[Chế biến]- Xôi gấc cho ngày đầu năm
Màu đỏ của trái gấc chín luôn được xem là điều may mắn trong năm. Nhiều bà nội trợ mua gấc để dành đến giao thừa, hoặc ngày đầu năm để đồ xôi lấy hên cho cả năm.
Nguyên liệu:
1 trái gấc chín khoảng 600 – 700g
2 kg gạo nếp ngon
1 chén nước cốt dừa
Rượu, đường, muối, dầu ăn hoặc mỡ heo
Video đang HOT
Thực hiện:
Nếp vo thật sạch, trút vào thau ngâm nước ấm khoảng 3 giờ. Trước khi đồ vớt nếp để ráo nước, trộn vào nếp 2 muỗng cà phê muối.
Gấc bổ dọc, lấy phần ruột và hột cho vào một cái tô. Châm chút rượu trắng vào, dùng tay bóp để rượu và thịt, hạt gấc hòa vào nhau.
Trộn nếp với gấc, cho màu đỏ thật đều. Trút nếp vào xửng hấp. Trong quá trình hấp, nhớ đảo nếp và rưới nước cốt dừa lên trên (nước cốt dừa đã được nấu sôi để sẵn, nếu bạn để nước dừa lạnh xôi dễ bị sống).
Khi xôi chín rắc ít đường, thêm chút dầu ăn hoặc mỡ nước, đánh tơi đều lên là được. Đơm xôi lên dĩa cúng gia tiên và thưởng thức trong đêm giao thừa, ngày đầu năm để cầu mong gặp nhiều điều may mắn trong năm.
Hướng dẫn: Bếp trưởng Thomas Tran
Nhà hàng Xoay Hoàng Gia – 12D Cách Mạng Tháng Tám, Q.1, TP. HCM.
Theo PNO
Bún sứa, đặc sản phố biển giữa đất Sài Gòn
Bún sứa là một món ăn nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, nhưng nổi tiếng hơn cả là thành phố Nha Trang.
Sứa là món ăn ngon, bổ, mát, được nhiều người yêu thích. Từ sứa, người ta chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng có lẽ phổ biến nhất là bún sứa và gỏi sứa. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do các ngư dân vớt tận các đảo xa. Các tiệm bán bún sứa ở Sài Gòn thường mua sứa sống từ Nha Trang, được ngâm trong nước biển mang vào Sài Gòn theo đường tàu lửa.
Bát bún sứa mang hương vị thơm ngon của phố biển Nha Trang
Bún sứa ngon ở phần sứa đã đành, mà cái ngon của nước lèo cũng cực kỳ quan trọng, quyết định người ăn có nhớ mãi hay không.
Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay với phần đuôi thắt lại trông như cái nơ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ăn vào thấy thanh và không ngán. Thành phần nước dùng còn có vị ngọt của chả cá tiết ra. Chả được làm từ các loại như cá thu, cá nhồng, cá mối, cá cờ... lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín.
Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn rụn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông rất thơm. Bạn sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm... Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc. Khi thưởng thức, thực khách sẽ có cảm nhận trọn vẹn nước dùng ngọt thanh, sứa giòn giòn, mát lạnh và vị cay ở ớt tạo nên cái ngon tuyệt vời, ăn một tô rồi muốn thêm tô nữa.
Không chỉ người con của thành phố biển Nha Trang, mà những người dân ở các vùng khác, đã một lần thưởng thức món bún sứa thì không thể nào cưỡng lại sức hấp dẫn của món ăn giản đơn ấy. Bởi vì chính sự giản đơn trong cách chế biến lại là nét đặc trưng nhất của ẩm thực xứ biển, vốn luôn muốn giữ lại hương vị thiên nhiên một cách toàn vẹn nhất.
Ở Sài Gòn, hiện nay mỗi bát bún sứa có giá từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món bún sứa tại các con đường như Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh), Trần Văn Đang, Huỳnh Văn Bánh (quận 3), đường Đồng Nai (quận 10)...
Theo NgoiSao
[Chế biến]- nấm nhồi thịt hấp Món ăn này hấp dẫn ở vị thanh nhẹ mà không kém phần đậm đà. Nấm ngọt kết hợp với thịt băm hấp ăn với cơm nóng rất ngon và thích hợp cho bữa tối bởi cách làm và nguyên liệu đặc biệt đơn giản! Nguyên liệu: 15 cây nấm (tươi hoặc khô đều được) 300 g thịt heo (tùy theo khẩu vị...