[Chế biến] – Giải nhiệt với chè nấm tuyết đu đủ giòn ngọt, thanh mát
Những ngày thời tiết thay oi bức thế này, còn gì tuyệt hơn được nếm một chén chè nấm tuyết đu đủ thơm mềm. Theo Đông y, nấm tuyết và hạnh nhân dùng trong công thức này rất tốt cho hệ hô hấp, giúp cổ họng dịu lại.
Chè nấm tuyết đu đủ
Nguyên liệu:
- 1 cây nấm trắng khô (khoảng 20g). Khi mua ở hàng khô, bạn hãy nhờ người bán chọn cho loại mềm để nấu chè. Loại giòn (thường dùng cho các món xào) thường phải luộc nấu 2 lần mới có thể trở nên mềm mịn.
- 1/2 trái đu đủ lớn (khoảng 400g), gọt vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn. Bạn hãy chọn đu đủ đừng quá chín, nếu không sẽ dễ nhũn nát khi đun sôi trong chè.
- 1 thìa canh hạt hạnh nhân phương Nam, còn gọi là hạnh nhân ngọt
- 1 thìa canh hạnh nhân phương Bắc, còn gọi là hạnh nhân đắng (có thể thay bằng 2 thìa canh hạt hạnh nhân thường)
- 100g đường phèn
- 6 cốc nước
Cách làm:
Ngâm nấm trong nước từ 30 đến 60 phút hoặc cho đến khi nấm mềm và tăng gấp đôi kích thước.
Vớt ra khỏi nước. Cắt bỏ phần cứng ở chân nấm.
Xé bằng tay hoặc cắt nấm thành những miếng nhỏ cho giống như cánh hoa. Đặt vào rây nhỏ và rửa sạch dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn. Đặt sang một bên cho ráo nước.
Rửa sạch hạnh nhân, ngâm trong nước khoảng 15 phút. Vớt ra khỏi nước
Video đang HOT
Cho nấm tuyết, hạnh nhân và nước vào nồi nấu chậm (slow cooker). Nấu sôi rồi đun thêm 4 giờ nữa (trong nồi 1,5L công suất 110W). Thời gian đun có thể ngắn hơn nếu bạn sử dụng nồi có công suất cao hơn. Cẩn thận đừng để nồi bị trào.
Thêm đường và đu đủ vào nồi chè, đun sôi cho đến khi đường hòa tan hoàn toàn trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
Có vô vàn cách sáng tạo với món ngon đơn giản này. Bạn có thể cho thêm táo đỏ, hạt sen, long nhãn hay cẩu kỷ để tăng hương vị và dinh dưỡng cho món ăn.
Chúc các bạn thành công với công thức chè nấm tuyết đu đủ đơn giản mà thơm ngon này nhé!
Theo Danviet.vn
[Chế biến] - Cách làm bánh rán mặn đơn giản đúng chuẩn mềm trong giòn ngoài
Bánh rán mặn có cách làm hơi cầu kỳ một chút nhưng hương vị thì tuyệt vời, rất xứng đáng để bạn bỏ công chế biến.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- Bột nếp tươi trộn sẵn: 500gr hoặc bột nếp khô: 1 gói
- Thịt lợn xay: 300gr
- Mộc nhĩ, nấm hương: 50gr
- Miến dong: 50gr
- Cà rốt: 1 củ; Khoai tây: 1 củ
- Đu đủ xanh: 1 phần nhỏ
- Lạp xưởng: 1-2 cái
- Một số loại rau ăn kèm: xà lách, rau thơm các loại
- Hành khô, tỏi khô, ớt, hạt tiêu xay.
PHẦN 2: CÁCH LÀM BÁNH RÁN MẶN
Nếu các bạn mua bột nếp tươi xay sẵn thì có thể bỏ qua công đoạn nhào bột còn nếu sử dụng bột nếp khô thì mình hướng dẫn nhào bột như sau:
Bước 1: Nhào bột
- Đem củ khoai tây rửa sạch gọt vỏ cắt miếng nhỏ hấp chín rồi tán nhuyễn.
