[Chế biến] – Kẹo đậu phộng – ‘cu đơ’ Hà Tĩnh
Kẹo đậu phộng (hay còn gọi là kẹo lạc, hoặc “cu đơ” theo cách gọi dân dã của người Nghệ Tĩnh) là món ăn chơi rất hấp dẫn. Vị ngọt bùi cùng hương thơm của mật mía, đậu phộng và gừng tươi sẽ thật sự hấp dẫn bạn. Cùng vào bếp chế biến đặc sản độc đáo này nhé!
Nguyên liệu:
- 300g đậu phộng bóc vỏ
- 150ml mật mía
- 100g mạch nha
- 1 nhánh gừng
Cách làm:
- Đậu phộng rang vàng để nguội, có thể bóc hoặc giữ lại lớp vỏ lụa bên ngoài
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi thái sợi mỏng
Video đang HOT
- Bắc nồi lên bếp, cho 150ml mật mía cùng 100g mạch nha vào nồi, có thể thêm 1 muỗng đường để tăng kết cấu cho kẹo. Đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi sôi thì hạ lửa, dùng đũa khuấy đều tay tránh mật tràn nồi.
- Để thử xem mật đã chín vừa chưa các bạn chuẩn bị một bát nước nhỏ, dùng đũa khuấy nhỏ vào bát vài giọt mật, khi thấy mật chuyển sang màu cánh gián đậm, giọt mật nhỏ xuống tròn đều, không tan trong nước là mật đã đạt yêu cầu. Lúc này cho đậu phộng và gừng thái sợi vào, đảo đều, tắt bếp.
- Múc đậu phộng lên bánh đa khi đang nóng, dàn mỏng đều, có thể gập đôi chiếc bánh lại thành hình bán nguyệt, để thật nguội cho kẹo cứng lại. Bảo quản bằng cách cho vào túi nilon hoặc bỏ vào hộp kín tránh không khí.
Bảo quản bằng cách cho vào túi nilon hoặc bỏ vào hộp kín tránh không khí
Theo TNO
Kẹo lạc - món quà nhắc về quê hương
Kẹo lạc là một phần trong nét văn hóa người Việt, là thứ quà xuất hiện trong đời sống hằng ngày, và món quà ý nghĩa cho những vị khách phương xa.
Uống trà đá, ăn kẹo lạc, kẹo dồi... là một nét văn hóa giản dị mà gần gũi với nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là người miền Bác. Kẹo lạc quen thuộc với mọi lứa tuổi, nhâm nhi tách trà hoài cổ kỷ niệm xưa cũ. Kẹo lạc là món quà nhắc về quê hương, về nét văn hóa của người Việt, món quá ý nghĩa cho những vị khách phương xa lần đầu đến Việt Nam... cũng là một món ăn khoái khẩu của những cô cậu háo ngọt.
Theo tương truyền thế kỷ XVII Bà Chúa Mía (là cung phi của Chúa Trịnh Tráng) đứng ra hưng công xây dựng lại Chùa Mía và dạy người dân làng Đường Lâm cách trồng mía nấu kẹo. Vị ngọt của nguyên liệu đường từ cây mía đã được nhân dân sáng tạo ra các loại kẹo như: kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng và trở thành sản phẩm truyền thống của làng Đường Lâm
Kẹo lạc là một thứ kẹo cổ truyền làm từ lạc rang, đường và mạch nha. Cũng như ở nhiều làng nghề khác của xứ Đoài, nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam ở Đường Lâm đã có từ lâu.
Lạc để làm kẹo là loại lạc được trồng ở vùng núi đồi xứ Đoài có vị thơm và béo.
Lạc còn mới, được lựa chọn rất kỹ càng, để tránh những hạt thối, mốc...
Mạch nha một trong nguyên liệu không thể thiếu để làm kẹo lạc. Mạch nha được làm từ cháo gạo, ngô, lúa mỳ, sắn... kết hợp với bột mầm gạo (cốc nha), mầm mạch (mạch nha).
Vừng, nha ,đường được pha theo tỷ lệ phù hợp rồi đun trên bếp than vừa lửa và liên tục quấy đều.
Sau khi đung nóng nha ngả màu vàng nâu thì đổ lạc vào khấy đều lên để nha và lạc quyện vào nhau.
Đổ nha và lạc còn nóng xuống bàn cán. một lớp vừng được trải trên mặt bàn.
Dùng con lăn cán mỏng.
Sau khi cán mỏng đến độ cần thiết, kẹo được cát thành từng miếng nhỏ.
Rồi đóng đóng gói.
Gói kẹo ngày nay có mẫu mã đẹp có hình biểu tượng cổng làng Đường Lâm. Kẹo lạc là món quà nhắc về quê hương, về nét văn hóa của người Việt, món quá ý nghĩa cho những vị khách phương xa lần đầu đặt chân đến Việt Nam. Người phương xa dễ nhận ra hương vị rất riêng của vùng đất cổ qua những món quà quê. Và hơn hết, nó còn là sự phản chiếu tâm hồn, là cái nết ăn, nết ở của người xứ Đoài.
Lê Bích
Theo Vne
[Chế biến] - Gà chiên đậu phộng Gà chiên đậu phộng thơm ngon từ lớp da giòn rụm bên ngoài đến từng miếng thịt thấm vị bên trong, đôi khi còn bắt gặp ít bùi béo từ đậu phộng rất thú vị! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món gà chiên đậu phộng: 1.6kg cánh gà - Một ít muối, tiêu xay - 5g gừng băm 160g...