[Chế biến] – Thịt kho tàu quen mà vẫn ngon
Món thịt kho ngon mềm, đẹp mắt, lại đậm đà, béo ngậy thật hấp dẫn.
Cách làm thịt kho tàu không khó!
Nguyên liệu:
- 500g thịt ba chỉ, thái miếng
- 4 quả trứng luộc chín; 1 miếng đậu phụ, cắt miếng nhỏ; 2 tép tỏi, thái nhỏ; 1 củ hành khô, thái nhỏ; muỗng cà phê hạt tiêu xanh; 30ml dầu nấu ăn; 15g đường nâu; 15ml nước mắm; 5g muối; 1 nhúm ngũ vị hương; 250ml nước dừa tươi
Cách làm:
Bước 1: Dùng chày giã tỏi, hành khô và hạt tiêu cho đến khi nhuyễn.
Bước 2: Làm nóng dầu ăn ở trong nồi trên lửa nhỏ, sau đó cho đường nâu vào khuấy đều cho đến khi đường tan chảy. Nấu đường cho đến khi đường có màu nâu sậm.
Cho thịt lợn vào nấu từ 3-5 phút cho đến khi thịt được caramel (đường tan chảy) bám đều vào thịt. Lưu ý lúc này thịt chưa chín.
Video đang HOT
Bước 3: Thêm hỗn hợp hành tỏi giã nhuyễn vào, đảo đều.
Sau đó thêm nước dừa và trứng luộc vào. Lượng nước dừa nên đủ để phủ hết lên thịt, điều này sẽ làm cho tất cả các nguyên liệu có màu sắc đồng đều. Nếu nước dừa không đủ, bạn có thể thêm ít nước hoặc bổ sung nước dừa. Nêm mắm, muối và ngũ vị hương.
Bước 4: Để nhiệt độ ở mức trung bình, khi sôi thì đun nhỏ lửa. Đun cho đến khi thịt mềm, nước kho thịt sánh lại, trứng có màu sắc vàng nâu rất đẹp. Thời gian om thịt khoảng 1 giờ. Trong quá trình om được 30 phút thì cho đậu phụ vào. Khi được, cho thịt kho ra đĩa rồi thưởng thức với cơm!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm thịt kho tàu!
Theo Mai Sơn
Nasi
Khám phá
Nước dừa đủ món
Nếu được ăn một bữa tiệc mà người Bến Tre đãi, bạn sẽ ngạc nhiên bởi hầu như món nào cũng có nước dừa. Nước dừa trở thành một loại "gia vị" đặc biệt làm món ăn thêm hấp dẫn.
Nước dừa ở đây là nước dừa xiêm tươi mát ngọt chứ không phải nước cốt dừa (lấy từ cơm dừa ta, trái to). Người Bến Tre cũng hay dùng nước cốt dừa để nấu nhưng không thường xuyên bằng việc dùng nước dừa. Nước dừa hầu như có mặt trong mọi món ăn.
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu mà thiếu nước dừa thì xem như... hỏng. Khi dùng nước dừa để kho, người ta không cần dùng đường và cho rất ít nước màu. Nước dừa đổ ngập mặt thịt (có thể thêm nước lạnh), cứ để sôi liu riu, nước dừa cạn, thịt cũng đỏ au, miếng thịt rệu và thơm hơn rất nhiều. Vì nước dừa là thành phần chính không thể thiếu nên đôi khi, người ta gọi thịt kho tàu là thịt kho nước dừa. Ngoài ra, với một số món kho khác như gà kho sả, vịt kho gừng cũng có thể dùng nước dừa.
Món quay chảo
Không biết những vùng miền khác thế nào nhưng ở miền Tây, đặc biệt là Bến Tre, quay chảo là món ăn quen thuộc và được rất nhiều người ưa thích. Người ta hay làm món này để đãi tiệc. Thịt quay không dùng phương pháp nướng làm chín mà chủ yếu nấu trong chảo nên gọi là quay chảo.
Thịt dùng để quay có thể là thịt heo, thịt gà, thịt vịt, thịt chim hay thịt chuột, để nguyên hoặc chặt miếng to. Trước khi quay, ướp ngũ vị hương cho thơm, để thịt thật thấm rồi bắc lên bếp khèo với dầu cho săn, sau đó đổ nước dừa ngập thịt. Ban đầu, có thể để lửa lớn để nước dừa cạn dần, sau đó hạ nhỏ lửa. Nước dừa kẹo lại, tạo thành một chất dẻo sánh ngọt mặn có màu rất đẹp và mùi thơm rất thèm, nó thấm và áo một lớp vàng ngoài miếng thịt, trông rất ngon lành, nhìn là muốn ăn ngay. Nếu không có nước dừa, thịt quay sẽ khó có được vẻ ngoài bắt mắt đó.
Tôm hấp
Tôm hấp nước dừa bây giờ đã đi vào nhiều nhà hàng, nhất là trong các tiệc cưới ở Sài Gòn. Khi dùng nước dừa hấp, tôm chín sẽ thơm và có vị đậm đà hơn. Đồng thời, chút ngọt ngọt vừa phải (không phải kiểu ngọt khi dùng đường) của nước dừa thấm vào tôm cũng khiến món ăn lạ miệng hơn nhiều.
Món hầm
Nhiều món ăn như vịt tiềm, lagu, vịt nấu măng, gà hầm sả, bò đun... nấu theo kiểu Bến Tre thì không thể thiếu nước dừa. Người ta dùng nước dừa, thêm ít nước lạnh để món ăn không quá ngọt rồi nấu từ từ để nước dừa thấm, thịt ngon hơn. Không phải người Bến Tre lạm dụng nước dừa mà rõ ràng, khi cho "gia vị" này vào, món ăn ngon hơn nhiều phần.
Pha nước mắm
Khi làm nước mắm, nhất là chấm bánh xèo, bánh khọt, người ta hay dùng nước dừa thay cho nước lọc, đồng thời bớt đường đi. Nước dừa sẽ làm tô nước mắm dịu, vị ngọt cũng đằm và ngon hơn. Người ta nói, bánh xèo ngon là nhờ nước chấm, nước chấm không ngon coi như bánh hỏng và bí quyết để có nước chấm ngon ở đây nằm ở nước dừa. Tuy nhiên, pha nước dừa sống thì dễ làm nước mắm thiu, không thể để qua đêm nên khi pha, chỉ nên pha đủ dùng.
Phá lấu, xào lăn
Nếu bạn đã quen với kiểu phá lấu, xào lăn khi ăn ở các quán ăn Sài Gòn thì bạn sẽ ngạc nhiên với món ăn làm "rặt" theo kiểu miền Tây. Người ta dùng nước dừa chứ không phải nước cốt dừa. Món ăn khi làm xong cũng ở dạng "khô" chứ không phải dạng nước sền sệt có thể chấm với bánh mì. Nước dừa giúp món ăn có màu nâu cánh gián, trông hấp dẫn tự nhiên chứ không phải kiểu dùng màu thực phẩm hay màu điều.
Rau câu dừa
Nếu như các món trên, nước dừa chỉ là nguyên liệu hỗ trợ thì với món này, nó là nguyên liệu chính. Bột rau câu hòa với nước dừa, có thêm ít đường, nấu tan, để nguội rồi cho trở lại vào trái dừa hoặc khuôn, ly nhựa để làm đông lạnh tự nhiên. Nếu muốn ăn rau câu "cứng" thì cho nhiều bột thạch rau câu còn nếu muốn ăn "mềm" thì cho ít lại. Nhưng dù ăn theo kiểu nào thì rau câu cũng ngon, thơm, giải nhiệt rất tốt.
Theo PNO
[Chế biến] - 3 món ngon cho bữa cơm thêm ấm áp Đều là những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cả nhà ngay khi bạn thưởng thức miếng đầu tiên. Đậu nhồi thịt sốt cà chua Nguyên liệu: - 4 bìa đậu phụ to - 200g thịt mông xay nhỏ - 1 nắm hành lá; 1 củ hành ta; 3 quả cà chua lớn - Gia vị: Bột canh, đường, nước mắm, ớt vừa...