Che biển kiểm soát để “né” phạt nguội: Mức xử phạt chưa đủ răn đe
Che đậy, tẩy xóa hay dùng biển số giả, biển tự lật là một trong rất nhiều chiêu trò của tài xế nhằm “vô hiệu hóa” việc phạt nguội của các cơ quan chức năng. Hành vi này đang có dấu hiệu ngày càng phổ biến, cần được ngăn chặn ngay.
Cảnh sát giao thông phát hiện một trường hợp che biển kiểm soát.
Muôn kiểu lách luật
Đại uý Nguyễn Mạnh Hảo, Đội Cảnh sát giao thông số 4 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) thông tin, trên tuyến đường Giải Phóng (đoạn trước cổng Bệnh viện Bạch Mai), từ trước tới nay luôn là điểm “ nóng” về trật tự an toàn giao thông, vì các xe taxi đỗ dừng, đón trả khách, gây lộn xộn. Sau khi khu vực trên được lắp biển báo cấm các phương tiện đỗ dừng, đồng thời có camera giám sát phạt nguội, các tài xế taxi đã đối phó bằng cách dùng quân bài tú lơ khơ hoặc mảnh giấy kẹp che biển kiểm soát xe để khi bị ghi lại hình ảnh thì cơ quan chức năng cũng không đủ căn cứ xử lý.
“Mánh khóe” này của các tài xế không khó để phát hiện ra. Chỉ cần dạo qua các quán cóc vỉa hè quanh khu vực trước cổng Bệnh viện Bạch Mai, trên đường Giải Phóng, Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng) là dễ dàng được “mách nước” về các hành vi trên.
Theo tài xế N.V.D (quê ở tỉnh Thanh Hóa), phổ biến nhất là việc sử dụng những miếng che bằng những quân bài hay vỏ vỉ thuốc, chỉ cần dính vào biển kiểm soát bằng chiếc kẹp. Tinh vi hơn, một số tài xế dùng một sợi dây cước gắn với cần gạt nước ở kính sau của ô tô, khi bị công an kiểm tra, họ bật cần gạt nước để giật miếng che ra khỏi biển kiểm soát.
Theo Trung tá Vũ Văn Ngoại, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 2 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội), hiện nay còn phát sinh hiện tượng tài xế taxi tự cạo lớp phản quang trên biển kiểm soát để không bị camera phát hiện vào ban đêm nếu vi phạm. Đặc điểm dễ nhận thấy là, sau khi bóc lớp phản quang, biển kiểm soát sẽ bị lóa khi có đèn chiếu vào, không thể nhận diện.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc dùng khẩu trang, dán đề can che biển số xe máy cũng khá phổ biến đối với nhiều lái xe hành nghề xe ôm. Có trường hợp taxi, xe ôm gây tai nạn nhưng biển kiểm soát bị che, khiến cho việc điều tra, xử lý của lực lượng chức năng gặp khó khăn.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội thường xuyên bố trí các tổ tuần tra, xây dựng những chuyên đề riêng về xử lý phương tiện che biển kiểm soát, nhất là tại khu vực nội đô. Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông cho biết, việc phương tiện tham gia giao thông không gắn biển số hoặc biển số bị che lấp, che mờ sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi truy tìm, điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông hoặc xử phạt nguội. Đây là hành vi cần phải lên án và ngăn chặn ngay.
Từ giữa tháng 5-2020, Đội Cảnh sát giao thông số 4 phối hợp cùng Công an quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra, xử lý đối với những xe taxi che biển số, đỗ dừng tại khu vực cổng Bệnh viện Bạch Mai. Để kịp thời xử lý các tài xế che biển “né” phạt nguội, lực lượng cảnh sát giao thông đã thay đổi phương pháp nắm tình hình, không cắm chốt một chỗ mà tăng cường tuần tra lưu động qua khu vực này, khi phát hiện vi phạm thì lập biên bản, xử lý theo quy định.
Trong vòng hơn 1 tháng (từ ngày 14-5 đến ngày 20-6), tại khu vực trước cổng Bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng, Đội Cảnh sát giao thông số 4 đã lập biên bản xử phạt gần 150 phương tiện xe dừng đỗ sai quy định, trong đó có nhiều trường hợp che biển kiểm soát bị xử lý theo quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Đội Cảnh sát giao thông số 1 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố) cũng cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, đã kiểm tra và xử lý 71 trường hợp xe che chắn biển kiểm soát. Trong đó, 61 tài xế cố tình, 6 trường hợp biển kiểm soát bị cong vênh, một số trường hợp thay đổi màu sắc nền biển kiểm soát.
Biển kiểm soát bị boc lop phan quang đe khong đoc được vao ban đem.
