[Chế biến] – Đậu phụ cuộn cơm kiểu Nhật
Món đậu phụ cuộn cơm giản dị mà giúp bạn no bụng lại không gây ngán do có hương vị hài hòa, dùng làm bữa trưa hay dùng khi đi picnic đều rất tuyệt!
Chuẩn bị:
1 tô cơm trắng; 2 miếng đậu phụ rỗng ruột 2 muỗng canh giấm sushi1 muỗng canh vừng rang trắngGia vị: nước tương, đường, mirin (*) Nếu không có loại đậu này bạn có thể tham khảo cách làm này và dùng váng đậu hay còn gọi là phù trúc để thay thế nhé!
Cách làm:
Cho đậu phụ vào nồi nước sôi, trụng sơ cho đậu ra bớt dầu.
Video đang HOT
Cắt đôi miếng đậu phụ ra làm hai thành hình vuông, dùng tay tách ruột bên trong cho đậu không dính vào nhau. Bạn nhớ tách nhẹ tay tránh làm rách miếng da đậu phụ.
Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho vào nồi 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh mirin và 1 muỗng canh nước nấu cho tan đường rồi cho đậu phụ đã cắt vào nấu cho đến khi nước cạn, đậu phụ thấm đều gia vị. Lưu ý nước tương Nhật mặn hơn nước tương Việt Nam nên bạn có thể nêm thử sao cho hỗn hợp vừa độ mặn mặn, ngọt ngọt.
Cho cơm vào tô, nếu cơm nguội thì bạn nên hâm lại chút cho ấm, thêm mè và giấm sushi vào cơm, trộn đều.
Múc cơm vào màng bọc thực phẩm, nắn cơm thành miếng nhỏ, dài bằng cỡ ngón tay cái và to gấp đôi sao cho vừa đủ nhét vào miếng đậu phụ
Cho viên cơm đã nắn vào miếng đậu phụ, dùng tay ấn cơm xuống hai góc miếng đậu sao cho vuông vức, gập phần dư của miếng đậu lại.
Làm tiếp tục cho đến khi hết đậu rồi xếp ra đĩa, dùng ngay hay để nguội đều được.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món đậu phụ cuộn cơm này nhé!
Theo PNO
Hấp dẫn bánh khọt Đà Lạt
Thảnh thơi bên Hồ Xuân Hương, ngắm nhìn những đôi nam nữ "đạp vịt" trên hồ, thưởng thức món bánh khọt dân dã mà thấy thú vị.
Gần một ngày trời, vòng quanh Đà Lạt, qua hết các danh lam thắng cảnh dọc theo tuyến tỉnh lộ 722, qua Ankro-Oet, thăm thung lũng Vàng, hồ suối Vàng rồi lại vòng sang Đankia đi cao nguyên Lang Biang đến tận thị trấn Lạc Dương rồi lại vòng về thành phố... Dọc những nẻo đường Đà Lạt, thi thoảng lại bắt gặp một vài quán hàng bán bánh khọt - cái tên nghe rất lạ đối với khánh phương xa. Không hình dung đượcbánh khọt là bánh gì, vốn tính tò mò, tôi ghé vào một quán ven đường, hi vọng là món lạ thì sẽ ngon.
Vừa ngồi vào quán, còn chưa kịp gọi thì cậu nhân viên nhanh nhảu, mang ra bàn toàn là rau xanh bày la liệt trước mắt tôi, nào xà lách, rau thơm, rau mùi, rau húng, giá đỗ... kèm theo một bát nước chấm với ít cà rốt và dưa leo thái lát. Tôi hỏi: "Anh định ăn bánh chứ có ăn rau đâu mà chưa gọi đã mang ra nhiều thế?". Thấy tôi nói giọng Bắc, lúc đó, cậu nhân viên mới nhận ra, tôi không phải "thổ dân" ở đây liền cười lỏn lẻn quay lại giải thích, rằng quán chỉ bán duy nhất món bánh khọt, có 5 loại bánh khọt khác nhau nhưng rau gia vị ăn kèm và nước chấm thì đều giống nhau.
Tôi chọn một loại bánh khọt thịt bò, vẫn cậu nhân viên mang bánh ra và hướng dẫn tận tình cách ăn. Tất cả các loại rau đều được rải đều trong chiếc lá rau xà lách, lấy một chiếc bánh đặt lên trên rồi cuốn lại, chấm với nước mắm pha giấm, tỏi ớt, sợi cà rốt, củ cải trắng. Cho miếng bánh vào miệng mới thấy hương vị dịu nhẹ và tinh tế bởi sự hòa trộn của những loại rau với vị bánh rất thanh, vị ngọt của nhân, béo của nước cốt dừa, bùi của bột gạo vô cùng hấp dẫn.
Hóa ra, vỏ bánh khọt được làm từ hỗn hợp bột gạo, trứng gà, nước cốt dừa, nhân bánh khá đa dạng tùy theo sở thích của thực khách như sò điệp, tôm tươi, thịt lợn hoặc thịt bò băm viên, chả cá... ưa chuộng nhất vẫn là tôm tươi. Bánh khọt khi lấy ra khỏi nồi được phủ một lớp nhân bánh, mỡ hành, ruốc tôm chấy. Ngoài các loại rau ăn kèm, việc pha nước chấm cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Nước chấm phải có độ chua, ngọt vừa phải thì hương vị món ăn mới đạt yêu cầu.
Thảnh thơi bên Hồ Xuân Hương, ngắm nhìn những đôi nam nữ "đạp vịt" trên hồ, thưởng thức món bánh khọt dân dã mà thấy thú vị. Hương vị bánh nhẹ nhàng, tinh tế thoảng nét cao nguyên sẽ khiến một ngày lang thang phố núi không thể nào quên.
Theo Eva
[Chế biến] - Mực một nắng nướng cay Mực một nắng nướng cay giữ vị tươi ngon, dai dẻo và dậy mùi của thực phẩm phơi khô nhờ nắng lớn. Nướng cay là món đơn giản nhất nhưng lại hấp dẫn nhất của mực một nắng. Nguyên liệu: 2 - 3 con mực tươi cỡ nhỡ15g thì là, 5g hạt tiêu, 10g ớt bột và chút xíu muối (nếu thích mực...