[Chế biến] – Làm bánh nướng
Bánh nướng là một loại bánh rất đặc trưng, không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Năm nay, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những chiếc bánh nướng thơm ngon tại nhà, dành tặng cho gia đình và người thân dựa theo những công thức đơn giản phía dưới đây.
Nguyên liệu:
310g bột mì 200g đậu xanh ngâm nước trước 4 tiếng 200g nước đường
Đường kính Nước tro tầu, mạch nha Baking soda
Dầu ăn và 1 quả chanh
Bước 1: Nấu nước đường
Cho 1kg đường đun cùng 600ml nước, sau khi tan, các bạn cho 30ml mạch nha và nước cốt của 1 quả chanh vào, đun khoảng 15 phút thì cho 5ml nước tro tầu, 5 phút sau tắt bếp và để nguội. Thông thường bạn nên nấu nước đường ngay khi xong mẻ bánh trung thu năm trước, để càng lâu nước đường càng mềm bánh càng ngon và có màu đẹp hoặc bạn vẫn có thể làm trước 1-2 tuần.
Bước 2: Chúng ta sẽ chuẩn bị vỏ bánh trước
Đầu tiên, 200ml nước đường đã chuẩn bị trộn vào khoảng thìa cà phê baking soda.
Thêm một thìa nước tro tầu và 50g dầu ăn, để hỗn hợp khoảng 4 tiếng trước khi dùng
Tiếp theo, cho bột mỳ vào hỗn hợp và trộn đều.
Dùng tay nhào bột cho nhuyễn. Bước nhào bột là một bước rất quan trọng trong khâu làm bánh nướng, có thể cho thêm một chút bột áo để đỡ bị dính tay. Các bạn nên nhào bột dứt khoát và đều tay, đến khi bột mềm mịn là được. Để tránh bột bị khô, chúng ta bọc bột và cất vào tủ lạnh để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Chuẩn bị nhân bánh
Lấy đậu xanh đã ngâm ra làm sạch 1 lần nữa.
Đậu xanh đem hấp chín và xay nhuyễn.
Video đang HOT
Sau đó, bắc chảo và xào đỗ xanh đã xay nhuyễn với đường và 1 thìa dầu ăn, đến khi đậu xanh dẻo lại.
Để nhân nguội và nặn tròn. Chúng ta cũng có thể làm tương tự với nhân đậu đỏ để đổi khẩu vị cho bánh nướng thêm phong phú.
Bước 4:
Chuẩn bị xong nhân và bột bánh cũng là lúc đã có thể tạo hình cho bánh. Đầu tiên lấy từng phần nhỏ bột bánh và nặn tròn. Cán mỏng bột bánh đã chuẩn bị sẵn, sao cho phần viền ngoài mỏng nhưng đế bánh thì phải dày dặn một chút để khi nặn bánh không bị nứt. Sau đó, cho nhân vào giữa phần bột, các bạn nhớ là cân đúng theo tỷ lệ 1 phần bột 2 phần nhân nhé. Nặn bánh đều tay thành hình tròn sao cho nhân được bao bọc trọn trong phần bột.
Đừng quên trước khi làm thì bật lò nướng trước và để ở nhiệt độ 180 độ C.
Tiếp theo, các bạn hãy thật cẩn thận nhét bánh vào khuôn cho vừa vặn, ấn khuôn xuống ta sẽ có hình thù chiếc bánh như mong muốn. Các bạn có thể mua các loại khuôn khác nhau để tạo sự ngộ nghĩnh cho chiếc bánh, chắc chắn các bạn nhỏ sẽ rất thích thú đấy.
Bước 5: Nướng bánh
Cuối cùng là khâu nướng bánh, các bạn cho bánh vào lò khoảng 5 phút, đến khi bánh chuyển sang màu vàng đục .
Trong khi đợi bánh ngả màu các bạn chuẩn bị bát nhỏ với 1 quả trứng cùng 1 thìa nước, khuấy đều.
5 phút sau lấy bánh ra, xịt thêm chút nước lên bánh để bánh đỡ bị nứt khi nướng, để nghỉ 10 phút và phết đều trứng lên mặt bánh, lưu ý không nên phết khi bánh còn ướt. Sau đó, tiếp tục đặt bánh vào lò nướng 10 phút đến khi bánh chuyển màu vàng xuộm, nâu bóng là được.
Thành phẩm:
Các bạn nên để bánh từ 2 – 3 ngày, bánh lúc đó ăn mới ngon vì đã tiết dầu ra, bánh sẽ mềm, và lên màu đẹp hơn.