- Chúng ta lấy bột nếp cho vào âu lớn cùng khoai tây đã tán nhuyễn thêm chút nước vào nhào kỹ. Không được quá khô hoặc quá dẻo. Để nhào bột dễ hơn, trong quá trình nhồi, thỉnh thoảng bạn có thể rải một ít bột nếp vào hỗn hợp bột.
- Sau đó để bột nghỉ ở nơi thoáng mát.
Bước 2: Làm nhân
- Miến dong chúng ta ngâm mềm, sau đó cắt nhỏ.
- Mộc nhĩ, nấm hương cũng ngâm mềm rửa sạch, bỏ tai, cắt nhỏ * Bóc sạch hành khô sau đó băm nhỏ.
- Cà rốt gọt sạch vỏ cắt hạt lựu.
- Lạp xưởng chiên xơ rồi cũng thái nhỏ hạt lựu.
- Chúng ta cho thịt lợn ra tô, trộn các nguyên liệu vừa làm xong (mộc nhĩ, miến,...), trộn tất cả đều lên, sau đó nêm nếm muối, hạt nêm, hạt tiêu. Cách làm bánh rán mặn thơm ngon phụ thuộc vào bước này đó nhé.
Bước 3: Nặn và chiên bánh
- Chúng ta lấy từng miếng bột nhỏ vừa, ấn dẹt, sau đó cho 1 thìa nhân vào giữa.
- Vê bánh lại cho kín theo hình bầu dục.
Lưu ý:
- Khi nặn bánh, dàn bột mỏng vừa phải, không nên dàn quá mỏng sẽ dẫn đến khó gói, bánh dễ bị bục, chú ý vỏ bánh phải bao thật kín nhân. Để nặn nhân bánh được đều trong mỗi chiếc bánh, bạn có thể dùng một chía thìa to để đong thịt và vê viên lại.
- Khi chiên bánh để lửa nhỏ để bánh chín cả trong lẫn ngoài. Chúng ta cho nhiều dầu vào nồi nhỏ hoặc chảo. Các bạn ước lượng sao dầu ngập bánh khi rán. Khi dầu đã nóng già, chúng ta thả từng chiếc bánh vào. Đây là cách làm bánh rán mặn giòn sụn các bạn cần nhớ. Khi chiên bánh để lửa nhỏ để bánh chín cả trong lẫn ngoài.
- Khi chiên các bạn nhớ lật qua lại cho bánh chín đều, khi bánh đã vàng đều là chín.
Các bạn có thể chuẩn bị giấy thấm dầu để đựng bánh.
Bước 4: Trộn gỏi và pha nước chấm bánh rán
Gọt cà rốt và đu đủ xanh thái miếng nhỏ vừa ăn trộn đều với chút dấm, đường và 1 thìa cafe muối cho ngấm. Pha nước chấm theo tỉ lệ 2 nước sôi 1 nước mắm, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa dấm trắng, khuấy đều, sau đó cho ớt tươi thái lát và tỏi băm cùng với đu đủ xanh, cà rốt đã ngâm vào. Hoặc bạn cũng có thể chấm bánh với tương ớt.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể ăn kèm với các loại rau thơm. Khi thưởng thức bánh rán sẽ bớt ngấy.
Bánh rán mặn nhân thơm lừng vỏ ngoài giòn tan, đậm đà khi thưởng thức. Cách làm bánh rán mặn tuy không khó nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kì. Vì vậy, các bạn cũng cần có một chút khéo léo và kiên nhẫn để thực hiện được món bánh rán mặn thật ngon cho cả nhà cũng nhâm nhi.
Chúc bạn thành công với cách làm bánh rán mặn giòn ngon cho cả nhà thưởng thức!
Theo Thùy Duyên
Khám phá
[Chế biến] - Cách làm nộm sứa, bò khô, đu đủ đãi chồng cuối tuần Món nộm quen thuộc kết hợp nhiều vị hấp dẫn rất thích hợp cho các bữa nhậu. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - Sứa muối: 150g - 150gr thịt bò khô nguyên miếng - 1 quả đu đủ xanh - 1 củ cà rốt - Lạc rang, rau thơm, rau mùi tàu, kinh giới - Nước mắm, đường, tỏi, dấm ăn... PHẦN...