[Chế biến] – Cóc dầm
Nguyên liệu:
- Cóc: 3 quả
- Đường: 5 thìa cà phê
- Muối tinh và ớt bột khô hoặc có thể thay bằng muối ớt trộn sẵn đóng lọ: 2 thìa.
Cách làm:
Bước 1: Quả cóc gọt bỏ vỏ, dùng dao khía đều dọc quả cóc rồi lách mũi dao tách thành từng miếng nhỏ.
Bước 2: Đầu tiên rắc đường vào các miếng cóc, xóc cho đường ngấm đều. Ngâm cóc với đường trước rồi mới đến ngâm với muối chính là bí quyết để miếng cóc dầm trở nên giòn ngon như ngoài hàng vì nếu xóc với muối trước thì miếng cóc sẽ bị nhũn, chảy nước và kém giòn. Mẹo này áp dụng cho tất cả các món hoa quả dầm.
Video đang HOT
Bước 3: Đợi đến khi đường tan hết và ngấm vào cóc thì các bạn mới rắc muối ớt vào trộn đều. Tùy khẩu vị ăn cay mà bạn quyết định có nên cho thêm ớt bột vào cóc dầm nữa hay không nhé.
Rất đơn giản phải không nào?
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo Eva
Thịt chua - hương vị hạnh phúc của vợ chồng Dao
Ngày còn bé, tôi thường hay nghe các cô bác trêu mấy chị gái lớn: "Con gái lớn thế này, xinh đẹp thế này thì bố mẹ chẳng mấy chốc mà có thịt chua rồi!". Tôi chẳng hiểu gì cả vì con gái và thịt chua thì có liên quan gì tới nhau?
Đem thắc mắc của mình hỏi người lớn, tôi chỉ nhận được câu trả lời, mai sau lớn thì sẽ biết. Lớn lên, khi bố mẹ tôi tổ chức đám cưới cho chị gái thứ hai, tôi mới hiểu sự liên quan đó và biết được thịt chua bắt nguồn từ đâu.
Trong đám cưới của người Dao, nhà trai phải mang sang nhà gái một lượng thịt khá lớn để làm sính lễ. Chỗ thịt ấy đã được tính trước để phân phát cho anh em, họ hàng của cô dâu, nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ và vai vế đối với cô dâu, còn bố mẹ cô dâu sẽ nhận hai phần lớn nhất. Vậy nên, sau đám cưới, gia đình cô dâu phải đem ướp chua chỗ thịt ấy để bảo quản. Sau 2 - 3 năm, khi cô dâu chú rể đã thành vợ chồng, có đủ điều kiện tổ chức lễ cám ơn những người trước đây đã giúp gia đình nhà trai gánh lễ vật sang nhà gái thì bố mẹ cô dâu mới mở chỗ thịt chua ấy để tiếp đãi mọi người.
Vại thịt chua được úp ngược trong 2-3 năm trước khi được lấy ra dùng.
Sau ngày đó, thịt chua có thể được dùng làm một món ăn cho mâm cỗ trong những ngày rằm, ngày tết trong năm. Người Dao còn dùng thịt chua để tiếp đón khách quý bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
Làm thịt chua không khó nhưng đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Nguyên liệu cũng khá đơn giản, chỉ có thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Để chọn thịt muối chua, người Dao thường dùng thịt ba chỉ hoặc những phần thịt có cả nạc cả mỡ. Thịt đã chọn được cắt thành từng miếng, mỗi miếng khoảng 0,5kg, trên mỗi miếng, dùng dao sắc khía thành từng phần dày 2 - 3cm, tránh làm đứt phần bì.
Sau đó, đem thịt đã cắt ướp với thật nhiều muối, dùng tay chà xát thật mạnh cho muối ngấm sâu vào từng thớ thịt. Mỗi miếng thịt sau khi xát muối được trộn tiếp với một ít cơm nguội (để cơm thấm muối khi tan cho thịt bớt mặn) rồi đem xếp ngay ngắn vào chum, trên cùng chét thêm một lớp cơm nguội dày và dùng tay lèn thật chặt. Trên miệng chum lót thêm một lớp rơm sạch, dùng lá dong bịt lại rồi lấy lạt buộc bên ngoài cho thật chặt.
Sau mỗi đám cưới, nhà bố mẹ cô dâu sẽ có được ít nhất hai chum thịt chua như vậy. Mỗi chum thịt sau khi đã bịt chặt được úp ngược lên một chiếc bế đựng đầy tro bếp. Làm như vậy để trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, như thế thịt sẽ không bị hỏng.
Thịt chua ăn kèm lá lốt có vị đậm đà rất khó quên
Sau 2 - 3 năm, thịt chua được đem ra thưởng thức. Khi ăn, từng miếng thịt chua được gỡ ra, gạt bỏ phần cơm nguội rồi dùng nứa để cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Thịt được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Ăn một miếng thôi cũng đủ cảm nhận được hương vị lạ và đặc biệt của món thịt này. Với những người có kinh nghiệm làm thịt chua, khi ăn họ có thể biết được thịt này đã được ướp bao nhiêu lâu.
Thịt chua thường được ăn kèm với lá lốt. Gắp một miếng thịt, dùng lá lốt cuộn lại, đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận từng chút một cái hương vị đậm đà của món thịt ướp muối lâu năm, có vị mặn đậm của muối, vị ngọt của thịt, vị chua của sự lên men lâu ngày cùng hương thơm đậm của lá lốt xanh. Tất cả hòa quyện thành một hương vị rất khó quên, ăn một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi nhưng thật khó để mô tả lại cái hương vị ấy.
Có lẽ đúng như những người già vẫn nói, thịt chua bắt nguồn từ sự kết đôi của một cặp vợ chồng mới. Cái hương vị đậm đà, hòa quyện đặc biệt trong món ăn truyền thống này biết đâu lại là sự kết tinh hạnh phúc của đôi vợ chồng!
Bài và ảnh Tặng Đào
Theo VNE
[Chế biến] - Ếch rang muối Nguyên liệu: - Ếch: 1kg - Lá lốt - Muối tinh: 6gr - Tiêu hột: 2gr - Đậu xanh: 15gr - Gạo nếp: 20gr Cách làm: Bước 1: Rang gạo nếp, đậu xanh, tiêu hột, muối tinh đến khi thấy mùi thơm, nếm thử gạo và đậu xanh có độ giòn, bùi là được. Bước 2: Cho ra cối giã thật nhỏ, rây...