[Chế biến] – Ghẹ rang muối hột
Nguyên liệu
Ghẹ: 1kg
Muối hột: 2kg
Sả cây: vài tép
Đường, ớt xanh, chanh, mắm, bột ngọt.
Cách làm
Video đang HOT
Làm sạch ghẹ, đập càng hơi dập.
Rang muối ớt cho nóng.
Sả cây cắt khúc, đập dập, rải đều lên trên muối.
Xếp ghẹ lên trên. Tiếp tục đun nóng muối trên chảo, dùng sức nóng của muối, nướng chín ghẹ.
Làm sốt muối ớt xanh: 1 muỗng ớt xanh 2 muỗng đường 2 muỗng nước cốt chanh ít góc ngò rí ít bột ngọt, xay thật keo.
Cho ghẹ ra đĩa, chấm ghẹ với muối ớt xanh.
Theo infornet
Hàng rong xứ lạnh
Lần nào cũng vậy, bất kể trời nắng hay mưa, khi bước chân đến miền đất lạnh này, tôi đều phải đi lang thang tìm những gánh hàng rong với những món ăn quen thuộc. Một phần cũng do tôi là con gái, nhưng chủ yếu vì hàng rong trong tiết trời Đà Lạt quá đỗi mặn mà và quyến rũ.
Bậc thang nối từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt luôn đông du khách thưởng thức các món hàng rong.
Cứ loanh quanh, luẩn quẩn ở những con đường quen thuộc để thưởng thức những món ăn "bốc khói" trong thời tiết mười mấy độ, tôi như lạc trong mớ bòng bòng của những cơn cảm xúc đong đầy chất "con gái". Ngày cũng như đêm.
Tôi không biết các du khách khác "cư xử" thế nào với những món ăn được bày bán trên vỉa hè, ngay bờ hồ, nhưng với tôi và cô bạn thân thì phải nói rằng "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Chưa lần nào tôi có thể "chống cự" được sức quyến rũ của những chiếc bánh tráng nướng trứng mà chúng tôi hay đùa gọi là bánh chờ, bánh đợi.
Đầu tiên, chúng tôi ăn ở khu chợ đêm Đà Lạt với cơ hồ là gánh hàng, theo đó là khoai lang, bắp nướng, mực nướng, trứng cút nướng và thậm chí có cả mía nướng... ngọt và thơm lừng. Sau vài chục lần công phá "bánh chờ" ở rất nhiều nơi, cuối cùng chúng tôi bị gục ngã bởi những chiếc bánh chờ bán "chuyên nghiệp" ở góc đường Nhà Chung, bên hông Nhà thờ Con Gà. Không chỉ có trứng cút vàng rực mà còn có thêm những gia vị "lạ miệng" khác như bò khô, mực khô, phô mai và có cả một ít xoài băm.
Bạn cứ nghĩ xem, giữa trời Đà Lạt sương khói chiều vảng vất, tìm được một vị trí đẹp, ngồi tẩn mẩn cắn từng miếng bánh tráng nóng và vàng rụm. Sướng đê mê. Cũng vì thế nên để có được khoảnh khắc đó, chúng tôi đã chờ hơn nửa giờ. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi "nhích" sang một chiếc xe đạp bán bánh tráng trộn. Và cứ thế, chúng tôi ăn hết món này đến món khác mà không cần biết có ai đó đang ngó nghiêng nhìn mình.
Đà Lạt còn quyến rũ chúng tôi bằng món bánh căn, theo tôi nơi làm món bánh này ngon nhất là ở đường Nhà Chung. Một hàng quán nho nhỏ, người chồng thoăn thoắt làm phục vụ bàn với nụ cười thường trực trên môi, vợ cặm cụi bên khuôn bánh. Chiếc bánh thơm phức mùi bột, mùi trứng gà, trứng cút, mùi mắm nêm kèm xíu mại có thêm chút xoài bằm đã khiến những buổi chiều mưa trở nên ý nghĩa. Anh chồng vui vẻ mang thêm cả đĩa xoài khuyến mại cho khách háo chua mỗi khi có người lên tiếng "cho thêm chút xoài".
Những nồi xôi nóng, những ly sữa đậu nành quyện với mùi chân gà nướng, cút nướng quyến rũ khách lanh thang hồ Xuân Hương trong đêm... Có đêm, khuya lắc rồi mà tôi cùng cô bạn đồng hành của mình vẫn chưa muốn về khách sạn. Chúng tôi quyết định đến một gánh hàng, chọn vài món thức ăn và ngắm Đà Lạt đêm. Ngồi đấy, không chỉ được thưởng thức Đà Lạt đêm với từng cơn gió lạnh ùa ngang mặt hồ mà chúng tôi còn nghe được dăm ba câu chuyện đời của một cô gái "ăn sương" đang ăn vội vàng trái bắp nướng, chuyện nhà của cô bán mực nướng và chuyện chú bán sữa đậu nành có đứa con trai mới đậu đại học.
Hàng rong, với chúng tôi, bỗng thi vị và ấm hơn với những mẩu chuyện xíu xiu ấy. Chính vì thế, mỗi lần lang thang chợ đêm, không bao giờ bọn tôi cho phép mình từ chối lời mời gọi của các cô chú bán những món ăn chân chất này, dẫu thỉnh thoảng, đang ăn, chúng tôi phải ôm dĩa thức ăn mà không còn bàn ghế. Tôi thầm lo, liệu rồi thằng hai, con ba nhà chú Bảy, thím Chín có được đi học khi chú, thím hàng đêm phải lo ôm quang gánh chạy "trận bão" của đội trật tự đô thị, chống chọi với bấp bênh mưa nắng.
Hè này, khi tôi ghé chân lên nơi này, lân la những gánh hàng rong thì được biết những chú thím không còn phải lo "chạy bão" nữa mà đã được "vào guồng" quản lý của nhà nước, lòng tôi bỗng thấy vui vui. Có thể, tôi vui vì mình vẫn còn được thưởng thức những "của ngon vật lạ" mỗi khi đặt chân đến nơi này, cũng có thể tôi vui vì "niềm vui con gái" của mình được tiếp tục bùng nổ và cũng có thể tôi vui vì biết đâu, ở Sài Gòn có vài cô cậu nhỏ đang được ba mẹ tiếp sức bằng chính món hàng rong trên những con đường dốc dài và khẳng khiu này. Ừ, biết đâu...
Du khách khó có thể quên cảm giác giữa khuya ngồi trước rạp chiếu bóng Hòa Bình vừa "ngấu nghiến" chân gà vừa thưởng thức cái lạnh đặc trưng của xứ sương mù.
Sưởi ấm với ly đậu nành nóng hôi hổi
Món ốc, cua, ghẹ trên con đường dẫn vào chợ Đà Lạt sẵn sàng phục vụ du khách đi chơi khuya và người buôn bán rau quả đến tận 2 giờ sáng
Vợ chồng chung tay làm món bánh căn ngon nức tiếng trên đường Nhà Chung
Theo người lao động
[Chế biến] - Lẩu ba khía Mắm ba khía là món ăn với cơm rất bắt "mồi", lẩu ba khía cũng lạ miệng, vừa ngon, vừa rẻ. Đầu bếp Trần Đức Hữu (nhà hàng Iris - 185 Võ Văn Tần, P.5, Q.3, TP.HCM) sẽ cùng bạn thực hiện món mới với thời gian khoảng 90 phút dành cho bốn người ăn. Nguyên liệu: 300g ba khía sống, 150g bao...