[Chế biến] – Gỏi bạc hà lườn gà
Hương vị mới lạ của món ăn sẽ khiến ai thưởng thức cũng phải thích thú.
Gia đình tôi rất thích món gà luộc nhưng mỗi lần ăn món này đều dư lại phần lườn (ức) gà, lý do là thịt lườn gà thường bã và không ngon ngọt bằng những phần thịt khác. Có bao giờ bạn cũng cảm thấy luyến tiếc phần lườn gà còn dư lại mỗi khi ăn món gà luộc theo kiểu “ăn thì không ngon nhưng bỏ lại tiếc” không?
Hôm nay tôi xin hướng dẫn các bạn một món ăn vô cùng mới lạ để giải quyết được vấn đề trên. Món này tôi học được từ bà nội mình và tuy nguyên liệu đơn giản nhưng cách làm lại hơi công phu và đặc biệt một chút, nhưng bù lại các bạn sẽ nhận được nhiều lời khen từ gia đình hoặc bạn bè cho sự mới lạ của mình nhé. Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Nguyên liệu (cho 2 người ăn):
- 1 cái lườn gà dai
- 2 cây bạc hà (còn gọi là cây dọc mùng) lớn loại dùng nấu canh chua (khoảng 500 gr) (sau khi chế biến sẽ còn ít).
- Rau răm
- 1 chén vừa muối ăn, 1 củ tỏi, 1 trái chanh
- 1 muỗng canh đường (dùng loại đường vàng sẽ giúp làm món nước mắm được sánh hơn)
- 1 muỗng canh nước mắm nguyên chất
- muỗng cà phê hạt nêm
- muỗng cà phê bột ngọt
- Ớt tươi màu đỏ (nhiều ít tùy ý thích)
- 1 trái ớt sừng đỏ lớn để trang trí
Video đang HOT
Cách làm:
Vắt hết 1 trái chanh ra chén, lọc bỏ hột, cho 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, muỗng cà phê hạt nêm, muỗng cà phê bột ngọt, tỏi ớt băm nhuyễn vào quấy đều cho đến khi thành dung dịch hòa tan hoàn toàn và hơi sánh.
Lườn gà luộc với ít nước cho đến khi chín rồi vớt ra để nguội xé sợi nhỏ.
Bạc hà tước vỏ thật sạch cắt khúc vát xéo khoảng bằng quân cờ, rắc đều muối vào ngâm theo kiểu cứ 1 lớp bạc hà lại rắc 1 lớp muối.
Chờ khoảng nửa tiếng cho muối thấm vào bạc hà và tiết ra nước, đừng nên bóp bạc hà ngay khi lúc vừa cho muối vì như vậy bạc hà sẽ gãy không được đẹp mắt, nếu muốn nhanh thì chờ 1 lúc sau khi rắc muối dung tay bóp nhẹ ngang thân bạc hà cho nhanh ngấm muối và ra hết nước, sau khi bạc hà ra hết nước và mềm hoàn toàn, lúc này chắt bỏ phần nước muối tiết ra, rửa lại bạc hà nhiều lần với nước để xả sạch hoàn toàn lượng muối trong bạc hà, sau cùng vắt bạc hà thật ráo nước.
Cho thịt gà đã ướp sẵn vào chung với bạc hà, cho phần nước mắm pha sẵn còn lại vào, cho rau răm rửa sạch xắt nhuyễn trộn đều.
Trình bày:
Cho phần bạc hà trộn thịt gà ra đĩa. Ớt tỉa hoa cắm ở giữa.
Món gỏi bạc hà lườn gà dùng để ăn khai vị trước mỗi bữa ăn. Có thể thay thế lườn gà bằng phần thịt gà khác thì càng ngon nhé. Cảm ơn và chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
Bún bung Hà Nội trong hẻm nhỏ Sài Gòn
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3), quán bún bung ở đây là địa chỉ quen thuộc với những người trót mê món ăn mang hương vị Bắc.
Ăn món Bắc ở gần sân bay Tân Sơn Nhất
Không nổi tiếng và có nhiều hàng quán như các món bún chả, bún mọc hay bún cá rô đồng... bún bung vẫn được nhiều người thưởng thức vì hương vị thơm ngon của nó mang lại.
Bún bung là món ăn dân dã, ngon miệng nhưng lại không gây cảm giác ngấy. Ảnh: Khánh Hòa.
Bún bung còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bún móng giò, bún dọc mùng, bún sườn... tùy theo thành phần có trong món ăn. Chỉ với tên gọi, đã cho thấy sự phong phú trong thành phần của món ăn dân dã này. Một bát bún bung đầy đủ gồm có dọc mùng (bạc hà), mọc viên, móng giò, sườn non...
Dọc mùng là thành phần được ưa thích trong món ăn, đem lại sự thanh mát cho người thưởng thức. Dọc mùng được chế biến khéo léo để vẫn có màu xanh nhưng không bị dai hay gây ngứa. Mua dọc mùng về, dùng dao tước bỏ phần xơ phía bên ngoài, rửa sạch, thái lát. Trộn vào dọc mùng một ít muối, để yên khoảng 15 phút, dùng tay bóp nhẹ, rửa lại cho thật sạch. Đun sôi nước, chần sơ dọc mùng qua và vớt ra để vào đĩa.
Dọc mùng là thành phần làm nên sự thanh mát cho món ăn. Ảnh: Khánh Hòa.
Ngoài dọc mùng, các thành phần khác cũng được chế biến rất khéo léo. Móng giò làm sạch, luộc vừa chín mềm mà lại có độ giòn. Từng khúc sườn non được luộc chín, xào sơ để ngấm đều gia vị. Phần mọc được chế biến từ thịt nạc xay, trộn đều với năm rơm, mộc nhĩ đã bằm nhuyễn và nêm ướp gia vị vừa miệng.
Thoạt nhìn thấy bún bung có vẻ đơn giản nhưng lại thể hiện được sự tinh tế của người miền Bắc. Điều đó được chứng minh qua các thành phần của món ăn, được chế biến hoàn toàn từ thịt lợn nhưng mỗi nguyên liệu lại mang đến cho người ăn một cảm giác ngon miệng khác nhau.
Ngoài dọc mùng, bún bung còn có các thành phần khác như móng giò, mọc viên, sườn non... và được ăn kèm với chén nước chấm thơm ngon. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi ăn, nhúng dọc mùng vào nước dùng, xếp bún, rau thịt vào tô, chan nước lên trên. Nước dùng bún bung có màu màu vàng nhẹ đẹp mắt nhờ nước nghệ, được nấu từ nước hầm xương nên mang lại vị ngọt thanh làm tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà và không kém phần bổ dưỡng.
Khánh Hòa
Theo VNE
[Chế biến] - Bún sườn nấu sấu Bún sườn ăn với rau thơm có thêm ít hoa chuối nữa thì ngon tuyệt cú mèo. Nguyên liệu: - Sườn: 300-400 g - Cà chua: 3 quả - Sấu xanh: 4 quả - Dọc mùng - Rau rút - Hành hoa, mùi tàu (răng cưa). - Gia vị: hạt nêm, mì chính. Cách làm: Bước 1: Sườn non rửa sạch rồi chần...