[Chế biến]- Dẻo thơm xôi cá rô đồng
Xôi cá rô thơm mùi hành phi và cá được chiên vàng, có vị béo và ngọt đậm đà của thịt cá rô đồng. Mùa đông rét mướt được thưởng thức bát xôi cá rô đồng thật tuyệt!
Nguyên liệu:
- 400g gạo nếp
- 300g cá rô đồng
- 5 củ hành khô
- 1 nhánh gừng
- 1.5 thìa canh nước mắm
- Dầu ăn, muối, hạt tiêu.
Cách làm:
Gạo nếp ngâm nở trong khoảng từ 4-6 tiếng, vớt ra để ráo nước, xóc gạo nếp với chút muối rồi cho vào xửng đồ chín.
Cá rô đánh vẩy, làm sạch rồi thả vào nồi nước sôi có vài lát gừng, luộc trong 3 phút.
Video đang HOT
Vớt cá ra đĩa để cho nguội bớt.
Gỡ lấy phần thịt cá.
Bỏ đầu và xương.
Ướp cá với nước mắm và hạt tiêu trong vòng 15 phút cho ngấm đều.
Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.
Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành vào phi vàng rồi vớt ra để riêng.
Lúc này xôi đã chín tới, bạn lấy 1 thìa dầu ăn vừa dùng để phi hành rưới lên xôi, trộn đều để xôi được mềm và bóng.
Dùng chảo dầu vừa dùng để phi hành cho cá vào chiên vàng.
Xới xôi ra bát, cho thịt cá rô đã chiên lên trên, thêm hành phi ăn nóng.
Cá rô đồng là sản vật tự nhiên gần gũi với người dân Việt, ngoài các món ăn truyền thống như cá rô rán ròn, cá rô kho, cá rô nấu rau cải, cá rô còn có thể dùng để ăn kèm xôi. Xôi cá rô là một món ăn không mới tuy nhiên khá lạ miệng và ngon, rất đáng để thử.
Xôi cá rô dẻo, thơm mùi hành phi và cá được chiên vàng, có vị béo và ngọt đậm đà của thịt cá rô đồng. Mùa đông rét mướt được thưởng thức bát xôi cá rô đồng thật tuyệt! Nếu không mua được cá rô đồng bạn có thể thay bằng cá rô phi tuy nhiên cá rô phi sẽ không thể có vị ngọt đậm và chắc thịt như cá rô đồng được.
Theo PLXH
Kho mắm cá rô đồng
Cá rô được dân Nam bộ tôn là vua của cá đồng vì con cá sống khoẻ, thịt thuộc loại dai nhưng mềm, ngọt đậm đà và rất béo.
Ảnh: Thanh Hảo
Muốn ăn cá rô mề có trứng thì ngay sau những cơn mưa đầu mùa, khi đồng ruộng ngập nước tràn bờ, tìm các khe mương, luồng lạch rất dễ gặp cá rô đang ngược nước tìm chỗ đẻ. Đến mùa lũ thì có cá rô non đã lớn, thường theo nước đi từng đàn.
Cá rô có thể làm nhiều món mà món nào cũng bắt: chiên xù, nấu canh chua bông điên điển, canh bầu... đặc biệt nữa là kho tộ. Nhưng nếu về xứ Đồng Tháp Mười, U Minh hay Châu Đốc không nếm qua món lẩu mắm rô đồng thì coi như phí nửa đời. Vì sao lại phí? Mắm nào cũng mắm cá đồng! Nhưng mắm trê, lóc có cái ngọt bùi riêng của trê, lóc. Mắm linh mặn mà nhưng lại nhiều xương. Còn mắm rô nấu lẩu thì có vị thơm và béo đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Bà Giáo Khoẻ ở Châu Đốc xưa nay vốn nổi tiếng với các loại mắm, mà rô đồng chuyên trị nồi mắm kho thì ít người biết.
Thoạt tiên bổ mấy trái dừa tươi lấy nước đổ vào xoong với cả hũ mắm rô, sao cho nước dừa ngập con mắm chừng vài phân. Bắc lên đun cũng khoảng hơn nửa giờ cho mắm rã, lọc xương thật kỹ bỏ, lấy nước. Sả, tỏi, ớt, hành, gừng các thứ băm nhuyễn... phi mỡ cho vàng thơm rồi cho vô nồi mắm nấu tiếp. Sau đó, nêm nếm cho vừa ăn rồi thả thịt heo quay (xắt miếng nhỏ), tôm thẻ, thịt cá lóc, cà tím cắt khúc chẻ làm tư... vào nồi "kho" vài phút là dùng được. Mắm rô kho ăn với cọng bông súng, rau muống, nhút, bắp chuối... nếu có thêm bông điên điển nữa thì hết sảy".
Theo SGTT
Bún cá rô đồng Hải Dương giữa Sài Gòn Người xắn quần lội ruộng bắt cá, người đốt lửa canh nước dùng, kẻ kỳ công lọc xương cá để cho ra tô bún cá rô thanh đạm. Nơi nào của miền Bắc cũng có bún cá rô nhưng ngon nhất là ở Hải Dương. Có thể do thổ nhưỡng của nơi đây mà thịt cá luôn thơm, chắc, nước dùng đậm đà....