Chúc các bạn thành công nhé !
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh nướng Trung thu nhân khoai lang tím
Các công đoạn làm bánh khá cầu kỳ nhưng nếu dành chút thời gian và công sức, bạn sẽ có món quà ý nghĩa tặng người thân dịp Trung thu.
Nguyên liệu: Làm được 10 chiếc bánh 200g.
- Phần nước đường dùng cho bánh nướng:
Nguyên liệu (A): 1 kg đường cát trắng, 600ml nước nóng, 2 thìa cà phê nhỏ nước cốt chanh.
Nguyên liệu (B): 200g đường, 50ml nước.
- Phần khoai lang tím: 800g khoai lang tím, 150g đường cát trắng, 50ml dầu ăn, 1 thìa canh bột bánh dẻo (bột nếp rang chín), 2 thìa nhỏ cà phê mạch nha.
- Phần vỏ bánh nướng: 500g bột mì, 300-350g nước đường cho bánh nướng, 100ml dầu ăn, 1/4 thìa cà phê nhỏ ngũ vị hương, 2 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa nhỏ bơ lạc (hay còn gọi là bơ đậu phộng), 1 thìa cà phê nhỏ nước tro tàu
- Phần trứng vịt muối: 10 lòng đỏ trứng vịt muối, 2 thìa nhỏ cà phê nước đường, dầu mè, dầu hào, rượu Mai quế lộ, rượu gừng.
- Phần hỗn hợp dùng để phết lên bề mặt vỏ bánh: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê nhỏ màu dầu điều, một ít dầu mè, một ít nước lạnh, 1 thìa nhỏ cà phê nước đường dùng cho bánh nướng.
- Khuôn, cọ dùng để phết, bình xịt nước.
Cách làm:
Bước 1: - Nấu nước đường: Cho nguyên liệu (B) vào nồi, bắc lên bếp đun lửa trung bình. Trong một nồi khác, đun sôi 600ml nước.
- Khi đường trong (B) chuyển màu caramel thì lắc tròn cái nồi (không được khuấy). Tiếp theo đổ nước sôi vào nồi caramel, cho 1kg đường và hai thìa nhỏ nước cốt chanh vào. Đun sôi, vặn lửa nhỏ, và đun từ 45 đến 60 phút tới khi phần nước đường sánh lại. Để nguội, cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín để khoảng 1 tuần là có thể dùng được. Bạn có thể chuẩn bị sớm nước đường và thời gian để nước đường càng lâu thì bánh càng ngon.
Bước 2: - Khoai lang tím rửa sạch, luộc chín. Bạn có thể bọc khoai lang bằng màng nilon, sau đó cho vào lò vi sóng, nấu khoảng từ 5 đến 6 phút, khoai chín, để nguội.
- Tiếp theo bóc bỏ vỏ, cho vào âu sạch, dùng thìa tán thật nhuyễn và bỏ bớt phần sượng, cân 450-500g thành phẩm khoai.
Bước 3: - Cho khoai lang vào chảo chống dính, thêm đường cát trắng, mạch nha đặt lên bếp, vừa đun vừa khuấy để khoai không bị cháy, đun từ 15 đến 20 phút.
Bước 4: - Rưới từ từ dầu ăn vào chảo, dùng thìa nhỏ đảo liên tục để khoai không bị bén chảo và sên đến khi phần khoai hơi khô mặt thì cho bột bánh dẻo vào.
- Tiếp tục đảo đến khi phần khoai khô hẳn thì tắt bếp, để nguội.
Bước 5: - Tách lấy lòng đỏ hột vịt muối, rửa sạch lòng đỏ với rượu gừng, để ráo. Cho lòng đỏ vào chảo, thêm vào chảo hai thìa nhỏ cà phê nước đường dùng làm bánh, một ít dầu mè, một ít rượu Mai quế lộ hoặc rượu trắng, một ít dầu hào, đặt lên bếp, đun sôi lửa nhỏ, đun khoảng từ 4 đến 5 phút, thỉnh thoảng cầm tay cầm của chảo lắc đều, đun đến khi phần nước sốt sánh đặc lại tắt bếp, để nguội.
Bước 6: - Phần nhân khoai lang tím sau khi để nguội, vo viên tròn, đem cân trọng lượng, tỷ lệ của bánh nướng là nhân 2 phần, vỏ bánh một phần.
