có chỗ thoát hơi sẽ giúp xôi đồ sẽ mau chín hơn. Có thể dùng xửng hấp bằng nồi cơm điện cũng được nhé.
Bước 6: Khi xôi chín rắc đường vào rồi trộn đều. Lượng đường nhiều hay ít tùy vào khẩu vị ăn ngọt của các bạn.
Bước 7: Đợi đường tan hoàn toàn, trút xôi ra một chiếc mâm hay đĩa rộng, tãi cho xôi nguội bớt rồi trút nốt phần đậu xanh còn lại, đeo bao tay nilon vừa vò vừa xoa nhẹ để các hạt xôi bám đều đậu và tơi ra.
Chúc các bạn ngon miệng với món xôi gấc vò!
Theo Eva
Đến "Tây Bắc" ăn xôi Thằng Bờm
Thoạt nghe bạn bè giới thiệu, cứ tưởng chừng để ăn được cái món xôi ngộ nghĩnh ấy phải ra tới vùng Tây Bắc của Việt Nam. Nhưng đi đâu cho xa, cách thành phố Đà Nẵng chừng 15 cây số về phía Tây, trên con đường dẫn từ chợ Hòa Khánh lên Khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng) có một tên quán gọi là Tây Bắc - "cái tên nghe rất rừng".
Nói đến món xôi, không ai còn xa lạ với nguyên liệu gạo nếp hạt tròn, trắng bông, dẻo dính, thường dùng khi gia đình có việc cúng quảy. Xôi là món ăn Việt được kết hợp khá đa dạng giữa nếp với các hạt họ đậu khác như xôi gấc, xôi đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu lạc (đậu phộng) và tạo ra những tên gọi riêng như xôi vò, xôi xéo, xôi lăn. Ngày nay, với việc chế biến ẩm thực khéo léo, món xôi còn "đi tông" với gà, với chim, với trứng cút... Thế mới có những cái tên xôi rất ngô nghê và tình cảm như xôi Thằng Bờm, xôi Chung Thủy.
Xôi Thằng Bờm
Hẳn thực khách khi thưởng thức món xôi này không khỏi thắc mắc: Vì sao người ta lại đặt cho nó cái tên có vẻ như muốn kéo cổ tích lại về thực tại cuộc sống. Anh Thọ, "ông" chủ trẻ của quán Tây Bắc hết sức nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe về món xôi mà anh dày công mày mò nhiều năm ở miền Nam. Thời đó, đang làm việc ở một công ty du lịch và được cho đi học nâng cao tay nghề ở Sài Gòn, vì rất mê học nấu ăn và ao ước một ngày nào đó tự tay sáng tạo những món mà mình thích nên sau một thời gian thực tập ở những khách sạn vào loại bậc nhất Sài Gòn như Rex, anh trở về Đà Nẵng tạo lập cho mình một cái quán phục vụ ăn uống mà ở đó anh có điều kiện vào bếp để trổ tài.
Hai món xôi ra đời từ cảm hứng hết sức dân gian. Lấy tích chuyện anh Bờm nhân vợ vắng nhà lấy con gà mái duy nhất đang nuôi để làm thịt đãi bạn. Khi vợ Bờm về nhà thấy vậy rất giận chồng nhưng không nói gì vì nể mặt khách. Lúc khách khứa ra về hết anh Bờm mới mang vắt xôi ra nịnh vợ. Bẻ nắm xôi ra bên trong toàn thịt gà, vợ Bờm hết giận bởi hóa ra chồng mình chỉ đãi khách bằng phần xương gà, còn phần ngon đã để lại cho vợ.
Để làm món xôi Bờm "nịnh vợ" nguyên liệu đầu tiên là nếp, theo anh Thọ, nếp phải là loại nếp nương do đồng bào Cơ-Tu trồng cho hạt mềm, dẻo khi nấu.
Lớp nhân trong xôi là loại gà đồi (được nuôi tại các xã có vùng đồi rừng Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc) thịt không bở như các loại gà nuôi công nghiệp. Không để khách phải chờ quá lâu món này, từ công đoạn làm gà đến đồ xôi chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ.
Anh Thọ tâm sự, món xôi ban đầu sử dụng chim sẻ làm nhân nhưng do đặc điểm chim sẻ thường nhỏ làm rất kì công. Dần dà theo sự góp ý của khách hàng đầu bếp thay bằng loại gà đồi vừa thơm thịt lại rút ngắn thời gian sơ chế... Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều quán ăn phục vụ khách bằng món xôi kiểu này nhưng để tạo được phong cách riêng, để khách thực sự nhớ, phải có tay nghề kĩ thuật và sự sáng tạo.
Nhân gà nướng hoặc quay phải đảm bảo độ thơm, độ thấm của gia vị, miếng gà xé cũng phải đều, phải đẹp. Khi xôi chín, nhân được lận vào trong, miếng xôi được nén thành hình tròn (gọi là quả xôi) làm sao để nhân không bị lộ ra ngoài, đem đút lò quay trên 100 độ C sau đó mới đem ra bàn đãi khách. Xôi có để ra ngoài gió cả 3-4 giờ đồng hồ vẫn vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt gà xực lên thơm nức, beo béo.
Cũng bắt nguồn từ sự tích con chim quất (nói trại của chim quốc), anh sáng tạo thêm món xôi chung thủy với nguyên liệu vẫn là nếp và chim quất trống và mái loại 0,5 kilogam. Chim sau khi làm sạch lọc xương lấy thịt sẽ bằm nát rồi ướp với gia vị cho thấm. Cho chút dầu vào chảo, phi ít hành tím khô bỏ thịt chim đã ướp vào tao qua cho săn lại. Khi nồi bếp xôi đã cạn nước cho ngay phần thịt đã tao vào trộn đều lên, lấy miếng lá chuối úp trên miệng nồi xôi và lấy nắp vung đậy lại om cho đến lúc xôi chín có lớp cháy nhẹ.
Xôi Chung Thủy
Để thêm phần bắt mắt có thể múc xôi vào khuôn hình trái tim, ép chặt cho ra đĩa ăn kèm với tương ớt và các loại rau thơm trang trí. Mùi nếp nương cùng với mùi thịt chim quyện vào nhau thành một khối không tách rời cứ như mối tình chung thủy giữa những người bạn thân. Sẽ không cảm thấy ngán vì dầu mỡ bởi yêu cầu của món xôi là nấu chứ không chiên.
Khi được ai đó mời thưởng thức hai món xôi này, nếu là người đàn ông chắc chắn họ muốn thổ lộ tình cảm của mình với người mà họ yêu thương như sự tích đôi chim quất và anh Bờm nịnh vợ.
Địa chỉ: Quán Tây Bắc
Ngã 3 Hòa Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng
Theo Duyên Anh (Đà Nẵng Online)
Nhớ vị chè xứ Bắc Mùa hạ, mùa của những ly chè ngọt ngào mát rượi cả lòng. Ở mảnh đất Hà thành - nơi vừa bước chân ra đường đã gặp chè Huế, chè Sài Gòn, chè Thái - những món chè xứ bắc vẫn có một chỗ đứng rất riêng, dù rất khiêm nhường giữa lòng thủ đô. Có lẽ cái tinh tế cao sang của...