[Chế biến] – Ngày lễ làm trứng cút lộn xào me ăn chơi
Trứng cút lộn xà me chua chua, cay cay, ngòn ngọt, mằn mặn vô cùng hấp dẫn.
Trứng cút lộn xào me là một món ăn vừa bổ dưỡng lại là món ăn chơi vô cùng thú vị thu hút nhiều thực khách đặc biệt là các bạn trẻ Sài Gòn trong thời gian qua.
Nguyên liệu:
- 20-25 quả trứng cút lộn
- 1 vắt me nhỏ
- 100g đậu phộng
– Rau răm, ớt, hành củ, gừng, nước mắm, đường, dầu ăn.
Thực hiện:
Bước 1: Trứng cút rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, vớt ra để nguội.
Bước 2: Ngâm me trong nước nóng khoảng 5 phút, sau đó dùng thìa dằm nhuyễn.
Bước 3: Cho me qua rây, lọc lấy phần nước và thịt me, loại bỏ phần xác.
Video đang HOT
Bước 4: Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, cho vào cối giã giập một chút.
Bước 5: Rau răm rửa sạch, để ráo, xắt nhỏ. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhuyễn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi. Ớt rửa sạch, xắt lát.
Bước 6: Trứng cút khi nguội thì bóc vỏ, chú ý thật nhẹ tay sao cho trứng khỏi vỡ. Sau đó cho trứng vào chiên sơ cho thơm, cho trứng ra đĩa để riêng.
Bước 7: Sau khi cho trứng ra, cho hành củ đã bằm nhỏ ở trên vào phi thơm.
Tiếp đó cho nước me, nước mắm, đường vào đảo kỹ cho đến khi nước sốt sánh lại, nêm nếm vừa miệng.
Bước 8: Khi nước sốt sền sệt, cho trứng đã chiên sơ ở trên vào đảo thêm khoảng 3 phút cho ngấm, nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp.
Bước 9: Cho trứng cút lộn xào me ra đĩa, thêm đậu phộng, ớt, gừng và rau răm ăn kèm.
Chúc các bạn thành công với món cách làm trứng cút lộn xào me chua ngọt hấp dẫn này nhé!
Theo Chun Chun Mai
Khám phá
Trứng vịt lộn - ăn đúng cách không hề đơn giản!
Trứng vịt lộn, trứng cút lộn ngon và bổ dưỡng, dễ ăn nên nhiều người chọn làm bữa sáng và có thể ăn 2 - 3 quả cùng lúc. Nhưng như vậy có đúng an toàn cho sức khỏe?
Không nên ăn hàng ngày
Theo GS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng vịt lộn tốt hơn trứng thường, nhưng phải ăn đúng liều và đúng cách mới hiệu quả.
Với trẻ em:
-Trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng cút lộn/ngày. Với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 - 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
-Trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. Hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 - 3 tháng liền).
-Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy...
Trẻ em trên 12 tuổi - người lớn dùng 1-2 quả trứng vịt lộn /ngày. Trẻ từ tuổi 12 trở lên là độ tuổi tăng mạnh chiều cao, nếu bổ dưỡng trứng vịt lộn sẽ rất công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành... bởi hàm lượng canxi cao.
Theo Đông y, trứng vịt lộn, trứng cút lộn ăn cùng rau răm, gừng tươi là món ăn bài thuốc chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý... rất tốt cho người ốm yếu, cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, yếu sinh lý...
Cũng không nên ăn trứng vịt lộn hàng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng, dễ bị tăng cholesterol trong máu - nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và tạo protein xấu cho người bệnh gout. Cơ thể dư thừa vitamin A tích lũy dưới da và gan sẽ gây vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến hình thành xương.
Nên ăn kèm món ăn bổ sung
Trong Đông y có món ăn - bài thuốc "trứng vịt lộn", bao gồm trứng vịt lộn 1-2 quả mới luộc còn nóng và gia vị: 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi cắt nhỏ và chút muối rang tán nhỏ. Có công năng dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng:
-Rau răm là hỗ trợ có tác dụng sáng mắt, mạnh chân gối, ấm bụng.
-Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục (cả nam và nữ).
Trứng vịt lộn có lượng sinh tố A (retinol) và tiền sinh tố A (beta caroten) khá cao - các chất này phải có đủ lượng dầu cần thiết để hòa tan, cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn.
Vì vậy các bác sĩ đông y khuyên mọi người khi bồi dưỡng trứng vịt lộn, nên có món ăn bổ sung đi kèm, tốt nhất là 1 đĩa lạc luộc (hoặc lạc rang) hoặc đơn giản hơn là uống 1 thìa canh dầu đậu nành (hoặc dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu).
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thời điểm ăn trứng vịt lộn hợp lý trong ngày là buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì rất khó tiêu, dẫn tới bị đầy hơi.
-Lượng rau gia vị ăn kèm 2 quả trứng là: 5g rau răm tươi và 5g gừng thái chỉ, giúp món ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.
-Phụ nữ ăn nhiều rau răm sống với trứng vịt lộn giúp dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe.
Thận trọng
-Khi bồi bổ bằng trứng lộn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn.
-Trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI (vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914UI sinh tố A, chưa kể tiền sinh tố A).
-Ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch).
-Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu.
-Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.
-Mẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn (vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo). Không nên ăn 2 quả cùng lúc, không ăn buổi tối vì khó tiêu, ngủ không yên giấc.
Theo Trà Giang
Gia đình và xã hội
List quà vặt dưới 10.000 đồng nóng hổi mùa thu Mùa hè oi ả đã qua đi, những món ăn mát lạnh, thanh đạm tuy vẫn còn vô cùng hấp dẫn nhưng cũng chịu lép vế chút ít trước các món ăn vặt nóng hổi cực kỳ hợp để thưởng thức trong tiết thu mát mẻ. Quà vặt phố phường có đặc điểm là rất rẻ, dùng ăn chơi chứ không để ăn...