[Chế biến] – Khoai tây nướng mật ong
Khoai tây nướng mật ong vừa hấp dẫn lại rất dễ chế biến.
1. Nguyên liệu
- 4 củ khoai tây lớn
- 4 muỗng canh mật ong
- 1/3 tép tỏi
- muỗng cà phê vỏ chanh mài
- Nước chanh
- 1 nhánh hương thảo
- Muối biển
- 2 muỗng canh cà phê dầu ăn
2. Cách làm
Khoai tây gọt vỏ, thái khoanh tròn (mỗi củ thái khoảng 4 lát).
Luộc trong nồi nước có pha chút muối cho đến khi khoai vừa mềm (không được nát), luộc từ 8 – 10 phút, tùy thuộc vào độ dày của lát khoai tây.
Lá hương thảo thái nhỏ.
Trong một bát nhỏ, trộn mật ong với vỏ chanh mài, tỏi mài.
Thêm nước chanh và dầu ăn, khuấy đều.
Vớt khoai tây để ráo nước. Sau đó xếp lên vỉ nướng và dùng cọ phết hỗn hợp gia vị lên trên mặt khoai.
Cho mặt khoai đã được phết gia vị xuống trước. Trong lúc này lại phết gia vị lên mặt trên của khoai.
Video đang HOT
Nướng khoai tây từ 3 – 4 phút.
Cho khoai tây ra đĩa, trang trí lá hương thảo và rắc một chút muối biển lên trên rồi thưởng thức. Khoai tây nướng mật ong chắc chắn sẽ khiến những ai thưởng thức phải hài lòng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với khoai tây nướng mật ong!
Theo Eva
Những cặp đôi thực phẩm có ích cho sức khỏe
Tiêu thụ cùng lúc những thực phẩm có ích cho sức khỏe có thể mang lại những giá trị dinh dưỡng lớn hơn cho cơ thể. Sau đây là 10 nhóm thực phẩm mà bạn nên kết đôi chúng lại với nhau trong chế độ ăn uống hàng ngày để có được những lợi ích tốt nhất.
Hai luôn tốt hơn một
Kết hợp một số loại thực phẩm với nhau có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng của chúng, giúp cơ thể hấp thu và tận dụng tất cả những lợi ích từ thực phẩm hiệu quả hơn. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, những loại thực phẩm dưới đây khi được sử dụng cùng nhau sẽ tốt hơn so với việc tiêu thụ chúng riêng lẻ.
1. Đậu ve và khoai tây
Vì sao cần phải kết hợp? Sử dụng cả loại thực phẩm này cùng một lúc sẽ bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, giúp ích cho hoạt động của não và hệ cơ.
Cơ thể chúng ta chỉ hấp thu được chất sắt non-heme (có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu ve, đậu nành, các loại rau có lá và bột ngũ cốc) ít hơn 33% so với chất sắt heme (có trong những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, cá và thịt gà). Để làm tăng khả năng hấp thu chất sắt non-heme, cần tiêu thụ những thực phẩm giàu chất sắt kèm với những thực phẩm giàu vitamin như khoai tây, cam, cà chua và các loại dâu. Vitamin C giúp thay đổi chất sắt non-heme thành một dạng dễ hấp thu hơn. Chất sắt rất cần thiết để sản xuất ra các huyết sắc tố, một loại protein giữ nhiệm vụ vận chuyển ô-xy đến các cơ và não. Lượng chất sắt trong cơ thể nếu ở mức thấp sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược và kém tập trung.
2. Trà xanh và nước chanh
Vì sao cần phải kết hợp? Cơ thể sẽ có nhiều chất chống ô-xy hóa hơn nếu bạn kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
Catechin có trong trà xanh là những chất chống ô-xy cực kỳ mạnh mẽ. Một kết quả nghiên cứu vào năm 2006 tại Nhật Bản ở hơn 40.000 người Nhật trưởng thành cho thấy những người uống ít nhất hai tách trà xanh mỗi ngày sẽ ít có nguy cơ tử vong vì bệnh về tim mạch hơn so với những người không uống. Theo một báo cáo riêng biệt được Trường ĐH Purdue, Idiana, Hoa Kỳ thực hiện năm 2007 thì chỉ cần cho thêm một ít nước ép từ các loại trái cây có họ cam, quít như chanh, cam hay bưởi vào trà xanh sẽ làm giảm được mức độ phân hủy của các chất catechin trong hệ thống tiêu hóa, khiến cơ thể hấp thu các chất chống ô-xy hóa này một cách nhanh chóng hơn.
3. Sữa chua và chuối
Vì sao cần phải kết hợp? Cả hai loại thực phẩm này sẽ giúp hệ thống cơ bắp hồi phục sau khi đã hoạt động với cường độ cao.
