[Chế biến] – Đậu hũ sốt nấm
Vị đậu hũ béo béo quyện lẫn với những miếng nấm giòn giòn thanh mát thích hợp với ngày nắng ở Sài Gòn.
Nguyên liệu:
- 250g nấm bào ngư
- 150g nấm linh chi,
- 2 miếng đậu hũ
- 1 muỗng canh tỏi băm, 1 củ cà rốt
- 1 muỗng canh dầu ăn
Gia vị:
- 2 muỗng canh dầu hào
- 2 muỗng canh nước tương
- 2-3 muỗng cà phê đường
- 1/4-1/2 muỗng cà phê dầu mè
Hỗn hợp làm sệt:
- 2 muỗng cà phê bột năng
- 1-2 muỗng cà phê nước
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Nấm ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, rửa lại, vớt ráo.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ tỉa hoa cho đẹp, trụng sơ cà rốt qua nước sôi, vớt ra thau nước lạnh, để ráo.
Bước 3: Pha chén nước gia vị: khuấy tan dầu hào, nước tương, đường, dầu mè. Pha bột năng với nước.
Bước 4: Đậu hũ cắt đôi, chiên ngập dầu cho vàng. Vớt ráo. (Dùng đậu non sẽ mềm, mịn và béo hơn). Phi thơm tỏi băm với 1 muỗng canh dầu ăn, cho nấm, cà rốt vào đảo nhanh tay, chế chén nước gia vị vào đảo đều. Nêm lại cho vừa khẩu vị. Cho nước bột năng vào, giúp sốt nấm sệt lại. Đặt đậu hũ chiên vào đĩa, rưới sốt nấm lên trên.
Dùng nóng với cơm trắng hoặc dùng như món ăn kèm.
Nếu dùng như món ăn chay thì thay dầu hào bằng dầu hào chay hoặc thay dầu hào bằng nước tương.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với đậu hũ sốt nấm nhé!
Theo Eva
[Chế biến] - Tào phớ
Món tào phớ hay còn được gọi là đậu hũ nước đường ngon mát rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu:
Cho phần tào phớ
- 200g đậu nành
- 50g bột gạo
- 5g thạch cao phi
- 1,5 lít nước
Cho phần nước đường:
- 200g đường thốt nốt
- 150g nước
- 30g gừng
- Ít lá dứa.
Cách làm:
Bước 1: Nấu tào phớ: Đậu nành, vo sạch, ngâm với 1,5 lít nước trong 3-4 giờ.
Bước 2:Cho vào máy xay, xay nhuyễn với nước ngâm đậu. Cho nước đậu vào bao vải, nhồi thật kỹ để đậu nành ra hết chất chỉ còn bã trong bao vải.
Bước 3: Thêm ít lá dứa vào nồi nước đậu nấu sôi kỹ. Trong lúc nấu nhớ khuấy đều liên tục. Như thế là có sữa đậu nành nhé.
Bước 4: Pha bột gạo với ít nước cho tan, rây lại cho mịn. Cho từ từ cho một bát sữa vừa sôi vào phần nước bột gạo, vừa cho vào vừa khuấy đều để tránh vón cục.
Bước 5: Cho nước bột gạo trở lại nồi sữa, đun sôi trở lại. Lưu ý là khi nấu sữa đậu nành nhớ khuấy liên tục, kẻo sữa bị khét.
Bước 6: Chuẩn bị nồi ủ đậu: Cho thạch cao phi vào nồi, thêm ít nước, khuấy tan, phết quanh thành nồi thành lớp mỏng. Khi sữa sôi thì nhanh tay đổ sữa vào nồi đã chuẩn bị. Phủ lên nồi một khăn khô. Đậy nắp kín lại. Sau khoảng 2 giờ là đậu hũ đặc lại.
Bước 7: Nấu nước đường: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng.
Cho đường và nước vào nồi với ít lá dứa, đun cho đường tan và sôi lên thì cho gừng vào. Đun cho đường hơi sánh lại.
Trình bày: Dùng một muỗng thật mỏng để hớt tào phớ. Mình dùng một nắp đồ hộp (rất mỏng), tạo được các lớp mỏng mà không nát (hoặc bạn cũng có thể tự chế bằng cách cắt chéo lon bia làm 2 phần, phần còn đáy lon bia thì dùng để xúc tào phớ).
Chan nước đường nóng và gừng và thưởng thức nhé!
Chúc bạn thành công và ngon miệng với tào phớ thanh mát!
Theo Eva
[Chế biến] - Đậu hũ xào cay Hãy cùng gia đình thưởng thức món đậu hũ xào cay này nhé các bạn! Nguyên liệu: - Đậu hũ: 1 cây - Trứng gà: 1 quả - Bột xù: 50 g - Bột mì: 50 g - Tiêu xanh: 5 nhánh - Đậu đũa: 50 g - Ớt sừng: 1 trái - Tỏi: 1 củ - Dầu hào: 1 muỗng súp -...