[Chế biến]- Đặc sánh, béo ngậy sinh tố dừa non
Một ly sinh tố sữa dừa mát lạnh, đặc sánh có vị béo ngậy của dừa và sữa kết hợp cùng cái lạnh của đá bào vào những ngày thời tiết nóng nắng sắp tới thì thật tuyệt!
Nguyên liệu:
1 trái dừa xiêm không non quá hay già quá
100ml sữa tươi
40g đường.
Cách làm:
Dùng đầu dao cắt khoanh tròn trên đầu trái dừa, lấy hết nước dừa ra ly.
1 phần nước dừa bạn để lạnh uống, 1 phần bỏ vào khay để làm đá.
Video đang HOT
Dùng dao chặt dừa làm hai, nạo lấy phần cơm dừa. 1 trái dừa có thể lấy được khoảng 150g cơm dừa.
Cắt nhỏ phần cơm dừa để khi bỏ vào máy xay thì máy sẽ dễ hoạt động hơn.
Cho toàn bộ phần cơm dừa vào máy xay sinh tố cùng với đường, sữa rồi xay nhuyễn.
Lấy đá viên làm từ nước dừa từ trong khay đá ra, bào hoặc đập nhỏ…
… rồi cho vào máy sinh tố xay cùng với hỗn hợp sữa dừa khoảng 2 phút đến khi tất cả sữa dừa và đá thành một hỗn hợp đồng nhất là được.
Trái dừa non được mọi người dùng rất phổ biến với mục đích lấy nước dừa uống giải khát trong dịp hè nắng nóng. Phần cơm dừa có vị ngọt, tính trung, dùng nạo ăn hoặc bị bỏ đi sau khi lấy nước uống. Cũng ít người biết rằng phần cơm dừa non kết hợp với sữa tươi sẽ tạo thành ly sinh tố mát lạnh và béo ngậy tuyệt vời.
Một ly sinh tố sữa dừa mát lạnh, đặc sánh có vị béo ngậy của dừa và sữa kết hợp cùng cái lạnh của đá bào vào những ngày thời tiết nóng nắng sắp tới thì tuyệt không gì bằng. Ăn cùi dừa, uống nước dừa còn có thể làm cho da dẻ bạn mịn màng hơn đấy, bạn hãy cùng thử nhé!
Theo BĐVN
Độc đáo món ăn từ dừa Bến Tre
Cây dừa là thế mạnh của người dân Bến Tre, vì thế nếu đến đây bạn sẽ "ngập" trong các đặc sản từ dừa: kẹo dừa, chuối xào dừa, bánh lá dừa, mắm lóc chưng nước cốt dừa, nấm mối xào dừa, cổ hũ xào dừa, chuối hầm dừa...
Mời bạn về vùng đất Bến Tre thưởng thức món ngon độc đáo là: Cơm dừa và Tép rang nước cốt dừa:
1. Cơm dừa
Làm món ăn này rất dễ, chỉ cần chọn gạo cũ, dẻo thơm, một cái xửng hấp, và vài trái dừa xiêm là có thể thực hiện được rồi. Trước hết, dừa phải gọt sạch vỏ, chừa gáo và đế dừa phải gọt thật phẳng để trái dừa đặt vững trên bàn. Dùng dao bén vạt mặt dừa cho khéo (giữ để dùng làm nắp đậy sau này), đổ hết nước dừa ra tô.
Sau đó, gạo ngâm nước, gút sạch, đổ ra rổ cho ráo. Cho gạo và nước dừa vào ngập xăm xắp mặt gạo, đậy nắp lại. Lưu ý, gạo và nước vừa đủ để gạo chín không khô hay nhão, mất ngon. Cuối cùng, cho dừa vào xửng hấp khoảng 1 tiếng là chín.
Cơm dừa khi chín nên để trong xửng giữ nóng, khi ăn trái nào lấy ra trái nấy, tránh việc đem dừa ra quá sớm, cơm dừa nguội và sậm màu. Món này ăn cùng với món tép rang nước cốt dừa thật "đúng bài".
2. Tép rang nước cốt dừa
Trước hết bạn hãy lựa khoảng 200 gram tép bạc đất còn tươi (tép khi chín thịt chắc, đỏ, ngọt, ăn giòn), 100 gram dừa khô nạo là đủ. Tép đem về cắt bỏ đầu, đuôi rửa sạch để cho ráo. Đổ tép vào chảo, vắt nước cốt dừa vào ngập xăm xắp với tép.
Bắc chảo lên bếp với ngọn lửa riu riu độ vài phút sau thêm gia vị: muối đường (không cần bột ngọt) vào nêm, nếm cho vừa khẩu vị (nhớ không nêm bằng nước mắm sẽ mất đi hương vị đặc trưng của tép và nước cốt dừa). Sau đó, tăng lửa lên một chút, dùng đũa sơ tép và gia vị ngấm đều, đến khi nước cốt dừa rút khô vào tép, nhắc xuống.
Và thế là, bữa ăn đã sẵn sàng. Chỉ cần lấy từng trái cơm dừa để lên bàn cùng dĩa tép rang nước cốt dừa dọn lên là xong. Dùng muỗng múc từng muỗng cơm dừa cùng vài con tép rang cho vào miệng nhai chậm rãi, bạn sẽ "ngậm mà nghe" vị ngọt của gạo, mùi thơm đặc trưng của nước dừa hòa lẫn vị mặn, béo, thơm, và giòn tan của tép lan tỏa vào mọi giác quan, khiến ta ăn mãi không thấy no.
Theo VNE
Cận cảnh làm kẹo dừa ở Bến Tre Có tận mắt chứng kiến mới thấy, các công đoạn chế biến của loại kẹo này không quá cầu kỳ như nhiều người vẫn tưởng. Tuy được cắm thẳng đứng, nhưng dao dùng lột dừa được biết với tên dao nằm. Công đoạn lột dừa cần nhiều sức nên thường do nam giới đảm nhiệm. Mỗi trái dừa được lột với khoảng 2,3...