[Chế biến] – Cơm chiên trứng muối
Món cơm chiên đơn giản nhưng đẹp mắt và đậm đà vị trứng muối chắc chắn sẽ làm bạn thích thú mê ngất ngây khi ăn muỗng đầu tiên.
Nguyên liệu:
1 bát cơm trắng, 4 nấm hương, 2 lòng đỏ trứng muối, 1 nhánh tỏi, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 nhánh rau mùi, hạt nêm, nước mắm.
Cách làm:
Tỏi đập dập. Nấm hương ngâm nước cho nở, thái chỉ. Trứng muối luộc chín, bóc vỏ, lấy lòng đỏ nghiền mịn.
Cho khoảng 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo, xào nấm hương với khoảng 1 muỗng canh nước mắm, để qua một bên.
Cho tiếp dầu ăn vào chảo, phi tỏi thơm, cho lòng đỏ trứng muối vào đảo nhanh tay. Cho tiếp cơm vào chảo đảo đều cho đến khi hạt cơm săn lại. Nêm thêm khoảng 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn. Cho tiếp nấm hương vào đảo đều. Xúc xơm ra bát, trang trí với một nhánh mùi. Dùng nóng.
Theo Bếp gia đình
Ẩm thực Việt không đụng hàng ở xứ người
Mang nét đặc trưng riêng, các quán ăn với món truyền thống Việt Nam ở nước ngoài của các Việt kiều ngày càng thu hút thực khách quốc tế.
Video đang HOT
1. Cơm chiên Việt mê hoặc du khách Mỹ
Cơm chiên tôm của nhà hàng 2 Asian Brothers.
Mỗi ngày phục vụ từ 75 đến 90 thực khách, món cơm chiên có màu sắc và hương vị hoàn toàn Việt Nam trở thành món ăn bán chạy nhất tại nhà hàng 2 Asian Brothers, đại lộ W Foster, Chicago, bang Illinois. Chủ nhà hàng là một cô gái người Việt chỉ mới 24 tuổi, Dương Thị Bảo Châu. Tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh và đặt chân đến Mỹ mới được hơn hai năm, Châu xác định kinh doanh là niềm đam mê lớn nhất và điều duy nhất cô muốn theo đuổi.
Bánh mì cũng là một trong những "đặc sản" mà khách Mỹ yêu thích ở 2 Asian Brothers. Nhà hàng có tất cả 14 loại bánh mỳ, gồm 10 loại bánh mỳ Việt và 4 loại bánh mỳ Mỹ, nhưng đều được chế biến với hương vị và nguyên liệu thuần Việt như hành, ngò, ớt, các loại thịt như xá xíu, ba rọi, giò thủ, chả lụa, bì.
Ngoài ra, món bún Việt ở nhà hàng có rất nhiều rau xanh, với sợi bún trắng tinh, và các loại sinh tố trái cây được pha chế theo phong cách Việt Nam với đường và sữa, cũng là một nét đặc sắc của nhà hàng.
2. Làm giàu ở Mỹ nhờ món ăn Việt
Bìa sách Vietnamese Home Cooking của đầu bếp người Việt trứ danh Charles Phan.
Đặt chỗ ở nhà hàng Slanted Door của Charles Phan là một thử thách, bởi ở đây luôn chật kín khách đến thưởng thức những món ăn Việt không xa lạ nhưng được chế biến thành những tuyệt phẩm. Để khắc phục việc thực khách phải chờ hàng tuần để có cơ hội thưởng thức món mình nấu, ông chủ gốc Việt Charles Phan, 50 tuổi, đã ra mắt hẳn cuốn sách mang tựa đề "Vietnamese Home Cooking".
"Thừa thắng xông lên" sau Slanted Door, ông chủ Phan phát triển một "đế chế nhà hàng" nhỏ ở vùng vịnh San Francisco với những nhà hàng như Heaven's Dog, Academy Cafe hay Wo Hing General Store. Năm 2004, anh giành giải Đầu bếp Giỏi nhất của Quỹ James Beard, giải thưởng được xem là "Oscars của Ẩm thực" Mỹ.
3. Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ
Duy Tran khoe thành quả làm việc với hai hộp cơm thơm ngon.
