[Chế biến] – Giò heo hấp sữa
Nguyên liệu:
Chân giò rút xương: 1 cái
Sữa tươi: 200ml
Kem tươi: 50ml
3 củ khoai tây, 1 thìa súp bơ, 1 củ hành tây, 2 tép tỏi, 2 củ hành tím, 1 thìa cà phê bôt mì, một ít lá nguyệt quế, lá oregano, ½ thìa súp muối, ¼ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê đường.
Video đang HOT
Cách làm:
Giò heo rửa sạch, để ráo. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành tây bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt bằng miếng khoai tây. Tỏi bóc vỏ đập giập. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Lá nguyệt quế, lá oregano rửa sạch, thái chỉ.
Cho giò heo vào nồi cơm điện khoảng 10 phút, lấy ra để ráo, đổ bỏ nước luộc, rửa sạch nồi. Làm bóng chảo, cho bơ vào đảo nhẹ cho tan, sau đó cho hành tây vào xào vàng, thêm tỏi và hành tím vào đảo nhanh tay khoảng 2 phút, khi có mùi thơm nhẹ của hành thì thêm lá nguyệt quế và oregano vào đảo qua rồi tắt bếp.
Trút hỗn hợp hành tây vào nồi cơm điện, thêm sữa, kem, muối, bột ngọt, đường đảo đều sau đó cho giò heo vào khoai tây vào, đặt chế độ nấu súp khoảng 40 phút là được. Trút giò heo và khoai tây ra đĩa, dùng kéo cắt giò heo thành miếng nhỏ vừa ăn, nước hầm heo cho vào máy sinh tố thêm chút bột mì xay nhuyễn làm nước xốt. Rưới nước xốt lên giò heo, dùng nóng.
Theo MASK
Ngũ vị trong món chạo chân giò Kim Sơn-Ninh Bình
Bạn từng ghé thăm mảnh đất Kim Sơn - Ninh Bình, từng thưởng thức "rượu ngon, cơm cháy, thịt dê", những thứ được coi là đặc sản nơi đây mà chưa từng được nếm món chạo chân giò thì quả thực đáng tiếc.
Món chạo chân giò Kim Sơn.
Theo người dân nơi đây, chạo chân giò thực ra là món nhậu dành cho cánh mày râu. Nhưng với người không phải "dân nhậu" cũng có thể bị nó mê hoặc.
Nguyên liệu chính của món này là chân giò. Theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm nên chọn những chiếc chân giò heo loại vừa, nếu loại bự quá bì sẽ dày, thịt sẽ dai. Công đoạn đầu tiên là thui chân giò bằng rơm khô, khi thịt chín sẽ có mùi thơm ngậy quyện cùng mùi thơm nồng của rơm.
Xong, chiếc chân giò được rửa sạch rồi cho vào áp chảo cùng với lá chanh và sả lót ở đáy nồi, lửa đun liu riu mà chẳng mấy thịt đã có màu vàng sậm, mềm và có mùi thơm của sả và lá chanh.
Sau khi thái mỏng thịt lợn, khâu tiếp theo là thêm gia vị. Cho khế đã thái nhỏ hoặc xoài xanh nạo sợi vào trộn đều đến khi thịt ngấm vị chua mới cho riềng giã nhỏ vào trộn tiếp. Thêm gia vị cho vừa miệng. Sau cùng rắc chút vừng đã rang cùng mấy miếng sả lên trên.
Lá sung không thể thiếu khi ăn chạo chân giò ( Ảnh P.Thảo)
Ăn kèm với món chạo này chắc chắn phải có sự góp mặt của lá sung và lá đinh lăng, cũng có thể ăn thêm cùng với chuối xanh, rau ngổ. Và một thứ không thể thiếu đó là nước tương để chấm. Muốn nước tương ngon thì cho thêm ít đường và gừng. Người dân quê nơi đây thường nói vui rằng, chỉ có tương bần Hưng Yên thì mới "xứng" với món chạo chân giò Kim Sơn này.
Khi ăn, mùi thịt lợn nướng thơm quyện cùng mùi riềng, mùi khế tạo thành một thứ hương vị đậm đà khó tả, ăn nhiều mà không có cảm giác ngấy. Dường như tất cả những gì là cay, đắng, ngọt, bùi, chua chát đều hội tụ ở món ăn này.
Không phải cao lương mỹ vị, nhưng chạo chân giò Kim Sơn xứng đáng có tên trong danh sách những món nhậu của cánh mày râu, và tất nhiên cả trong thực đơn hằng ngày của những bà nội trợ đảm đang.
Theo vietbao
[Chế biến]-Cháo cá móng giò Sự kết hợp giữa cá và móng giò tạo nên hương vị món cháo rất đặc biệt. Các bạn thử xem nhé! Nguyên liệu: Cá quả Chân giò Hành hoa, thì là Hành khô Gạo nếp Gạo tẻ Tiêu, muối, mỳ chính, ớt bột, dầu ăn Cách làm - Sơ chế: Chân giò: &bull Chặt khúc, chẻ miếng vừa ăn &bull Luộc qua...