Chế biến thuốc giả từ thức ăn gia súc và phẩm màu
Hàng loạt loại thuốc tây (tân dược) giả, nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bày bán công khai trên thị trường, được chế biến từ thức ăn gia súc và phẩm màu.
Thuốc Tây không thể không có đối với mỗi người bệnh. Nhưng có một thực tế đáng kinh hoàng là ngày càng nhiều kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm để sản xuất ra hàng triệu đơn vị thuốc giả tung ra thị trường mà không hề quan tâm đến những hậu quả khôn lường mà người bệnh có thể mắc phải.
Lực lượng chức năng bắt giữ một cơ sở sản xuất thuốc Tây giả
Tràn lan thuốc giả, thuốc nhái
Đến chợ sỉ thuốc Tây trên đường Đặng Tất (Q.1, TP.HCM), nhìn đâu cũng thấy thuốc, hàng hàng lớp lớp như một siêu thị. Thuốc được đựng trong các thùng giấy lớn, chất cao tới trần nhà. Trong vai người mua hàng, chỉ hơn một giờ lùng sục, chúng tôi mới biết rằng ai mua thuốc cũng được, số lượng bao nhiêu cũng có, không cần phải trình ra bất kỳ giấy tờ gì, kể cả đơn thuốc.
Tại TP.HCM, mặt hàng thuốc cảm bị nhái nhiều nhất. Theo đó, thuốc viên Panadol trị cảm, nhức đầu được Công ty SmithKline Beechamp.l.c (Anh) nhượng quyền sản xuất cho Công ty Liên doanh Dược phẩm Sanofi Synthelabo VN (Thủ Đức, TP.HCM), đã bị làm nhái dưới tên Pancid… do một Công ty cổ phần ở Trà Vinh sản xuất.
Cầm hộp thuốc 100 viên nén, vỉ 10 viên, người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn từ màu sắc đến kiểu dáng. Một mặt hàng khác cũng bị làm nhái nhiều là viên Decolgen trị cảm, sổ mũi, màu vàng mỡ gà, được đựng trong vỉ 20 viên của United Pharma Việt Nam, bị làm nhái thành Dehano…, có cùng công thức bào chế, cũng đựng trong vỉ 20 viên do một Công ty cổ phần tại Việt Nam sản xuất. Cũng của Công ty United Pharma Việt Nam, viên Alaxan nén 2 màu trắng – nâu đặc trưng trị cảm, đau nhức, ép trong vỉ 20 viên, có hàng nhái tên Prota… do một công ty cổ phần sản xuất.
Thuốc bổ cũng bị làm nhái rất nhiều. Mặt hàng thuốc bổ Homtamin, hộp hai màu vàng- nâu chứa 60 viên nang mềm gồm 12 vỉ , mỗi vỉ 5 viên, ngoài bao bì ghi Công ty TNHH Korea United Pharm. Int’l. Inc (Thuận An, Bình Dương). Trên thị trường cũng có viên nang mềm Liptamin giống Homtamin như hai giọt nước. Cách trình bày hộp đựng thuốc cũng giống hệt, ghi nơi sản xuất ở Nam Định.
Các thuốc đặc trị cũng là mặt hàng bị làm nhái. Về mặt hàng thuốc ho có viên Terpin Gonon bọc đường của Pháp bị nhiều nơi làm nhái. Các nhóm mặt hàng tiêu hóa, kháng sinh, dầu xức cũng cùng chung số phận. Theo ghi nhận, giá cả hàng nhái rẻ hơn hàng chính hãng đến hàng chục lần.
Chúng tôi làm quen được với chị Thảo – chủ một cửa hàng chuyên cung cấp các loại thuốc ngoại nhập. Chị Thảo cho biết: “Cửa hàng chị chuyên lấy thuốc từ nước ngoài về, loại nào cũng có, giá cả cũng rất rẻ. Nếu các em mua với số lượng lớn thì chị sẽ bớt cho vài giá”. Trước khi ra về, chị cũng không quên trao đổi số điện thoại với chúng tôi và nói khi nào cần mặt hàng nào thì cứ gọi cho chị, chị sẽ cung cấp số lượng lớn với giá rẻ.
Video đang HOT
Kinh Hoàng công thức chế thuốc giả
Kỹ thuật công nghệ phát triển là bàn đạp thuận tiện cho các trùm sản xuất thuốc giả. Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất thuốc giải với những thủ đoạn ngày một tinh vi. Không chỉ làm thuốc giả tại những thành phố lớn mà bọn tội phạm này còn sản xuất ở những khu giáp ranh biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc để tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện.
Trong khoảng mấy năm trở lại đây, tỷ lệ thuốc giả được phát hiện tăng đột biến, chủ yếu là thuốc đắt tiền và do công nghệ in ấn, dập viên hiện đại, ngay cả giới chuyên môn cũng khó phân biệt đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả.
Qua nhiều lần thâm nhập vào các cơ sở làm thuốc giả tại TP.HCM, chúng tôi có làm quen được với một người đàn ông tên Khương là một tay trùm đầu nậu, chuyên vận chuyển hàng lậu từ cửa khẩu biên giới về nước. Khương cho biết: “Công nghệ sản xuất thuốc giả rất hiện đại. Nếu mình muốn làm loại nào thì chỉ cần đưa mẫu mã ra là có thể được đáp ứng ngay”.