Việc tiêu thụ hai chất dinh dưỡng đa lượng này (là những hợp chất hóa học mà con người tiêu thụ với số lượng lớn và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể) cùng lúc trong thời gian ngắn ngay sau khi tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ bắp. Sự kết hợp giữa các chất carbonhydrate và protein làm tăng mức insulin. Càng nhiều insulin, các cơ càng được bù đắp dưỡng chất như các a-xít amin, glucose nhanh hơn sau khi đã hoạt động quá mức, giúp hệ cơ trở nên mạnh hơn.
4. Cá và rượu
Vì sao cần phải kết hợp? Rượu sẽ giúp các a-xít béo omega 3 có ích trong cá được hấp thu tốt hơn.
Trong một cuộc nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Ý cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ một ly rượu mỗi ngày sẽ có mức chất béo omega-3 trong máu cao hơn. Loại a-xít này có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá mòi... Những kết quả tương tự lại không xuất hiện đối với bia hay các loại rượu mạnh. Các nhà khoa học tin rằng những chất chống ô-xy hóa polyphenol có lợi cho tim hiện diện trong rượu có thể đã chịu trách nhiệm trong việc cải thiện khả năng hấp thu omega-3 của cơ thể. Những chất béo có khả năng đánh bại bệnh tật này có thể còn liên quan đến việc hạ thấp nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, căn bệnh có thể gây mù lòa. Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và thực phẩm hóa học, trong rượu vang trắng có chứa những hợp chất polyphenol riêng biệt với chất lượng bảo vệ tim tương đương những chất chống ô-xy hóa có trong rượu vang đỏ. Tuy nhiên, uống quá nhiều chất cồn lại có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vì vậy, cần hạn chế lượng rượu được tiêu thụ chỉ ở mức từ một đến hai ly một ngày.
5. Táo và mâm xôi
Kết hợp cả hai loại trái cây này với nhau sẽ nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của các chất chống ô-xy hóa.
Một kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của Cannada khẳng định chất chống ô-xy hóa ellagic (có trong quả mâm xôi, lựu, óc chó và nam việt quất) sẽ làm tăng khả năng của chất quercetin (một chất chống ô-xy hóa được tìm thấy trong táo, nho, hành và bột kiều mạch) trong việc giết chết các tế bào ung thư. Các nhà khoa học nghiên cứu về thực phẩm đã phát hiện ra hàng ngàn chất hóa học từ thực vật có hoạt tính sinh học như vậy trong trái cây, rau xanh, các loại đậu, hạt có vỏ cứng và lương thực thô. Hiện nay, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng những chất hóa học này sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn nếu được kết hợp chung với nhau hoặc theo nhóm, chứng tỏ rằng những nguồn thực phẩm bổ sung với những chất dinh dưỡng đơn lẻ không thể phù hợp với khả năng phòng ngừa bệnh tật của các loại thực phẩm ở dạng thô.
6. Rau trộn và những chất béo có lợi
Để có được trọn vẹn những lợi ích từ món rau trộn, hãy bỏ qua những loại nước sốt không béo. Thay vào đó, nên trộn món salad bằng hỗn hợp nước sốt làm từ dầu ô-liu và giấm, hoặc cho thêm một ít quả bơ thái lát. Các chất chống ô-xy hóa carotenoid có thể hòa tan chất béo như lycopene trong cà chua và lutein bảo vệ cho mắt có trong các loại rau có lá sẽ được hấp thu tốt hơn nếu có sự hiện diện của những chất béo có lợi cho sức khỏe.
7. Uống trà khi ăn sushi
Trà là thức uống thích hợp nhất khi bạn ăn món sushi. Các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Purdue, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa chiết xuất từ trà xanh hay trà đen khi kết hợp với cá có thể ngăn chặn chất thủy ngân độc hại (thường có trong những loại hải sản) xâm nhập vào máu.
8. Bánh mì sandwich và sữa chua
Nên dùng loại cá hồi đóng hộp giàu vitamin D khi chế biến món bánh mì sandwich và ăn chúng cùng với sữa chua. Vitamin D sẽ cải thiện lượng can-xi được hấp thu trong ruột, vì vậy, chúng là một hợp chất cần thiết cho sự hình thành của xương. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa chua cùng với những món ăn có trứng hoặc cá mòi vì đây cũng là những nguồn cung cấp can-xi rất tốt đồng thời là nguyên liệu để làm món bánh mì sandwich khá thơm ngon.
9. Lá hương thảo và thịt bò
Những nhà khoa học thuộc Trường ĐH bang Kansas, Hoa Kỳ khẳng định các chất chống ô-xy hóa trong cây hương thảo có khả năng hạn chế sự hình thành những hợp chất gây ung thư có tên gọi là các amine heterocyclic, vốn có thể hình thành khi thịt bò được rán hoặc nướng trên lửa.
10. Cà phê và carbonhydrate
Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Úc thực hiện cho thấy những người biết dùng những thực phẩm giàu carbonhydrate cùng với chất caffeine có trong cà phê sau khi kết thúc buổi tập thể dục sẽ bổ sung nguồn năng lượng cho các cơ nhanh hơn so với những người chỉ ăn các thực phẩm cung cấp carbonhydrate.
Theo PNO