- Đặt lòng đỏ trứng vịt muối vào giữa, bạn nên cân trừ hao trọng lượng của lòng đỏ, dùng tay vo tròn viên nhân, cho vào tủ lạnh, bạn có thể chuẩn bị phần nhân bánh trước một ngày.
Bước 7: - Làm phần vỏ bánh: Trộn lẫn nước đường làm bánh đã đun ở bước 1, lòng đỏ trứng gà, ngũ vị hương, bơ lạc, nước tro tàu, dầu ăn vào bát, đánh cho lòng đỏ tan.
Bước 8: - Bột mì đổ ra âu sạch, thêm bát nước đường đã pha ở bước 7 vào âu, dùng thìa gỗ trộn đều thành một khối đồng nhất, hỗn hợp bột lúc này sẽ rất dính tay và ướt, dùng tay phủ lên bề mặt bột một lớp mì mỏng và dùng màng thực phẩm, bọc kín, ủ khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng để bột nở.
- Bạn có thể dùng 300-350g nước đường cho vỏ bánh nướng, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà điều chỉnh liều lượng nước đường cho phù hợp.
Bước 9: - Bột sau khi ủ sẽ khô lại, nếu quá ướt bạn có thể trộn vào một ít bột mì để làm bột áo, nếu khô bạn có thể thêm vào một ít nước đường làm bánh, bạn vê thành từng viên bột nhỏ, cân trọng lượng của vỏ bánh, ấn dẹp ra và cho viên nhân vào giữa.
Bước 10: - Dùng các ngón tay miết để vỏ bánh bao quanh viên nhân, vo tròn lại, làm cho hết các phần nhân và vỏ bánh. Phần nước đường còn dư, bạn có thể đậy kín, để nơi khô ráo dùng cho lần sau và thời hạn dùng trong vòng 1 năm.
Bước 11: - Khuôn thoa một lớp bột mỏng để chống dính, cho viên bột vào giữa khuôn, dùng lực của mu bàn tay ấn nhẹ để các góc cạnh của bánh vào sát với bề mặt khuôn, để bánh được sắc nét.
- Tiếp theo lấy bánh ra khỏi khuôn, đặt bánh đã đóng khuôn vào khay nướng đã lót giấy nướng lót bánh.
Bước 12: - Hỗn hợp phết lên bề mặt bánh: Đánh tan lòng đỏ trứng với nước lạnh, thêm dầu mè, màu dầu điều, nước đường, lọc qua rây để bỏ bớt lợn cợn.
Bước 13: - Cho khay bánh vào lò nướng, lò đã bật nóng ở 190 độ C, nướng bánh khoảng từ 6 đến 8 phút (tùy theo nhiệt độ của lò), hoặc đến khi mặt bánh đục lại.
Bước 14: - Lấy khay bánh ra, dùng bình xịt nước, xịt nước đều lên mặt bánh, để nguội, dùng cọ nhúng vào hỗn hợp lòng đỏ ở bước 12, gạt cọ vào miệng bát để trứng ra bớt, chỉ để ướt đầu cọ quét nhẹ nhàng lên mặt bánh (không phết lên thành bánh). Tiếp tục cho bánh vào lò nướng, nướng lần hai từ 6 đến 8 phút và lặp lại các bước xịt nước, để nguội, phết trứng, và nướng tiếp lần thứ 3 đến khi bánh chín vàng.
- Bánh sau khi vàng, lấy khay bánh ra để nguội, xếp lên vỉ, để ở ngoài khoảng nửa ngày cho khô ráo hẳn và cho vào túi nylon. Bánh để 1-2 ngày sau sẽ lên màu đậm hơn và vỏ bánh tươm dầu lúc này bạn dùng sẽ ngon hơn. Bánh không dùng chất bảo quản nên thời hạn sử dụng chỉ để được trong vòng từ 6 đến 7 ngày.
* Công thức được tham khảo từ trang bakingfun, blog Andee. Từ công thức dùng nước đường, vỏ bánh, cách nướng bánh, bạn có thể làm phần nhân là thập cẩm, đỗ xanh tùy theo sở thích.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Bánh nướng Bánh nướng trung thu kiểu Hàn Quốc mới ra lò. Nhân bánh của Hàn khác cực nhé. Bánh nướng nhà mình ngọt điên đảo trong khi đó bánh nướng Hàn Quốc vị lại dễ chịu hơn. Có lẽ vì nhân bánh nướng của xứ sở kim chi toàn các loại hạt thơm thơm bùi bùi và không quá ngọt. Cùng tìm hiểu cách...