[Chế biến] – Lẩu cua đồng
Lẩu cua đồng được nhiều ưa thích vì vị chua thanh mát lại vẫn đậm đà, rất thích hợp cho những ngày trời se lạnh.
Với cách làm lẩu cua đồng như thế này, cả nhà sẽ có một bữa ăn đầy hấp dẫn và thú vị.
Nguyên liệu: (cho 5-6 người ăn)
- Cua đồng: 700 gram- Xương ống: 500 gram
- Bắp bò: 500 gram- Đậu phụ: 4 bìa
- Cà chua: 4 quả to- Sấu xanh: 5 – 6 quả
- Dấm bỗng: 1/2 bát con- Gừng: 2 củ to
- Hành khô: 10 củ
- Rau nhúng lẩu: Rau xà lách hoặc rau diếp, tía tô, kinh giới, hoa chuối… (Có thể thay thế bằng các loại rau ưa thích)
- Dầu ăn, gia vị…
Thực hiện:
Bước 1: Ninh nước dùng xương
- Trước tiên, đặt vỉ nướng lên bếp ga, để lửa ở mức vừa phải, nướng xém vỏ một nhánh gừng nhỏ và 3 – 4 củ hành khô. Nướng xong, dùng dao bóc vỏ, rửa sạch. Đập dập gừng và hành để riêng.
- Xương ống rửa sạch, chần qua nước vừa đun sôi, vớt ra rửa lại một lần nữa. Cho xương, gừng và hành khô đã đập dập phía trên vào nồi, thêm 2 – 3 thìa canh gia vị cùng với 1 – 1.5 lít nước.
- Nếu dùng nồi áp suất, các bạn chỉ ninh khoảng 25 – 30 phút là được. Nếu ninh trên bếp ga bình thường, lưu ý không để sôi quá mạnh sẽ làm nước dùng không được trong.
Bước 2: Lọc cua
- Cua đồng mua về đổ vào trong nồi nhỏ, xóc đều với muối hạt cho cua nhả hết bẩn. Rửa nhiều lần với nước. Tách bỏ phần mai, gạt gạch cua vào bát nhỏ. Phần thịt cua cho vào cối giã nhuyễn.
- Nếu không muốn lích kích, các bạn có thể mua cua giã sẵn ngoài chợ.
- Hòa cua xay với khoảng 1 – 1.5 lít nước sạch để lấy nước. Nên bóp nhuyễn cua xay khoảng 5 – 10 phút để phần nước được đặc.
Video đang HOT
- Tiếp theo, lọc lấy nước trong qua một chiếc rây nhỏ.
Bước 3: Rán đậu
- Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn, để thật ráo nước. Không nên rán đậu ngay sau khi mua về hoặc mới rửa vì đậu còn nhiều nước và khó rán giòn.
- Cho đậu phụ vào chảo dầu nóng già. Rán đều tay trên lửa to để đậu vàng đều và giòn nhưng vẫn giữ được độ mềm, béo bên trong.
Bước 4: Ướp thịt bò.
- Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc thái con chì tùy thích. Nêm khoảng 1 thìa canh gia vị, trộn đều. Chỉ nên ướp thịt bò trước khi ăn 20 phút để thịt không bị thâm.
Bước 5: Chuẩn bị rau nhúng lẩu.
- Rau xà lách và các loại rau thơm khác mua về nhặt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ vừa ăn.
- Mọi người thường thích ăn lẩu cua với rau sống, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng lẩu cua với một số loại rau mùa lạnh khác rất ngon như rau cải chíp, rau cải xoong, nấm…
Bước 6: Chế nước lẩu.
- Cà chua rửa sạch, bổ cau, không nên thái cà chua quá mỏng. Sấu xanh rửa sạch, nạo vỏ. Hành khô đập dập hoặc thái mỏng tùy thích. Tùy theo sở thích bạn có thể tăng số lượng hành khô. Càng nhiều hành khô phi thơm thì nước lẩu càng thơm.
- Đặt nồi lẩu lên bếp ga, đổ nước dùng xương đã ninh đầy 1/2 nồi. Tiếp theo, đổ bát nước cua xay đã lọc vào đầy nồi. Cho cà chua, sấu, dấm bống và gia vị, đun nhỏ lửa.
- Ở bước này cần đun nhỏ lửa để gạch cua đóng bánh. Nếu vội vàng đun trên lửa to thì gạch cua sẽ tan vào nước, khi ăn không cảm nhận được rõ rệt mùi vị của gạch cua.
- Trong thời gian chờ nước lẩu sôi, cho dầu ăn vào chảo nhỏ, chờ nóng già thì thả hành khô vào phi vàng.
- Khi hành khô lên màu vàng, tắt lửa, nhanh tay đổ bát gạch cua vào, dùng đũa khuấy nhẹ.
- Đổ phần gạch cua vừa phi thơm bên trên vào nồi nước dùng vừa sôi lăn tăn. Lúc này, bạn cũng có thể vớt gạch cua ra một bát, lúc nào ăn thì thả lại vào nồi.
Bây giờ, nồi lẩu cua đồng thơm ngon đã sẵn sàng để gia đình bạn thưởng thức.
Nồi lẩu cua đồng hấp dẫn, thanh mát vị chua của dấm bống và sấu tươi, nước dùng ngọt, đậm đà.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món lẩu cua đồng này nhé!
