[Chế biến] – Rau cần xào lạp xường
Màu xanh non hấp dẫn và vị giòn giòn của rau cần, thêm màu đỏ hấp dẫn, béo béo của lạp xường, sẽ hấp dẫn lôi kéo bạn, khiến bạn nhớ mãi.
Nguyên liệu:
1 bó rau cần, 2 cái lạp xường; Gia vị, hành củ, tiêu.
Video đang HOT
Cách làm:
- Rau cần nên bỏ bớt lá, chỉ cần lấy cọng, ngắt đoạn vừa ăn và ngâm rửa kỹ.
- Lạp xường cắt lát mỏng
- Hành củ thái mỏng
- Phi thơm hành củ cùng chút dầu ăn. Với món rau xào này, bạn không cần cho nhiều dầu, nếu không sẽ rất béo.
- Cho lạp xường đã thái vào, xào khoảng 1 phút cho săn
- Cuối cùng cho rau, nêm gia vị. Nếu thích cho thêm chút xì dầu, món ăn sẽ thơm hơn.
Theo Dân việt
Ngày đông nhớ lạp xường Tây Bắc
Trong những ngày mùa đông lạnh giá, khi cái lạnh ngấm vào vạn vật, thì đó cũng là thời điểm, những cư dân của vùng cao Tây Bắc gác bớt công việc hàng ngày trên nương để ở nhà tránh rét bên bếp lửa hồng.
Lạp xưởng gác bếp - hương vị độc đáo của vùng cao Tây Bắc
Những món đồ ăn khô gác bếp như thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp... vốn đơn giản là một cách để bảo quản thực phẩm lâu dài, dùng khi thời tiết khắc nghiệt, không thể xuống chợ của người vùng cao. Đơn giản là vậy, ấy nhưng những món ăn gác bếp luôn có những hương vị riêng vô cùng độc đáo, không có ở bất cứ đâu.
Trong những món ăn gác bếp ở Tây Bắc, món lạp xường của người Mông (có nơi gọi là lạp xưởng, lạp sườn tùy theo cách phát âm). Người Mông cũng làm lạp xường từ thịt lợn băm nhỏ, trộn gia vị rồi nhồi vào trong một đoạn ruột lợn đã làm sạch, sau đó hấp chín sơ rồi treo lên gác bếp, ngay phía trên ngọn lửa. Điều khác biệt tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn của món ăn này là ở loại gia vị mắc khén (làm từ hạt dổi) là những thứ gia vị riêng chỉ có ở vùng núi Tây Bắc. Những loại gia vị này kết hợp trong món lạp xường, treo lên gác bếp chừng 2-3 tháng. Lạp xường được sấy khô dần cho đến khi sắt lại, vỏ ngả màu xám sẫm, khi ngửi thấy dậy mùi khói bếp lẫn với hương vị mắc khén và thịt sấy thơm bùi, ấy là lúc đã có thể ăn được.
Ở vùng cao Tây Bắc, các gia đình người Mông thường làm lạp xường gác bếp để ăn chứ không bán. Tuy nhiên, nếu du khách tới thăm một gia đình người Mông vào những ngày giá rét, có thể hỏi mua của gia chủ với giá khoảng 6-7 trăm nghìn đồng một kg. Khi ăn, người dân tộc vùng cao thường đem nướng lại, rán vàng hoặc hấp trên vung cơm cho nóng, thái khoanh, chấm với gia vị mắc khén để thêm phần đậm đà, tăng hương vị thơm bùi, hấp dẫn.
Nếu du khách có dịp đến Tây Bắc vào những ngày đông giá rét, hãy đừng quên thưởng thức những hương vị độc đáo của món ăn dân dã vùng cao này. Bên mâm cơm, cùng nhâm nhi hương vị nồng nàn của bát rượu ngô, nhấm nháp miếng lạp xường Mông gác bếp, thịt trâu sấy và vài ngọn cải mèo, miếng bánh dầy chiên..... du khách sẽ thấy mùa đông vùng cao trở nên quyến rũ, ấm áp không thể nào quên.
Theo ANTĐ
Hà Nội: Điểm danh 3 hàng bánh cuốn "nhỏ mà ngon" Cùng chúng tớ lang thang đi ăn 3 hàng bánh cuốn nhỏ xíu nhưng lại rất được lòng teen ở Hà Nội nhé. Bánh cuốn từ lâu đã là một món quà vặt yêu thích của teen, có lẽ cũng bởi bánh cuốn gắn liền với tuổi thơ của nhiều teen. Nổi tiếng nhất ở Hà Nội có lẽ là hàng bánh cuốn...