[Chế biến] – Đậu phụ non sốt sa tế
Trời lạnh được thưởng thức món đậu ấm nóng như thế này thật là tuyệt!
Nguyên liệu:
Đậu phụ non; Thịt bămMộc nhĩ; Nấm hương tươiSa tế; Hành lá
Cách làm:
Nấm hương rửa sạch, cắt bỏ phần chân già. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa cho hết sạn cát còn sót lại rồi đem băm nhỏ cùng nấm hương.
Dùng dao lóc xung quanh hộp đậu phụ rồi úp ra một cái đĩa, xắt miếng vừa ăn.
Phi thơm dầu ăn với phần đầu trắng của hành lá rồi cho thịt vào đảo cùng, nêm gia vị vừa miệng, khi thịt chín thì các bạn cho đến mộc nhĩ nấm hương.
Video đang HOT
Tùy vào khả năng và sở thích ăn cay mà bạn cho nhiều hay ít sa tế nhé, tuy nhiên cũng không nên cho ít quá vì sẽ không dậy mùi và màu sắc của sốt kém đẹp.
Khi sốt đã chuẩn bị xong, các bạn trút đậu phụ non vào. Chú ý không nên đảo đậu mà chỉ cầm cán chảo lắc qua lại cho sốt ngấm đều, các bạn cũng có thể xuống ít bột đao nếu như muốn sốt sánh hơn.
Rắc hành lá thái nhỏ rồi tắt bếp.
Thưởng thức đậu phụ non sốt sa tế trực hoặc ăn kèm với cơm đều rất ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với đậu phụ non sốt sa tế!
Theo Eva
[Chế biến] - Cá ướp sa tế kiểu Bali
Thịt, cá ướp sa tế cuốn quanh cây sả tạo thành một món ngon khó cưỡng của ẩm thực Indonesia. Bạn có thể trổ tài để gia đình cùng thưởng thức.
Nguyên liệu:
400 g fillet cá; 200 g tôm tươi bóc vỏ100 g dừa nạo; 5 quả ớt tươi; 6 lá chanh2 lá nguyệt quế; 16 nhánh Sả; 1 thìa canh nước me1 thìa canh muối; 1 thìa tiêu đen; 1 thìa đường nâu; 2 thìa canh dầu hướng dươngPhần hỗn hợp sa tế:
4 miếng ớt tươi4 tép tỏi, hẹ, 1 cm nghệ bóc vỏ1 cm gừng; 1 quả cà chua bỏ hạt, thái nhỏCách làm:
Băm nhỏ tôm và cá (hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn).
Đổ dầu hướng dương vào chảo chống dính, bật bếp lửa vừa. Cho toàn bộ gia vị của phần sốt sa tế vào chảo, thêm lá chanh, chút sả băm, lá nguyệt quế, ớt quả và nước me vào đảo đến khi dậy mùi thơm.
Thêm muối, hạt tiêu, đường nâu, nếm và thêm muối nếu cần. Thêm dừa nạo, khuấy đều hỗn hợp thêm 1 - 2 phút.
Bắc chảo ra. Trộn đều hỗn hợp đó với cá và thịt.
Thêm 1 - 2 thìa canh thịt ướp hỗn hợp sa tế vừa làm vào lòng bàn tay. Đặt một cây sả đã rửa sạch vào giữa hỗn hợp và cuốn nhẹ nhàng hỗn hợp tôm, thịt quanh cây sả.
Chuẩn bị chảo nướng. Đổ lên chảo chút dầu, xếp các xiên sa tế lên chảo và nướng đều các mặt ở nhiệt độ thấp - trung bình.
Khi các xiên sa tế chuyển màu vàng nâu, lấy ra khỏi chảo và thưởng thức với cơm.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Xinhxinh
Hủ tiếu sa tế ngon ở Sài Gòn Hủ tiếu sa tế có lẽ khó tìm thấy hơn các món hủ tiếu khác, phần vì đây là một đặc sản của người Tiều, chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này nên không phải ai nấu cũng được. Có người cho rằng đây là một kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ do chính người Hoa ở...