[Chế biến] – Hoành thánh nấu nấm
Hoành thánh không chỉ là một món ăn nóng hổi, vui miệng cho bữa ăn cuối tuần, cách chế biến món hoành thánh này cũng khá là thú vị đó!
Phần nhân hoành thánh khá đa dạng, bạn có thể cho tôm thịt, hoặc biến tấu một chút thành món hoành thánh chay đều rất ngon và đơn giản.
Nguyên liệu:
- Thịt xay, tôm tươi
- Lá hoành thánh
- Nấm trắng, rong biển
- Dầu mè, gừng, hành tím
Video đang HOT
- Gia vị
Cách làm món hoành thánh nấu nấm:
- Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ đầu rồi lấy sạch chỉ lưng. Cho tôm vào cối giã nhuyễn. Trộn tôm cùng thịt băm, gừng và hành lá xắt nhỏ sao cho thật mịn.
- Để lá hoành thánh lên thớt phẳng, múc một ít thịt cho vào rồi gấp đôi lại, miết các góc cho chặt. Cầm 2 góc bẻ cong lại với nhau để tạo hình bắt mắt. Bạn chú ý không nên cho nhiều thịt quá để hoành thánh không bị bung ra. Luộc chín hoành thánh lên.
- Đun nước sôi, cho nấm vào nồi. Đến khi nươc bắt đầu sôi, bạn cho rong biển và tôm vào. Khi nước sôi hẳn, bạn đập 1 quả trứng cho vào rồi khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, rắc thêm ớt và ngò xắt nhỏ lên trên.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Tapchiamthuc
Trời mát ăn lẩu riêu cua sườn sụn nóng hổi
Vị ngọt của cua đồng, thơm của hành phi, béo mềm của sườn sụn, chua nhẹ của giấm bỗng... hòa quyện tạo nên một nồi lẩu đầy màu sắc cùng hương thơm khó cưỡng.
Không có cái vị chua cay đậm đà của lẩu Thái, cũng không thanh ngọt như lẩu hải sản... lẩu riêu cua sườn sụn chinh phục người ăn nhờ cái vị chua nhẹ rất riêng. Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như: riêu cua, thịt bò, sườn sụn, các loại rau, nấm và ăn kèm với bún tươi.
Nước lẩu riêu cua sườn sụn có vị ngọt thanh, chua nhẹ vừa lạ vừa ngon miệng.
Thành phần quyết định của món ăn chính là nước lẩu. Nước lẩu phải có màu vàng đỏ của gạch cua và cà chua. Khi ăn có vị ngọt nhưng hơi chua, thơm ngon mà lại không bị nặng mùi của sườn sụn. Để làm được điều đó, người bán phải trải qua không ít công đoạn. Cua nấu lẩu phải là cua đồng xay nhuyễn lọc kỹ lấy nước, gạch cua để riêng. Cho ít muối vào nước cua rồi đun sôi, thịt cua nổi lên vớt ra bát. Phi thơm đầu hành, cho cà chua vào xào sơ, tiếp đến cho gạch cua vào xào sơ rồi tắt bếp.
Thịt bò thái lát mỏng, chả cá, sườn sụn... là thành phần chính của món lẩu này. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm mộc, giò sống hay đậu rán nếu thích.
Ngoài nước dùng, những khúc sườn sụn béo mềm cũng góp phần làm nên sự hấp dẫn cho món ăn. Phải chọn loại sườn sụn không quá cứng, khi ăn vừa mềm, hơi sần sật lại có vị ngọt. Những khúc sườn sụn sau khi mua về được rửa sạch, luộc sơ cho hết chất bẩn rồi rửa lại cho sạch. Tiếp đó sườn được ướp với gia vị, rồi đun chín mềm. Bắc nồi nước dùng cua lên bếp, cho thêm chút giấm bỗng với ít gia vị nêm cho vừa ăn, đun sôi rồi cho gạch cua đã xào vào.
Bên cạnh đó, các thành phần ăn kèm như: thịt bò, chả cá, nấm kim châm, các loại rau muống, rau nhút, bắp chuối, xà lách... được để riêng ra đĩa. Khi nồi nước lẩu sôi, bạn chỉ cần cho các nguyên liệu còn lại vào và thưởng thức với bún tươi. Bên cạnh đó, khi ăn món này, bạn có thể gọi thêm giò sống hoặc đậu rán để ăn kèm.
Ngoài bắp chuối, rau muống bào, nấm kim chi thì rau ăn kèm cho món lẩu này còn có rau nhút, rau muống để nguyên cọng dài.
Tuy là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội nhưng lẩu riêu cua sườn sụn lại không được bán nhiều ở Sài Gòn. Nếu muốn tìm món đổi vị cho gia đình trong những ngày mưa gió, bạn có thể ghé đến quán Lim ở địa chỉ 193/2A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM, để thưởng thức món lẩu thơm ngon lạ miệng này. Quán bán từ 10h đến 22h hằng ngày. Một nồi lẩu riêu cua sườn sụn ở quán có giá 220.000 đồng.
Theo Tapchiamthuc
3 món hầm nóng bỏng lưỡi Vừa mưa vừa lạnh thế này thưởng thức các món hầm nóng hổi thật thích hợp. 1. Vịt hầm hạt sen Món vịt hầm hạt sen thơm mềm, nóng hổi sẽ là món ăn rất thú vị trong những ngày mùa thu. Nguyên liệu: - Thịt vịt: con (khoảng 700 gr) - Hạt sen khô: 50 gr - Nấm hương: 15 - 20...