[Chế biến] – Sườn lợn rim mật ong thơm ngon bữa cơm
Món này tuy cách làm thật đơn giản nhưng vị ngon của nó thì vô cùng hấp dẫn: miếng thịt sườn mềm, thấm gia vị, đậm đà và thơm ngon.
Nguyên liệu
- 400 gr sườn non chặt miếng vừa ăn
- 3 thìa canh mật ong
- Nước mắm, ớt bột, muối
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
- Vài tép tỏi, bóc vỏ, đập dập.
Video đang HOT
Cách làm
Sườn non rửa sạch với nước muối pha loãng, đổ nước ngập mặt sườn, đun sôi khoảng 3 phút thì đổ nước luộc sườn đi, rửa lại sườn một lần nữa. Tiếp tục đổ nước ngập mặt sườn, luộc cho sườn mềm trong khoảng 15 – 30 phút rồi vớt ra bát, giữ lại nước luộc sườn.
Mật ong trộn với khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm, 1/2 thìa nhỏ muối và ít ớt bột. Nếu không ăn cay bạn có thể bỏ ớt.
Làm nóng 3 thìa nhỏ dầu ăn trong nồi hoặc chảo sâu lòng, phi thơm tỏi. Cho sườn vào rán vàng hai mặt.
Từ từ rót mật ong vào chảo, dùng đũa đảo đều, thêm chút nước đã luộc sườn rồi đun sôi với lửa nhỏ, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Đun đến khi sườn mềm, hỗn hợp nước xốt bám đều quanh miếng sườn thì bạn tắt bếp, rắc hành lá đã thái nhỏ vào. Lấy sườn ra đĩa, dùng với cơm.
Món sườn rim mật ong tuy làm thật đơn giản nhưng vị ngon của nó thì thật hấp dẫn: miếng thịt sườn mềm, thấm gia vị, đậm đà và thơm ngon. Mỗi lần mình làm món này thì con trai rất chịu ăn cơm và có hứng thú với bữa ăn từ lúc ngửi thấy mùi món sườn trên bếp, khác hẳn những ngày bình thường mình phải dỗ dành và giở đủ mọi “chiêu trò” để con ăn.
Theo vietbao
Những món chè Huế ngon tuyệt vời
Ở Huế có tới mấy chục loại chè sang trọng, đài các có, bình dân có. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Người Huế khéo tay, ăn uống cầu kỳ, tinh tế nên chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon và bổ.
Có những loại chè thanh cao mà cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é....
Chè ngô Cồn Hến: Nói đến chè Huế không thể không nói đến chè bắp bởi đây là món chè đặc trưng của người Huế. Người Huế nấu chè bắp thì phải lấy bắp non hay còn gọi là bắp sữa ở Cồn Hến mới ngon, khi nấu đem nạo bắp cho tơi nhỏ kết hợp với bột lọc và đường trắng cho đến khi đặc lại, chè sẽ thơm lừng mùi bắp rất dân dã.
Chè bột lọc thịt quay: Chè bột lọc có hình thức viên tròn nhỏ, làm bằng bột năng, khi luộc chín, viên bột từ màu trắng đục thành màu trắng trong, ăn với nước đường và đây là món chè luôn được ăn nguội hay nóng ấm chứ không bao giờ ăn lạnh.
Chè bột lọc thịt quay được chế biến từ những miếng thịt heo quay, cắt vuông bằng quân súc sắc nhỏ (có cả bì lợn, cả thịt) bọc ngoài là màng bột nếp, rồi cho vào nước đường đun thành chè. Chè này có lẫn cả vị ngọt và mặn nên ăn không ngấy.
Chè hạt sen và chè nhãn bọc hột sen: là loại chè thanh cao, được chế biến từ hột sen hồ Tịnh Tâm.
Chè sen nấu theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát.
Chè khoai tía: món này rất nhiều vị khách ưa thích vì màu sắc và hương vị đăng trược. Chè được nấu từ khoai môn tím, rồi nấu chung với nước dừa và để nhỏ lửa đến khi vừa sánh là được. Thêm đường sao cho vừa nhưng không để mất đi mùi thơm của nước dừa. Chè có vị thơm và ngọt thanh.
Chè đậu ngự, đậu ván, đậu quyên: cũng là những loại có xuất xứ lâu đời ở Huế. Chè được nấu mềm nhưng vẫn giữ được nguyên hạt đậu. Chè dẻo thêm đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Nước cốt dừa cho vào sau làm tăng vị béo cho ly chè, đậu phụng rang phảng phất hương vị thơm.
Chè thập cẩm: tổng hợp của nhiều loại chè như chè đậu xanh dừa, chè đậu đỏ, chè bột lọc... Mỗi thứ múc một tý cho vào ly, thêm nước đá, thêm tý cốt dừa.
Theo vietbao
[Chế biến] - Nghỉ lễ, làm gỏi bò chua, cay ngon tuyệt Thời tiết nắng, nóng các món gỏi luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong những bữa tiệc hay các cuộc nhậu của nhiều gia đình Việt. Với món này, vị chua cay của gỏi thịt bò được thấm đẫm mùi cần tây rất thơm ngon, lạ miệng. Nguyên liệu: 300g thịt thăn bò hoặc bắp bò 100g cần tây 5 củ sả...