Thừa hưởng tài năng từ người mẹ là một đầu bếp rất giỏi các món ăn Việt Nam, Duy Tran yêu và đến với nghề nấu nướng như một lẽ tự nhiên. Anh chàng đầu bếp chỉ mới 24 tuổi vừa khai trương "đứa con tinh thần" đầu tiên vào tháng trước ở thành phố Somerville, bang Massachusetts, Mỹ. Nhà hàng mang tên DooWee&Rice, bắt nguồn từ cách phát âm tên của cậu "Doo-Wee".
DooWee&Rice là một không gian nhỏ xinh, bày trí đơn giản và trẻ trung với gam màu đỏ làm chủ đạo. Thực đơn của DooWee&Rice đơn giản và tất nhiên không thể thiếu các món ăn Việt Nam với điểm nhấn là nguyên liệu tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cho người thưởng thức.
Cơm là món ăn chính mà Duy muốn mang đến các thực khách của mình, từ cơm gà, cơm thịt lợn nướng đến cơm thịt lợn kho. Tất cả các loại cơm đều có salad, bánh mì và nước sốt nóng ăn kèm, có giá 7-9 USD.
Các món bún Việt ở DooWee&Rice cũng khá phong phú, với bún thịt nướng, bún chả giò, bún bò, bún riêu. Ngoài ra, nhà hàng còn phục vụ nhiều món ăn nhẹ như tim gà xào tỏi ớt, nem cuốn, bánh bao với nhiều loại nhân, và đủ loại nước sốt khác nhau. Nộm mực, bít tết, khoai tây chiên là những lựa chọn khác hấp dẫn.
4. Cô gái gốc Việt mở câu lạc bộ bữa tối ở Anh
Uyên Lưu đã tổ chức những bữa tiệc tối gồm các món ăn Việt Nam tại nhà riêng ở Anh từ ba năm nay.
Những món ăn Việt Nam luôn là thực đơn chính trong những bữa tiệc tối tại nhà Uyên Lưu ở xứ sương mù, những bữa tiệc có khi kéo dài đến sáng và khiến nhiều người xa lạ không nỡ ra về. Uyên Lưu cùng gia đình sang Anh từ cách đây 30 năm, khi cô còn rất nhỏ, nhưng ẩm thực Việt Nam là sở trường của cô gái này. Tại những bữa tiệc tối vào thứ 6 và thứ 7 hàng tuần, Uyên Lưu nấu 8 món ăn dành cho 25 người. Mỗi người tham dự trả cho cô 35 bảng Anh (65 USD) tiền nguyên liệu và thời gian cô bỏ ra phục vụ họ.
Ba năm qua, Uyên Lưu đã chào đón hàng trăm người không quen biết đến nhà cô và tham dự câu lạc bộ tiệc tối. Khách của Uyên Lưu thường là những nhân viên trẻ, một số người là bạn bè mà cô quen thông qua câu lạc bữa tối. Họ có mặt tại nhà cô lúc 19h30 và bữa tối thường kéo dài quá 23h. Đôi khi, mọi người ở lại đến 4h sáng. Những hợp đồng biểu diễn tự phát, những lời cầu hôn bất ngờ hay những người ngủ lại qua đêm không phải là chuyện hiếm gặp ở nhà cô.
5. Cơm tấm, bún Huế ở khu Little Saigon, Mỹ
Khu Little Saigon ở bang California có nhiều siêu thị của người Việt Nam nhất trên đất Mỹ và món Việt nào ở đây cũng đậm đà, thơm ngon, có món còn rẻ hơn ở Việt Nam.
Vào những ngày cuối tuần, ví dụ như tiệm cơm tấm Thành trên đường Bolsa, khách phải đứng nối đuôi và ghi tên chờ trước cửa tiệm. Tiệm bán bún bò Huế Vỹ Dạ cạnh đó cũng không còn bàn trống khi tôi và một người học trò cũ đến ăn vào trưa thứ bảy tuần vừa rồi! Nôm na, một tô phở hay một đĩa cơm tấm bì chả sườn nướng, hay một tô bún bò Huế, thường là 7 USD.
Hạt Tiêu tổng hợp
Theo ngôi sao
[Chế biến] - Cơm rang bò kiểu Nhật Nếu đến Nhật Bản, bạn nên thử món cơm rang bò. Khác hẳn với các món cơm chiên khác; cơm rang bò của người Nhật Bản lấy nguyên liệu chính là thịt bò, bơ, muối, tiêu. Thịt sẽ được xào chung với rượu ngọt rồi cho vào nước xốt cà chua đun cho thịt bò chín kỹ, cho thêm một ít kem tươi...