[Chế biến] – Vịt ôm nước dừa
Món vịt om nước cốt dừa sẽ đem lại cho gia đình bạn một bữa cơm ngon miệng!
Nguyên liệu:
- Thịt vịt: 1/ 2 con (khoảng 700 gr)
- Nước cốt dừa: 1/3 lon
- Tỏi: 1 củ
- Gừng: 1 miếng to
- Rượu, muối, gia vị, hạt nêm, hạt tiêu
- Hành hoa, mùi tàu
Video đang HOT
Thực hiện:
Bước 1: Vịt xát với rượu, gừng và muối cho sạch và bớt hôi. Sau đó rửa lại cho sạch muối và rượu.
Bước 2: Chặt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn, chặt bỏ phần phao câu vịt. Đem ướp vịt với một ít hạt nêm, gia vị, hạt tiêu, 1/2 chỗ gừng và tỏi băm nhỏ.
Bước 3: Phi thơm chỗ gừng và tỏi còn lại, cho thịt vịt vào xào săn.
Bước 4: Đổ nước cốt dừa vào nồi thịt vịt, dùng đũa đảo đều khoảng 1 phút. Sau đó đổ thêm một ít nước sao cho sâm sấp mặt thịt. Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ hơn, thi thoảng lại dùng đũa đảo đều.
Bước 5: Khi nước cạn chỉ còn sền sệt, thịt vịt đã chín mềm thì rắc hành hoa, mùi tàu thái nhỏ vào.
Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cho vịt om nước cốt dừa ra đĩa, ăn nóng với cơm hoặc bún đều ngon.
Chúc bạn ngon miệng với vịt om nước cốt dừa nhé!
Theo Eva.vn
Nồng đậm vị quê bánh canh vịt Quảng Trị
Với người Quảng Trị, xếp sau bánh canh cá lóc có lẽ phải kể đến bánh canh vịt. Khác với cháo cá bán cả ngày, thường bánh canh vịt chỉ bán vào buổi chiều cho những ai ăn xế.
Bánh canh vịt Quảng Trị - Ảnh: Trương Trà Linh
Vịt nấu với bột gạo hay bột lọc (bột sắn) cũng đều ngon, nhưng bột gạo phổ biến hơn vì ăn khá là nhẹ bụng. Cũng nhào từ bột gạo như cháo cá, nhưng sợi bánh canh vịt được xắt to hơn một chút. Vịt ngon làm sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn, ướp với củ nén và gia vị rồi um lên thơm ngào ngạt. Vịt chín tới thì thêm nước, đun sôi liu riu cho đến khi nước ngọt, vịt mềm mới thảy bột vào. Bột vừa chín, người nấu dụi bớt củi, chỉ để lại một chút vừa đủ giữ nóng nồi rồi gánh đi quanh xóm bán cho từng nhà. Hoặc chỉ đơn giản là bắc cái nồi ra trước hiên, xếp thêm mấy bộ bàn ghế thấp, bày ít tô, chén ra rồi bán, không cần biển hiệu mà khách vẫn nườm nượp kéo đến ăn, ai không may đến chậm là "được" bụng đói ra về.
Tô bánh canh vịt ngon nhờ miếng thịt mềm, cọng bột đầy đặn, mà nước dùng thì ngọt, thơm. Lớp nước béo vàng ươm sóng sánh - màu vàng đặc trưng của mỡ vịt - khiến cháo vịt không thể bị lẫn với bất cứ món bánh canh nào khác. Nồi bánh canh vì thế mà luôn rộn ràng, hấp dẫn, vì bên dưới lớp màng vàng óng kia, là bao nhiêu miếng thơm, miếng ngon.
Tô bánh canh vịt ngon nhờ miếng thịt mềm, cọng bột đầy đặn, mà nước dùng thì ngọt, thơm - Ảnh: Trương Trà Linh
Nồi mắm gừng thật hoành tráng vì phục vụ cho lượng khách đông đảo - Ảnh: Trương Trà Linh
Banh canh vịt thì không thể thiếu mắm gừng. Người bán thường làm sẵn một nồi mắm gừng to, đỏ rực màu ớt lẫn với gừng băm nhuyễn, khi khách ăn thì múc ra chén nhỏ dùng kèm. Mắm dùng để nêm thêm vào cháo tùy khẩu vị của khách, hoặc để dùng chấm với thịt vịt. Nhiều khách đến quán ngoài ăn bánh canh, còn gọi thêm đĩa lòng mề hay cổ cạnh nhâm nhi cùng chén mắm.
Bánh canh vịt bột lọc với con bánh trong suốt đẹp mắt - Ảnh: Trương Trà Linh
Ngoài bột gạo, bánh canh vịt còn được nấu bằng bột lọc. Nếu là bột lọc thì chủ quán không cho bột vào ngay từ đầu mà cho theo từng mẻ vừa phải, bán hết lại cho mẻ khác vào để nước không bị rền quá. Vịt cũng không um lên mà chỉ cho vào luộc lấy nước rồi vớt ra để riêng, khi ăn khách gọi phần nào mới cho phần đó vào nhúng qua rồi múc ra tô bánh canh. Ăn bánh canh bột lọc cũng là một cái thú. Sợi bột khi chín chuyển sang màu trong, ăn vừa dẻo, vừa dai, lích nhích rất vui miệng, thêm chút hành lá, rau răm, trái ớt, chút mắm gừng,.. thì ăn bao nhiêu cũng hết.
Quảng Trị nhiều miếng ngon, đất cằn mà vị quê thì nồng đậm. Bưng tô bánh canh vịt hít hà, người xa lỡ có về rồi lại chẳng muốn bước chân đi...
Trương Trà Linh (thực hiện)
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
[Chế biến] - Chè chuối nướng Món ăn với phần nếp vàng giòn bên ngoài, dẻo bên trong kết hợp với cái béo ngọt của nước dừa, thơm bùi của đậu phụng khiến người ăn thích mê. Nguyên liệu: - 1 nải chuối (10 trái) - 2 chén nếp - 400 ml nước cốt dừa - Đậu phộng rang giả nhỏ - Bột năng, đường, muối - Lá chuối...