Theo Eva
Trời hạ nhiệt, đi ăn lẩu cua mồng tơi ngọt chất
Hà Nội vừa qua một đợt nóng nắng đỉnh điểm. Ngày cuối tuần hạ nhiệt thế này là lúc nhóm bạn nên tranh thủ offline bên một nồi lẩu nghi ngút khói và ngọt chất như lẩu cua Cà Mau ở phố Đội Cấn.
Lẩu cua đồng không xa lạ với người Hà Nội, nhưng chế biến theo phong cách miền Nam ngọt chất hơn mà vẫn rất truyền thống như ở Ốc Ken thì chưa đâu có.
Chủ quán đặt tên là lẩu cua Cà Mau bởi mỗi set lẩu bao giờ cũng có 2 con cua to vừa vừa - giống cua Cà Mau với thịt chắc ngọt, rất được chuộng ở miền Nam. Nước lẩu cũng chế biến rất chất. Chỉ cần bật bếp, đợi nồi canh sôi lên, mở vung ra khách có thể ngửi ngay thấy mùi canh cua đồng thơm phức. Nếu chưa tin, cứ lấy muôi khua thử một vòng, bạn sẽ được "đã mắt" trước những "mớ" riêu cua mà "vớt hoài không hết".
Cái ngọt của canh cua luôn là hương vị nhiều người yêu thích. Về mùa hè, canh cua ngon mát chính là "khoái khẩu" trong bữa cơm các gia đình. Hoặc bánh đa cua cũng là món chưa bao giờ nhàm với người Việt. Chắc hẳn chính 2 nguồn cảm hứng ấy đã tạo nên món lẩu thú vị này. Thế nên lẩu cua ở Ốc Ken không thưởng thức cùng rau muống, cần, cải quen thuộc mà ăn kèm 2 loại rau hơi "khác đời" nhưng rất "hợp rơ" - mồng tơi và bầu.
Không phong phú, đủ loại rau thịt như nhiều món lẩu, nhưng chỉ cần mồng tơi, bầu với thứ nước canh ngọt lịm, thơm phức, phảng chút vị cay tê thì khách đã khó ngơi đũa. Lời khuyên cho bạn là ăn nhiều rau một chút, vừa ngon, vừa cân bằng với độ ngọt chất của nước dùng. Ngoài ra, bạn không thể quên món cua luộc hấp dẫn. Hai con cua thả vào càng làm nước lẩu "tinh túy" mà khách được "chấm mút" những thớ thịt cua chắc ngọt một cách thích thú. Cuối bữa, tổng kết bằng bát bánh đa đỏ nữa là ấm bụng, ngon miệng tuyệt đối.
Thưởng thức lẩu cua theo phong cách này hầu như khách nào cũng mê, nhất là khi được ngồi ở khoảng vỉa hè sát hồ, gió mát lịm của quán. Hay nếu sợ thời tiết oi nóng, bạn hãy tìm một chỗ trong phòng máy lạnh để thấy rằng thưởng thức lẩu cuamồng tơi mùa hè vẫn đã.
Lẩu cua Cà Mau giá 250.000 đồng/nồi đủ cho 2-3 người no, hoặc có thể làm món lý tưởng để nhóm bạn chốt hạ sau một "đại tiệc ốc", bởi Ốc Ken là địa chỉ quen thuộc với các loại ốc hay hải sản mang hương vị miền Nam. Nơi đây có khá nhiều món "tủ" đặc trưng vùng miền. Ví dụ một số món ăn vặt giá rẻ khoảng 30.000 đồng như trứng cút lộn xào me chấm bánh mì, bắp xào tép. Lạ hơn thì có lưỡi vịt sapo, răng mực - giá khoảng 60.000 đồng/món. Cao cấp nữa là các món ngán nướng, ốc móng tay chúa, ốc sư tử... Quán cũng thường xuyên bổ sung thực đơn mới cho khách. Chẳng hạn hè này, tiệm có thêm gỏi tôm, gỏi ốc giác ăn ngon - giòn - mát mà không hề tanh, cũng thích hợp làm món khai vị trước bữa lẩu cua ngọt chất của bạn.
Cút lộn xào me chấm bánh mì - món ngon đặc trưng của Sài Gòn có mức giá rất học sinh - 30.000 đồng.
Bắp xào tép cũng thuộc nhóm ngon rẻ - 25.000 đồng/đĩa.
Lưỡi vịt đậm đà, lạ miệng - 60.000 đồng/thố.
Gỏi tôm giòn ngọt mát.
Gỏi ốc giác.
Ăn hải sản ngồi vỉa hè hóng gió hồ vẫn được lựa chọn nhiều nhất.
Nhưng nếu để trốn nóng thì quán có các phòng điều hòa cho khách.
Địa chỉ: Ốc Ken Sài Gòn, số 8 ngõ 135, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội và 43 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM.
Theo Zing
Ngọt mát lẩu cua đồng Sa Đéc Vị nồng của riêu cua, vị ngọt từ hải sản hòa trong cái thanh mát của các loại rau đem đến hương vị hài hòa cho người ăn. Lẩu cua đồng là một món ăn dân dã có ở nhiều vùng miền với nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, ở Sa Đéc, nếm thử món lẩu cua đồng đường Thống Nhất, chúng...