Từ thực tiễn công tác, Thiếu tá Đinh Ngọc Đạo, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 1 cho biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành đã tăng mức xử phạt đối với hành vi tẩy xóa, che biển kiểm soát… lên mức tối thiểu là 100.000 đồng đối với xe máy và 800.000 đồng đối với ô tô. Tuy nhiên, mức xử phạt như vậy vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc các đối tượng sử dụng biển số giả, biển bị tẩy xóa, che biển, biển kiểm soát không do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường về an ninh, trật tự. Đã đến lúc cần tăng nặng mức xử phạt, thậm chí có thể xem xét xử lý hình sự đối với những hành vi cố tình sử dụng biển giả, biển bị tẩy xóa, che biển…
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, hành vi điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Cha đẻ Liên Quân Mobile áp dụng cách chống "trẻ trâu" phá game cực dị, bắt phải lộ mặt mới cho chơi
Đây là một trong những cách thức chống "trẻ trâu" khá dị mới được áp dụng bởi Tencent, cha đẻ của Liên Quân Mobile.
Trung Quốc hiện đang là quốc gia đông dân và là một trong những nước có ngành công nghiệp game mobile phát triển bậc nhất trên thế giới. Mỗi ngày, có hàng trăm tựa game mobile được ra mắt với lượng người chơi khổng lồ, đặc biệt trong số đó không thể không nhắc đến những game thủ nhỏ tuổi.
Vì vậy, quốc gia này đưa ra những quy định vô cùng nghiêm ngặt để hạn chế tối đa việc nghiện game cho những người chơi tuổi vị thành niên. Quy định này được trình bày rõ trong nguyên tắc hạn chế chơi, nạp tiền và cấm chơi game xuyên đêm. Để áp dụng chính sách này, các tựa game tại Trung Quốc đa phần áp dụng cách thức bắt người chơi phải nhập số chứng minh để kiểm duyệt việc có đủ tuổi hay không.
Yêu cầu nhận diện khuôn mặt sẽ được Tencent áp dụng trong thời gian tới
Thế nhưng, đa phần game thủ trẻ đều "lách luật" bằng cách sử dụng số chứng minh của bố mẹ để đăng ký tài khoản nhằm vượt mặt hệ thống giám sát của các công ty phát hành game. Chính vì vậy, để kiểm soát được vấn đề hóc búa này, Tencent đã đưa ra quyết định "bàn tay sắt", yêu cầu người chơi phải nhận diện gương mặt mới cho phép đăng nhập vào game. Đồng thời sẽ đối chiếu với số liệu của cơ quan công an nhằm xác minh được độ tuổi thực sự của game thủ.
Nếu từ chối cho nhận diện gương mặt, các tài khoản này sẽ bị đưa vào danh sách chống nghiện game cho trẻ ở tuổi vị thành niên. Nếu bị đưa vào danh sách này, mỗi ngày tài khoản đó chỉ được chơi game tối đa 1 tiếng 30 phút. Vào ngày nghỉ không quá 3 tiếng, thêm đó từ khoảng thời gian 22 giờ cho đến 8 giờ sáng hôm sau không được phép đăng nhập vào game.
Ảnh minh họa
Kế hoạch này ban đầu sẽ thử nghiệm ở hai sản phẩm thuộc dạng hot nhất của ông lớn Tencent là Vương Giả Vinh Diệu (phiên bản gốc của Liên Quân Mobile) và PUBG Mobile (Game For Peace tại Trung Quốc). Không dừng lại ở đó, Tencent còn áp dụng cách thức đối với các tài khoản bị nghi ngờ là trẻ tuổi vị thành niên giả mạo người lớn, nếu mỗi tháng nạp tiền quá 400 NDT hoặc có những dấu hiệu khác thường, lập tức hệ thống cảnh báo của Tencent sẽ gửi yêu cầu nhận diện khuôn mặt. Nếu từ chối, game thủ sẽ không thể tiếp tục nạp vào game được nữa.
Trước đây, đã không ít trường hợp sử dụng tài khoản của bố mẹ để nạp tiền vào game tại Trung Quốc. Một trong số đó là "phốt" liên quan tới tựa game PUBGMobile. Chẳng là, một game thủ nhí đã bị những kẻ xấu lợi dụng, yêu cầu chuyển một khoản tiền lớn lên tới 123 triệu VNĐ để thực hiện hoạt động trao đổi, mua bán vật phẩm trong game.
Những kẻ xấu này thậm chí còn lừa game thủ nhỏ tuổi này reset cứng điện thoại về cài đặt ban đầu nhằm che giấu thông tin lừa đảo. Cuối cùng, đứa trẻ ngây thơ tin rằng bên kia sẽ trả lại khoản tiền cho mình, nhưng tất nhiên, khoản tiền đã mất thì sẽ chẳng bao giờ lấy lại được. Đây là bài học buồn đối với những bậc phụ huynh nói chung khi cần phải kiểm soát trẻ ở tuổi vị thành niên của mình để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Giờ kiểm tra mà không muốn giáo viên đi xuống thì làm thế nào? Cả lớp bèn dùng chỉ giăng kín lối đi Cách làm lầy lội của các bạn học sinh trong giờ kiểm tra khiến cư dân mạng được trận cười bể bụng. Thử hỏi thời đi học, mấy ai không ám ảnh mỗi khi đến giờ kiểm tra, nào là lo đề khó không làm được, nào là sợ không có đồng đội hỗ trợ,.... Chưa kể, nếu giáo viên dễ tính, cho...