Chế biến thịt kiểu này ăn vào rước cả đống bệnh nguy hiểm
Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, các bà nội trợ trước khi chế biến thường rửa thịt tươi sống trực tiếp dưới vòi nước hay chần qua nước sôi mà không biết rằng việc làm này còn gây độc tố gấp 10 lần.
Ảnh minh họa: Internet
Thịt là một trong những nguyên liệu chính không thể thiếu cho nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chế biến thịt đúng cách để giữ nguyên dưỡng chất và mùi vị của chúng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm khi chế biến thịt mà các bạn cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước
Trong cuộc sống hàng ngày nhiều người có thói quen trước khi nấu ăn sẽ rửa tất cả các nguyên liệu cùng một lúc và rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước. Trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt sống
Các chuyên gia cảnh báo thớt gỗ cũ đã bị mòn có rất nhiều rãnh, mùn bẩn, là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Thái thịt trên đó sẽ làm vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên thớt gỗ là loại tốt nhất để thái thịt sống, do vậy, điều quan trọng là bạn cần làm sạch và khử trùng đúng cách trước khi sử dụng.
Trong cuộc sống hàng ngày nhiều người có thói quen trước khi nấu ăn sẽ rửa tất cả các nguyên liệu cùng một lúc và rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước. Trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Chần thịt qua nước nóng
Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà đun nước sôi để chần. Việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.
Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C). Hơn nữa, việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.
Thịt xông khói chứa nitrate, sau khi rán qua dầu mỡ sẽ sinh ra Nitroso pyrrolidine gây ung thư. Vì vậy, thịt, cá, lạp xường, xúc xích đều kỵ rán.
Video đang HOT
Sau khi nấu chín, bạn không nên thái thịt ngay vì nước chưa kịp thoát ra ngoài và miếng thịt không đẹp mắt. Theo Tạp chí Cooking Light, với miếng thịt hay xương, ức gà không da thì bạn nên để khoảng 5 phút rồi thái. Với gà luộc thì cần đến 30 phút. Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá nhiều thịt nạc
Một số người cho rằng ăn thịt mỡ gây béo, thịt nạc vừa không gây béo vửa đảm bảo dinh dưỡng và chỉ ăn thịt nạc. Trên thực tế ăn nhiều thịt nạc chưa chắc đã tốt. Hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine, chất này quá nhiều lại gây ra xơ vữa động mạch.
Thực nghiệm trên động vật chứng minh, homocysteine trực tiếp tổn hại đến tế bào nội mô động vật, hình thành xơ vữa động mạch. Vì vậy nên ăn lượng thịt nạc thịt hợp, không nên quá lạm dụng và ăn nhiều.
Sử dụng chung thớt cho thịt sống và chín
Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Họ cho rằng thớt thái thịt sống sau khi rửa sạch, để khô thì có thể thái rau hoặc đồ ăn chín khác. Tuy nhiên, thịt sống sẽ để lại vi khuẩn trên tất cả mọi thứ nó chạm vào, kể cả thớt, xoong nồi và tay của bạn, nước rửa thông thường sẽ không thể làm sạch hoàn toàn, kể cả khi bạn đã để khô.
Khi dùng thớt đó để thái thịt chín, bạn sẽ vô tình ăn phải vi khuẩn vào cơ thể, sẽ sinh ra nhiều bệnh tật. Tốt nhất bạn nên có hai thớt riêng biệt cho thịt và rau, đồ sống, đồ chín, hoặc nếu không hãy dùng nước nóng, dầu rửa khử trùng thớt khi bạn chuyển sang xử lý thực phẩm tiếp theo.
Một số người cho rằng ăn thịt mỡ gây béo, thịt nạc vừa không gây béo vửa đảm bảo dinh dưỡng và chỉ ăn thịt nạc. Trên thực tế ăn nhiều thịt nạc chưa chắc đã tốt. Hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine, chất này quá nhiều lại gây ra xơ vữa động mạch. Ảnh minh họa: Internet
Thái thịt ngay khi nấu chín
Sau khi nấu chín, bạn không nên thái thịt ngay vì nước chưa kịp thoát ra ngoài và miếng thịt không đẹp mắt. Theo Tạp chí Cooking Light, với miếng thịt hay xương, ức gà không da thì bạn nên để khoảng 5 phút rồi thái. Với gà luộc thì cần đến 30 phút.
Rã đông sai cách
Cuộc sống bận rộn nên nhiều gia đình thường dự trữ thực phẩm, đặc biệt là thịt trong tủ lạnh, khi nấu chỉ cần rã đông là được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rã đông đúng cách, vừa làm mất dinh dưỡng vừa gây hại sức khỏe.
Việc bỏ thịt từ tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng là cách rã đông sai lầm nhiều người mắc phải. Bạn nên biết nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, thịt đang lạnh để ra ngoài sẽ kích thích vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, một số người còn ngâm thịt vào nước nóng để rã đông, điều này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, đồng thời làm thịt mất hết chất.
Giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Đối với các loại thịt, gia cầm và nhất là thủy sản còn sống, các chuyên gia y tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Các loại thịt đã qua chế biến có thể để đến 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Trẻ ở từng độ tuổi nên ăn thịt như thế nào mới khỏe mạnh?
Thông thường, sau 7 tháng tuổi thì trẻ có thể bắt đầu ăn các loại thịt. Giai đoạn này, mẹ nên căn cứ theo độ tuổi cụ thể để có cách chế biến thịt phù hợp nhất với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi khác nhau nên có chế độ ăn thịt khác nhau trong thực đơn ăn dặm
Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi
Mẹ nên từng bước chế biến các loại thịt phù hợp khi trẻ mới bắt đầu ăn. Đầu tiên, mẹ nên lựa chọn các loại thịt đỏ hoặc gan động vật để giúp trẻ bổ sung sắt. Tiếp theo, trong thực đơn ăn dặm có thể tăng cường thêm thịt gà hoặc lòng đỏ trứng, cuối cùng mới đến các loại tôm, cá.
Khi cho thịt vào món ăn dặm, mẹ cần tuân theo chức năng nhai nuốt cũng như tiêu hóa của trẻ. Ban đầu cần xay nhuyễn và nấu dưới dạng bột, khi trẻ được 9 tháng tuổi thì có thể vo thịt thành những viên nhỏ cho trẻ ăn.
Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn này, mẹ nên đảm bảo mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 50gr thịt là vừa đủ. Đặc biệt lúc này cần tăng cường luyện chức năng nhai cho trẻ bằng thịt viên hoặc lát mỏng nhỏ. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể ăn nhiều cá, tôm hơn trước nhưng mẹ cần cẩn thận nguy cơ trẻ bị dị ứng thực phẩm.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì mẹ cần tăng cường lượng thịt trong thực đơn ăn dặm. Cụ thể mỗi ngày nên đảm bảo 75gr thịt, cá và 1 quả trứng gà. Giai đoạn này cũng là thời điểm vàng tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, có thể nêm gia vị vừa đủ nhưng tốt nhất vẫn cần thanh đạm.
Những điểm cần lưu ý khi chế biến các loại thịt cho trẻ ăn dặm
Không chỉ cho trẻ ăn duy nhất thịt nạc
Chất béo có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu của cơ thể, mẹ không nên chỉ chế biến đơn nhất thịt nạc cho trẻ ăn, tốt nhất vẫn là kết hợp với một lượng thịt mỡ thích hợp. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất béo động vật để tránh nguy cơ béo phì.
Chọn cách nấu nướng phù hợp
Cách chế biến thịt cho trẻ tốt nhất vẫn là món xào, như vậy có thể đảm bảo các nguyên tố dinh dưỡng bên trong thịt. Món thịt xào có thể hạn chế mùi tanh, đồng thời cũng dễ được trẻ tiếp nhận hơn.
Ngoài ra, món thịt hầm cũng tương đối thích hợp cho trẻ ăn dặm, tuy nhiên mẹ có thể không nêm thêm dầu ăn vì trong thịt vốn đã chứa không ít chất béo. Đồng thời, đa số các loại dầu ăn sau khi nấu nướng đều sinh ra axit béo có hại, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Sử dụng nguyên liệu thịt tươi mới
Bất kể là thịt gì thì nguyên liệu chế biến cho trẻ đều nên lựa chọn kỹ càng hơn. Thịt còn tươi ngon không những đảm bảo chất lượng thịt săn chắc, tăng khẩu vị mà còn hạn chế nguy cơ thịt bị biến chất, sinh ra các loại vật chất độc hại đối với trẻ.
Trẻ ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến vấn đề gì?
Tuy nói thịt rất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, nhưng nếu mẹ không biết kiểm soát lượng thịt sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Trẻ dễ bị béo phì
Đa số các loại thịt đều thuộc vào nhóm thực phẩm giàu chất béo, nếu cho trẻ ăn quá nhiều không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn dễ tích tụ nhiệt lượng thừa, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Trẻ dễ hấp thu quá nhiều axit béo bão hòa
Các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa. Một khi trẻ hấp thu chất này quá nhiều sẽ dễ dẫn đến các bệnh mãn tính, điển hình như chứng mỡ cao máu. Mặc tù tốc độ trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn nhưng vấn đề kéo dài lâu ngày vẫn gây ra tác hại không nhỏ đến trẻ.
Trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng
Khi các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu đầy đủ và đa dạng mới thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Vì vậy, cho dù trong thịt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng nếu chỉ ăn đơn nhất mà thiếu kết hợp rau củ quả và các thực phẩm dạng khác sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu/emdep
Thịt lợn an toàn: Cách luộc thịt vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh "Ở Việt Nam, tôi thấy người tiêu dùng cũng có những cách truyền thống rất hay để kiểm tra nhiệt độ của thịt, cụ thể là dùng những vật nhọt để xiên vào thịt khi chế biến. Nếu thấy dịch tiết ra không có màu đỏ hồng thì cũng đã đạt trên 70 độ" PGS.TS Phan Thanh Tâm - Giảng viên ngành công...