[Chế biến] – Đãi cả nhà bún thang vào bữa sáng
Vừa ra Tết, nếu nguyên liệu như thịt gà, giò lụa còn thừa, chị em cũng có thể tận dụng để nấu bún thang nhé.
Nếu xứ sở kim chi có các món cơm nhiều màu sắc dễ gây ấn tượng với thực khách thì ẩm thực Việt Nam cũng có những bát bún thang hấp dẫn và kích thích thị giác không kém bởi màu sắc của nhiều loại nguyên liệu tươi ngon.
Cách chế biến món bún này không khó nhưng gồm nhiều công đoạn nên cũng có thể gọi là khá công phu, hương vị lại rất đậm đà. Các nàng dâu mới thường chọn món này để “tấn công” dạ dày anh xã cũng như lấy lòng gia đình chồng.
Hơn nữa, vừa ra Tết, nguyên liệu như thịt gà, giò lụa còn thừa, chị em cũng có thể tận dụng để nấu bún thang nhé! Chị em có thể tham khảo cách nấu bún thang dưới đây.
Nguyên liệu: (Cho thành phẩm 4 bát)
- 400-500g thịt ức gà
- 300g xương ống
- 200g tôm
- 3 quả trứng vịt
- 50g nấm hương
- 200g giò lụa
- 1/2 củ hành tây; 2 lát gừng; rau răm, hành lá, ớt.
- Mắm tôm
- 800g bún
Cách làm:
Bước 1: Nướng sơ nửa củ hành tây và 2 lát gừng. Trứng đánh tan cùng nước mắm, tiêu, mì chính, tráng mỏng rồi thái chỉ.
Bước 2: Giò lụa thái sợi mỏng.
Video đang HOT
Bước 3: Rau răm, hành lá rửa sạch thái nhỏ.
Bước 4: Xương ống chần qua nước sôi rồi đổ ra, rửa lại bằng nước lạnh. Cho xương vào nồi cùng 6 tô nước lọc, đun đến khi sôi thì cho hành tây và gừng nướng vào.
Ninh xương 30 phút cho xương ra nước ngọt.
Bước 5: Ức gà rửa sạch vào luộc trong nồi nước xương. Gà chín tới thì vớt ra để nguội, xé sợi.
Phần da gà (nếu có) đem thái chỉ.
Bước 6: Tôm luộc chín, bóc vỏ rồi cho vào cối giã nhỏ. Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào với nước mắm và tí đường, tôm hơi săn và thấm đều gia vị là được.
Bước 7: Nấm hương ngâm nước sôi cho nở, rửa lại bằng nước lạnh, cắt chân, vắt khô rồi cho vào nồi nước dùng. Khi nấm chín thì vớt ra dùng kéo cắt nhỏ.
Bước 8: Thái chanh, ớt. Thế là hoàn thành khâu chế biến.
Bước 9: Thưởng thức:
Chần bún qua nước sôi, cho bún vào bát, xếp thịt gà và các thứ lên trên rồi chan nước dùng, rắc rau nêm. Cho thêm mắm tôm (nếu thích).
Rau sống ăn với bún thang thường có kinh giới, tía tô, húng, quế, mùi tàu, bắp cải trắng bào nhỏ, giá đỗ (nếu thích). Với cách nấu bún thang này, cả nhà sẽ có bữa sáng ngon mê.
Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với cách nấu bún thang hấp dẫn, đậm đà nhiều hương vị này!
Theo Bếp Nàng Thơ
Khám phá
[Chế biến] - Cách làm giò lụa siêu ngon cho Tết
Ngay tại nhà, chị em cũng có thể làm được giò lụa trắng, giòn dai, thơm ngon mà an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chị em hãy tham khảo cách làm giò lụa đơn giản dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- 500gr thịt heo xay sẵn. Thường thịt xay sẵn thường có mỡ và nạc. Không nên dùng thịt nguyên nạc khiến giò rất khô, kém độ ngon
- 30gr bột năng hay bột bắp
- Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)
- 50ml nước đá lạnh (cần thật lạnh)
- 15g bột nở
Thực hiện:
Bước 1: Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.
Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.
Bước 2: Bạn có thể gói bằng lá chuối hay giấy bóng kính.
- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.
- Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).
- Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc.
- Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.
Bước 4: Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.
Trình bày: Cắt giò lụa ra từng khoanh tròn xếp thành hoa hồng bày ra dĩa cùng với ít dưa leo trang trí viền dĩa xinh xinh mời khách ngày Tết.
Chỉ với cách làm giò lụa đơn giản nhưng bạn sẽ có đòn giò lụa đẹp, miếng giò dai, giòn không thua gì tiệm.
Chúc các bạn thành công với cách làm giò lụa thơm ngon, dai giòn nhé!
Theo Lâm Anh Đào
Khám phá
[Chế biến] - Bánh giầy giò Thưởng thức những miếng bánh giầy giò trắng mịn, dẻo dai với giò lụa thơm ngon do tự tay mình làm thì còn gì bằng nhỉ. Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Có một địa danh gắn liền với...