Khương cho biết thêm: “Ttrước đây, thuốc giả thường được vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam các cửa khẩu phía Bắc như Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)…, rồi từ đó vận chuyển vào TP.HCM bằng ô tô để tiêu thụ. Nhưng hiện nay, do lực lượng chức năng kiểm tra gắt gao nên thuốc giả được vận chuyển từ Trung Quốc qua Lào, sang Campuchia rồi về Việt Nam qua các cửa khẩu như Mộc Bài (Tây Ninh)… Tuy chi phí hơi đắt nhưng an toàn vì cảnh sát bên đó “thoáng” hơn”.
Ngoài ra, Khương cũng cho biết, hiện nay, ngoài việc vận chuyển thuốc từ nước ngoài về thì những cơ sở buôn bán thuốc lậu này còn sang tận Trung Quốc mua những công nghệ sản xuất thuốc giả. Theo đó, chỉ với 30 đến 40 triệu đồng là đã có thể mua được một chiếc máy ép vỉ hoặc máy dập viên. Với “công nghệ cao”, các đầu nậu sản xuất thuốc giả có thể chế tạo thuốc từ mọi nguyên liêu như: Bột ngô, bột sắn, tinh bột gạo… đến những nguyên liệu “cấp cao” như: Bột gạch, bột mực in, bột đá nhẹ, sơn, gan heo…
Trong nhiều năm qua, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện được rất nhiều những cơ sở, đường dây sản xuất thuốc giả. Điển hình như vụ chế tạo thuốc của Huỳnh Ngọc Quang (TP.HCM), trùm đường dây làm thuốc giả lớn nhất Việt Nam. Chỉ với vài dụng cụ thô sơ từ nhà bếp, nhóm của Quang đã sản xuất hàng loạt loại thuốc chữa bệnh giả, nhái như: Thuốc tim mạch, huyết áp, thuốc bổ, khánh sinh của hàng loạt những hãng dược phẩm lớn ở nước ngoài như: Novartis, Roche (Thụy Sĩ), Gedeon Richter (Hungary), Janssen Cilag (Mỹ), Solvay (Hà Lan)…
Hoặc trong đợt truy quét vừa qua, Công an Hà Nội đã phát hiện nguyên liệu chính làm nên thuốc phong tê thấp Bà Giằng được phát hiện trong năm cửa hàng tại Hà Nội là hạt Mã Tiền. Đây vốn dĩ là loại hạt có tính độc, có thể làm cho bệnh nặng thêm và có thể dẫn đến tử vong do tác dụng phụ của hoạt chất giả.
Đã từ lâu, tại các phiên chợ ở các khu cửa khẩu như Hoa Lư (Bình Phước), Mộc Bài (Tây Ninh)… xuất hiện tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc với giả rất rẻ. Từ thuốc uống, xoa bóp ngoài da, đến huyết thanh, thuốc tiêm, và cả thuốc diệt chuột. Các loại thuốc này không hề có chút thông tin chỉ dẫn bằng tiếng Việt người bán, người mua không biết tiếng Trung Quốc, chỉ nhận dạng thuốc qua hình dáng, màu sắc… Và giá cũng chỉ từ 10 đến 20 nghìn đồng là có thể mua được thuốc cảm sốt, đau đầu, đau bụng…. Ngay cả thuốc kích dục cũng bày bán tràn lan tại các phiên chợ này nhái thương hiệu Viagra với giá rất rẻ.
Một công thức chế biến thuốc giả thông thường là: Bột khoai tây thức ăn gia súc chất kích thích phẩm màu. Ngoài cách làm thuốc giả hoàn toàn từ những nguyên liệu trên, các cơ sở sản xuất thuốc giả còn sử dụng các chiêu thức khác để kiếm lời như: Vỏ ngoại ruột nội, mua thuốc thật pha trộn với các nguyên liệu phụ tỉ lệ 1/3, thậm chí 1/6. Vì thế, giá thành của những loại thuốc giả này chỉ bằng 1/3 thuốc thật.
Theo NDT
Hãi hùng cà phê "đểu"
Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành "cà phê" chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường...
Đậu nành hóa chất
Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực... "Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào" - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê "đểu" cung cấp cho thị trường.
Quy trình sản xuất mất vệ sinh - Ảnh: Đàm Huy
Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào
Một công nhân ở cơ sở rang xay cà phê Thông Phát
Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250 kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi...
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành "cà phê". Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần hoàn toàn không bao tay, khẩu trang... Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.
Không thể phân biệt thật giả Khi chúng tôi vào gặp ông chủ cơ sở tên Thông đặt mua nửa kg đậu nành "cà phê", nói là để về uống thử, nếu được sẽ lấy số lượng lớn ông Thông mở nắp thùng nhựa màu xanh lớn trước cơ sở, xúc nửa kg cà phê đậu nành cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào máy xay. Chỉ trong vài phút, nửa kg cà phê đậu nành nhanh chóng được xay mịn, biến thành nửa kg cà phê bột. Cầm nửa kg cà phê giả trên tay, tôi thầm nghĩ nếu "thượng đế" nào không tận mắt chứng kiến cảnh này thì đố ai biết đây là "cà phê" đậu nành.
Lạnh người!
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra "cà phê" chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu... cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên "từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!".
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn "cà phê". Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến "cà phê", thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến "cà phê" cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe...
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, "cà phê" thành phẩm... để kiểm nghiệm làm rõ. ( Còn tiếp)
Lấy dung dịch màu đen "lạ" tẩm vào nậu nành rang
Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong
Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành "cà phê"
Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang - Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy
Theo Thanh Niên
Phù phép biến lợn sề thành thịt bò Trong vai một đầu bếp học việc PV đã mục sở thị hậu trường nhà bếp của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội và một quán nhậu bình dân (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội). Hiểm họa "chết người" từ món ăn bình dân Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc...