[Chế biến] – Gỏi đu đủ khô bò
Vẫn là gỏi đu đủ khô bò nhưng một chút biến tấu khi làm gan cháy từ lá mía heo sẽ cho ra những miếng gan cháy vừa ngon vừa không ngấy cho bạn.
Nguyên liệu:
- 500 g lá mía heo
- 8 thìa canh đường
- 1 thìa cafe ngũ vị hương
- 2 thìa canh rượu nấu ăn
- 1 thìa canh dầu ăn
- Ít khô bò
- Đu đủ xanh bào nhỏ
- Rău răm, lá quế cắt nhỏ
- Đậu phộng rang
Video đang HOT
- Nước tương, dấm gạo, đường
Cách làm:
- Lá mía heo mua lạng bỏ phần mỡ trắng ở giữa lá mía rửa sạch ngâm qua sữa tươi 15- 20 phút trong tủ lạnh để loại bỏ độc tố, vớt ra để ráo.
- Ướp lá mía với 1/2 lượng nước tương đường ngũ vị hương 1 thìa canh dầu ăn khoảng 1 giờ trở lên.
- Cho rượu vào lá mía trộn đều và xếp lá mía vào khay nướng, nướng với nhiệt độ 150 độ C. Nướng khoảng 20 phút thì trở thịt và nướng tiếp 20 phút nữa. Hoặc nướng đến khi lá mía khô lại như trong hình thì đem ra, đợi lá mía nguội thì thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho tất cả lá mía vừa cắt vào nồi cùng với nữa lượng nước tương đường ngũ vị hương còn lại vào chảo và khìa cho đến khi lá mía khô ráo.
- Phần nước giấm pha theo tỉ lệ: 250 ml giấm gạo 4 muỗng canh đường , quậy tan cùng với tỏi băm.
- Cho đu đủ bào ra dĩa ít rau răm lá quế lên trên cùng với lá mía , khô bò, đậu phộng rang. Khi ăn chan nước dấm vào , và xịt trực tiếp nước tương vào dĩa gỏi, với liều lượng mặn nhạt theo khẩu vị từng người, và cuối cùng là tương ớt.
Bếp Nhà Béo
Ngôi Sao
Hấp dẫn biến tấu bánh mì khô bò ở Sài Gòn
Gỏi khô bò vốn đã là món nức tiếng Sài Gòn, nhưng nghĩ ra cách ăn khô bò với bánh mì thì chắc chỉ có ở xe khô bò đằng lưng sau chợ Đa Kao (quận 01) này.
Xe khô bò Phương Liên đã mở trước số nhà 12 đường Nguyễn Huy Tự, gần cầu Bùi Hữu Nghĩa (quận 01) hơn 12 năm nay. Chị Liên chia sẻ, gia đình chị là một trong những người đầu tiên "phát minh" ra món bánh mì kẹp khô bò lạ miệng này sau một thời gian dài bán món cháo lòng ở khu Đa Kao. Sau này, nhiều nơi khác cũng bắt chước kiểu bán này nhưng người ăn quen vẫn thích cất công tới đây vì đã quen vị sau nhiều năm dài.
Rưới lên nước sốt đen (cũng tương tự như món gỏi)
Tương đen hòa quyện cùng tương ớt tạo nên vị ngon đặc trưng của ổ bánh mì khô bò
Khoảng hơn 3 giờ chiều, khi chồng chị Liên đẩy xe khô bò ra ngay trước quán cháo lòng của gia đình thì đã có nhiều khách hàng chờ sẵn cho món quà vặt ăn xế rất hợp này. Mà cũng đúng, kiểu bánh mì này ăn vào buổi sáng dường như không hợp bằng buổi chiều. Bởi cũng nóng, cũng giòn, nhưng cái vị này hợp với ăn vặt, ăn xế... chứ không phải ăn no vào buổi sáng.
Xẻ dọc ổ bánh mì, người bán sẽ xếp vào đó từng lớp khô bò màu đen (gồm thịt, lách, gan bò), rắc thêm đậu phộng, rau răm, rưới lên nước sốt đặc biệt thơm mùi hoa hồi, rồi kéo một đường tương ớt tự làm đỏ rực, vậy là đã có ổ bánh hấp dẫn với giá chỉ 12.000đ.
Đông đảo thực khách thích thú với biến tấu bánh mì này
Khô bò bao gồm phần thịt, lách, gan bò
Gỏi khô bò khá ngon, chỉ 16.000đ/phần
Khi ăn bánh mì không chỉ sực nức mùi thơm quen thuộc của khô bò mà còn là vị bùi và giòn tan của đậu phộng, rau răm làm cho mùi khô bò và bánh mì càng thêm hòa quyện. Cũng là rau răm mà ăn kèm với bánh mì khô bò sẽ cho ra vị khác, ăn cùng bánh mì chả cá lại càng khác nữa, vậy mà đều hợp với hai kiểu bánh mì này đến lạ.
Tại đây cũng có món gỏi khô bò với đu đủ giòn tan với giá 16.000đ/phần, ăn kèm với bánh phồng tôm. Tuy nhiên, nói về độ đặc sắc thì vẫn phải nhường cho gỏi khô bò ông Năm ở Nguyễn Văn Thủhay xe khô bò đối diện công viên Lê Văn Tám (cũng ở quận 01).
Mới đầu bánh mì Sài Gòn chỉ ăn kèm thịt luộc, thịt nguội... với pátê, sốt, thì giờ đây nhân bánh mì đã có tới vài chục loại, mới nghe thấy lạ lùng nhưng càng ăn càng thấy "duyên". Dường như với người Sài Gòn, sự sáng tạo này chưa bao giờ dừng lại.
Giang Vũ
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
Bánh tráng xốt me bơ ngon tròn vị Người Sài Gòn hoàn toàn có quyền tự hào về món bánh tráng xốt me bơ vì dù chỉ là thức ăn vặt, nhưng nước xốt của bánh cũng đủ tinh tế để làm say lòng người. Chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 25, nằm nép mình trong con hẻm nhỏ ở quận 4 (TP.HCM). Trước mái hiên, tấm biển vỏn vẹn...