[Chế biến] – Phở gà cựa
Chắc chắn bạn sẽ phải thích thú khi thưởng thức món phở thơm ngon này.
Nguyên liệu:
- Gà cựa: 3 kg
- Gừng: 2 nhánh
- Hành khô: 4 củ
- Hành tây: 1/2 củ
- Thảo quả: 2 quả
- Hành lá, rau mùi, chanh, ớt, lá chanh
- Bánh phở
Cách làm:
- Thịt gà chín các bạn vớt ra, lọc lấy thịt rồi xé hoặc thái miếng mỏng, phần xương vừa lọc các bạn lại cho vào nồi ninh tiếp.
- Nướng thơm gừng, hành khô, thảo quả rồi rửa lại với nước cho sạch các muội đen hình thành trong quá trình nướng.
- Thả gừng, hành khô, thảo quả cùng hành tây bổ múi cau vào nồi nước dùng để tạo hương thơm đặc trưng của phở gà.
- Lá chanh thái chỉ, chanh bổ làm tư, ớt cắt lát mỏng. Hành mùi rửa sạch, vẩy ráo rồi thái nhỏ.
Video đang HOT
- Nước dùng sau khi đã ninh được khoảng 1h, các bạn nêm nếm bột canh cho vừa miệng. Chần bánh phở với nước sôi, dùng đũa quấy cho bánh phở tơi rồi đổ ra một cái rây cho ráo nước.
- Nhanh tay bốc bánh phở vào bát, xếp thịt gà lên trên, rắc hành mùi lá chanh rồi chan nước dùng đang sôi vào bát. Bày chanh, lá chanh thái chỉ, ớt tươi, tương ớt để mọi người gia giảm tùy theo khẩu vị. Ăn phở kèm với quẩy cũng rất ngon.
- Cùng là thịt gà nhưng thịt gà cựa có mùi vị đặc biệt hơn hẳn khiến bát phở của chúng ta trở nên hấp dẫn, ngon miệng hơn nhiều. Da gà giòn dai, khi nhai cảm nhận rõ độ sừn sựt rất vui tai. Thịt gà săn chắc, thơm ngọt, ăn hoài mà không thấy ngán.
Theo Eva
Ghé quán phở lâu đời trên đường Bà Huyện Thanh Quan
Tại đây, bạn có thể đề nghị món phở với tất cả các bộ phận trong con bò theo ý thích của mình - điều mà không phải quán phở nào cũng có được.
Chắc ít ai biết, quán phở cũ kỹ nằm ngay góc Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu là một quán ăn có tuổi đời đã nhiều chục năm. Cái tên Trương Minh Ký của quán cũng chínhlà tên đường ngày xưa của địa điểm này. Quán phở theo "phong cách" cha truyền con nối đã đi qua được nhiều đời.
Ớt chấm của quán là sốt ớt Bắc, khá cay
Rau được làm sẵn rất sạch sẽ
Quán phở và lẩu bò Trương Minh Ký bán từ sáng sớm đến tối mịt, chuyên phục vụ khách quen từ xưa và dân văn phòng khu gần đấy là chính. Một bát phở ở đây có giá là 40k và thập cẩm là 50k cho một tô to khổng lồ. Thường khách sẽ tự đề nghị thứ mình thích vì ở đây đặc biệt có nhiều thứ của con bò mà các quán phở khác không bao giờ có, như là: phở đuôi bò, phở tủy bò...
Khuyến cáo, nếu là con gái và không có khả năng ăn "siêu phàm" thì bạn nên đề nghị quán làm tô ít bánh. Vì với kinh nghiệm ăn ở đây cho thấy, một bát phở bình thường của quán vẫn "hơi bị nhiều".
Quán có nhiều khách quen ủng hộ và đặc biệt, không thiếu khách nước ngoài. Cô chủ quán là một phụ nữ trạc 40 tuổi, có vẻ chiều khách và vui vẻ. Bác đầu bếp là một bác gái đã lớn tuổi, tóc cũng bạc gần hết nhưng rất nhanh nhẹn và phong cách thì cực chuyên nghiệp. Gian bếp của quán tuy hơi chật chội và khá cũ kỹ nhưng nhìn chung rất ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Không như những nơi khác, bác đầu bếp của quán rất vui vẻ mời khách đến ăn chụp ảnh nơi nấu phở của mình - một điều hiếm xảy ra tại các quán ăn mà chúng tôi từng đến.
Người nước ngoài rất thích thú với hương vị phở của quán
Bác đầu bếp và chị phụ bếp
Phở ở đây được nấu rất chất lượng. Nếu đi ăn vào giờ trưa, bạn sẽ dễ dàng thấy cảnh nhân viên ở đây bó thịt đem hầm lấy nước. Họ dùng dây cột thịt lại thành từng tảng vuông to gần bằng một nửa cái bàn rồi cho vào nồi nước phở hầm thật kỹ, khâu chuẩn bị có vẻ khá hoành tráng.
Tủy bò là món yêu thích của nhiều người
Bò viên
Quán này ban ngày không quá đông, khách cứ ra vào liên tục nhưng không phải mất thời gian đợi bàn lâu. Đây cũng là một nơi đáng ăn thử nếu các bạn muốn tìm lại hương vị phở ngày xưa.
Theo Kenh14
Phở vịt xứ Lạng trên đất Hà thành Quán nằm gần đoạn ngã tư giao với phố Nguyễn Công Trứ, mới mở khoảng 1 tháng, dễ khiến nhiều người chú ý bởi một tấm bạt đỏ rực với nội dung rất kêu: "Phở vịt quay có mặt đầu tiên ở Hà Nội". Dòng quảng cáo này chắc hẳn cũng đã mời gọi được các thực khách tò mò, ưa "của lạ"....