[Chế biến] – Lẩu mắm miền Tây
Lẩu mắm, “bản giao hưởng ẩm thực” với hương vị đậm đà chế biến từ cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá và các loại rau xanh. Các mẹ hãy trổ tài nấu món này đổi khẩu vị cho cả nhà nhé.
Lẩu mắm đặc sản miền Tây. Ảnh: TK.
Nguyên liệu:
- Mắm sặc ngon: 400 gr.
- Tôm bạc: 300 gr.
- Cá hú: 400 gr.
- Thịt ba chỉ: 300 gr.
- Thịt lợn quay: 200 gr.
- Giá sống: 100 gr.
- Bông súng: 100 gr.
- Rau đắng: 100 gr.
- Bông điên điển: 100 gr.
- Một ít rau thơm.
- Cà tím: 3 trái.
- Xả băm: nửa chén.
- Tỏi: một củ.
- Hành tím: 5 củ.
- Ớt sừng: 2 trái, ớt hiểm: 10 trái (nhiều hay ít tùy khẩu vị mỗi người).
- Ngải bún: một củ.
- Dưa leo: một trái to.
- Gia vị: đường, bột ngọt, hạt nêm.
Cách thực hiện:
- Mắm sặc cho vào nồi đổ 2 lít nước nấu sôi cho rã mắm. Dùng đũa khuấy cho mắm rã hết rồi lược lại lấy nước mắm, bỏ bã.
- Cá hú làm sạch, cắt khoanh dày 1,5 cm.
- Tôm lột vỏ bỏ đầu và chỉ đen, chừa đuôi rồi đem xát muối, rửa sạch.
- Thịt ba chỉ cạo sạch lông trên da, rửa sạch, thái lát mỏng 2 mm.
- Xả, ớt sừng, hành, tỏi, ngải bún băm nhỏ.
Video đang HOT
- Cà tím cắt khúc 5 cm, chẻ thành 4 hoặc 6 miếng.
- Dưa leo khoét bỏ ruột, xắt sợi.
- Bông sung tước bỏ vỏ, cắt khúc 1 cm.
- Rau thơm, rau đắng, bông điên điển, giá làm sạch rồi trộn chung với nhau.
- Bắc chảo mỡ lên bếp cho nóng rồi phi hành tím, tỏi, xả, ớt vàng thơm, cho thịt ba chỉ vào xào.
- Ngải bún vắt lấy nước cho vào nồi mắm.
- Bắc nồi nước mắm lên bếp nấu sôi, tiếp theo lần lượt cá , thịt ba chỉ đã xào vào, nấu lửa nhỏ độ 5 đến 10 phút cho tôm vào nấu chín. Nêm đường, bột ngọt cho vừa ăn.
Món này dùng khi nóng, ăn kèm với bún và các loại sống (ngoài rau đắng, bông điên điển, giá, có thể ăn với rau muống, kèo nèo, cải xanh bông bí…)
Theo VNE
Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài Gòn
Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng.
Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, rất nhiều loại rau ngon và nước chấm mắm me.
Lẩu mắm là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy nhất trong văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Người dân miền sông nước Nam bộ đã biến tấu thành lẩu mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng, cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà. Cho đến nay, lẩu mắm đã trở thành một đặc sản trong các quán ăn, từ bình dân đến các nhà hàng cao cấp và có mặt khắp nơi như một món ăn ngon không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực vùng miền.
Đặc biệt, khi nhắc đến Cần Thơ, thực khách sẽ nghĩ ngay đến món lẩu mắm dân dã thơm ngon, đặc trưng. Tại đây, mùa nước nổi là mùa của rất nhiều loại cá linh, cá sặt... Người dân thường mang các loại cá này làm mắm để dành. Mắm làm ra có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Lẩu mắm gây ấn tượng bởi vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng riêng từ mắm.
Chị Khanh, chủ một quán lẩu lắm miền Tây tại TP HCM cho biết, mắm làm hương vị chính thơm lừng cho nồi lẩu. Để có nồi lẩu mắm ngon phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của mắm. Người dân miền Tây có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Và để có nồi lẩu mắm thơm, chị phải mua mắm ngon từ tận Cần Thơ, bởi theo chị, mắm ở những miệt như Cần Thơ, Cà Mau và Châu Đốc dùng để nấu món lẩu mắm sẽ mang lại hương vị thơm ngon và đặc trưng.
Ngoài mắm ngon, nổi lẩu không thể thiếu cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá... đặc biệt, một mâm rau xanh tươi sẽ tăng thêm vị ngon cho nồi lẩu. Rau ăn lẩu đa dạng và phong phú với đầy đủ sắc màu xanh đỏ vàng từ xanh của rau đắng, kèo nèo, rau muống, cải xanh đến màu vàng của hoa bí, đỏ của hoa súng, trắng của hoa so đũa.... và nhiều loại rau khác.
Ăn lẩu mắm không thể thiếu các loại rau xanh.
Cách nấu lẩu mắm được chủ quán chia sẻ như sau: Mắm sau khi nấu, bạn lọc bỏ xương lấy nước. Cho tỏi băm, sả, ớt vào nồi đảo lên cho vàng đều, cho thịt ba dọi vào xào thơm, tiếp tục đổ nước mắm vào, nấu sôi lên, nêm một ít đường, bột ngọt. Để mùi mắm dịu, ngọt tự nhiên, nên lấy một nắm sả đập dập bỏ vào nấu. Tiếp theo, bạn cho cá vào trần để nồi nước mắm có vị ngọt, rồi vớt ra dĩa, tiếp tục bỏ cà tím, khổ qua (cắt miếng vừa ăn). Cuối cùng tất cả nguyên liệu vừa làm xong ra một cái lẩu, để lửa liu riu.
Màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vị ngọt từ thịt, tôm, mực và các loại cá tươi như cá lóc cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất trong ẩm thực đất phương Nam.
Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, khi ăn, bạn chần rau vào và gắp ra ngay cho rau vừa tái ăn sẽ ngon hơn. Đặc biệt, món ăn có thể dùng kèm nước mắm ngon hoặc nước mắm me kết hợp với ớt tươi sẽ thêm phần thú vị cho món ăn. Và lẩu mắm ngon nhất khi rau phong phú.
Để thưởng thức được hết vị ngon đặc sắc của món ăn ngon này, bạn có thể về vùng sông nước Tây Nam bộ. Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé quán lẩu mắm trên đường Hồ Biểu Chánh, hay Lý Chính Thắng (quận 3). Nhưng để thưởng thức một nồi lẩu mắm đúng miệt Cần Thơ, bạn có thể ghé quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5.
Nào tôm, mực, cá tươi rất ngon.
Các loại rau dùng kèm gồm: hoa bí, hoa súng, kèo nèo, so đũa...
Bún ăn kèm lẩu.
Món ăn sẽ đậm đà và ngon miệng nếu có thêm nước chấm mắm me và ít ớt tươi.
Nồi lẩu đậm đà, thơm phức.
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Những món ăn không thể bỏ qua ở Sài Gòn Ẩm thực TP. Hồ Chí Minh vô cùng phong phú với những nét ẩm thực đặc trưng Nam Bộ và nhiều món ăn ngon nhất du nhập từ các địa phương trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn tuyệt ngon ấy nhé! 1. Bún mắm, lẩu mắm Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần...