Chế biến chuyên nghiệp, thịt trâu ngố xứ Tuyên vừa ngon vừa chất
Không chỉ đầu tư mô hình, HTX Tiến Thành (Tuyên Quang) còn hoàn thiện chuỗi khép kín bằng một quy trình giết mổ hiện đại, từ đó chế biến, đóng gói sản phẩm thịt trâu, bò với công suất khoảng 5 tạ thịt/mẻ/24 giờ tại địa phương.
Ông Oanh cho biết thêm, hiện nay HTX Tiến Thành đã đầu tư và hỗ trợ cho 2 cơ sở giết mổ và chế biến, đóng gói trâu, bò với công suất khoảng 5 tạ thịt/mẻ/24 giờ tại địa phương.
“Trước mắt các sản phẩm trâu, bò của chúng tôi sẽ được trưng bày, giới thiệu tại gian hàng trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2018 vào ngày từ ngày 20-23.9 ở TP.Tuyên Quang”- ông Oanh chia sẻ.
Sản phẩm thịt trâu ngố được HTX Tiến Thành sấy khô, đóng gói trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
ảnh: Trần Quang
Ông Trương Xuân Quý – Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ nay đến năm 2020, Hội ND tỉnh sẽ phối hợp với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo an toàn sinh học; chăn nuôi trâu bò sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi với quy mô từ 1.000 con trâu thịt, 2.000 con bò thịt/năm.
Dù mô hình chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học ở Tuyên Quang đã thu được nhiều thành quả, song theo ông Oanh, hiện HTX đang gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
“Hiện, chúng tôi đang rất thiếu mặt bằng và vốn để đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô chăn nuôi, nhà xưởng chế biến, giới thiệu sản phẩm. Trong thời gian tới rất mong, UBND tỉnh và các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để HTX vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị địa phương, các ngành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trâu ngố của tỉnh Tuyên Quang đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế” – ông Oanh nói.
Theo Danviet
Xứ Tuyên ra mắt thương hiệu "trâu ngố", nuôi 2,5 tháng lãi 3 triệu
Lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang công bố nhãn hiệu tập thể "Trâu ngố Tuyên Quang". Đây là điều kiện đảm bảo giá trị sản phẩm trâu Tuyên Quang được nâng cao, mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ.
Đầu ra ổn định, lãi cao
Để có được thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang" là cả một quá trình phối hợp xây dựng của Hội Nông dân tỉnh và hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang). Hạt nhân làm nên thương hiệu và chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học chính là các hộ nông dân xứ Tuyên. Nhờ tham gia mô hình nuôi trâu ngố vỗ béo theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua hợp tác xã, hàng trăm hộ dân ở Tuyên Quang không chỉ có đầu ra ổn định mà thu nhập cũng được nâng cao rõ rệt.
Ông Ma Văn Va đang chăm sóc đàn trâu ngố của gia đình ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, (Tuyên Quang). ảnh: Trần Quang
Những ngày này, ông Ma Văn Va ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa đang tất bật chăm sóc đàn trâu ngố tại trang trại của gia đình. Nhìn các con trâu cặm cụi ăn, ông Va tỏ vẻ rất phấn khích. "Lúc mới đưa về nuôi con nào cũng gầy, bà con lối xóm tò mò đến thăm quan, ai cũng lắc đầu bảo toàn con... dáng đứng Bến Tre. Đứng còn xiêu vẹo thế này thì khó chăm lắm, nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc đến giờ con nào cũng béo núng nính"- ông Va nói.
Ông Va cho biết, trâu ngố là giống trâu quý, là con vật đặc sản từ xa xưa vẫn được bà con Tuyên Quang gìn giữ và bảo tồn, hiện giờ giống trâu đặc sản này được người dân tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh nuôi để làm giàu. Gia đình ông Va và nhiều hộ dân khác ở Hùng Mỹ đang rất thành công nhờ tham gia mô hình chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học do HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang) phối hợp với Hội ND tỉnh Tuyên Quang thực hiện.
Liên kết làm giàu
Mô hình liên kết chuỗi giữa HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành với tổ hợp tác chăn nuôi xã Hùng Mỹ
Trong thời gian tới rất mong, UBND tỉnh và các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để HTX vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị địa phương, các ngành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trâu ngố của tỉnh Tuyên Quang đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Ông Hoàng Văn Oanh
được triển khai theo hình thức hợp đồng thỏa thuận và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra. Trong chuỗi đó, HTX cung cấp trâu, bò đủ tiêu chuẩn, cân trọng lượng của từng con, đánh số tai theo dõi bàn giao cho các hộ của tổ hợp tác.
Đồng thời, HTX tổ chức tập huấn kỹ thuật làm chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh, cách ủ thức ăn cho trâu bò và giám sát, theo dõi sức khỏe đàn trâu, bò trong suốt giai đoạn nuôi. Các hộ chăn nuôi tham gia mô hình chủ động xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn kỹ thuật, tự túc nguồn thức ăn thô xanh, sử dụng thức ăn ủ chua lên men như sắn tươi, bắp thân cây ngô; thức ăn tinh như: Cám thảo dược, cám ngô, cám gạo, bã đậu nành, bã bia...
Sau thời gian 3 tháng, HTX tiến hành cân nhập số trâu, bò trên. Theo ông Va, bình quân, 1 con trâu, bò được chăn nuôi vỗ béo trọng lượng tăng từ 80 - 90 kg/con, với giá thu mua 74.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi hộ thu lãi trên dưới 5 triệu đồng/con trâu, 3 triệu đồng/con bò sau 2,5 tháng nuôi. "So với cách nuôi truyền thống, khi tham gia mô hình này bà con không chỉ tiết kiệm được nhân công, đảm bảo được sức khỏe mà chúng tôi còn có đầu ra ổn định, thu nhập tăng cao hơn nhiều so với trước"- ông Va tiết lộ.
Hiện, Tổ hợp tác chăn nuôi trâu vỗ béo theo hướng an toàn sinh học xã Hùng Mỹ có 15 thành viên, hoạt động theo nhóm hộ, cùng sở thích, có nguồn nhân lực, mặt bằng làm chuồng trại theo tiêu chuẩn nuôi nhốt, có diện tích đất trồng cỏ...
Cùng thôn với gia đình ông Va, gia đình ông Lương Hải Tuyên cũng đang gặt hái được nhiều thành công trong nghề nuôi trâu, bò vỗ béo. "Dù mới tham gia mô hình 7 tháng nhưng tôi đã có lãi hàng chục triệu đồng. Đây thực sự là một mô hình chăn nuôi mới rất hiệu quả, mở ra hướng làm giàu nhanh cho bà con"- ông Tuyên cho hay.
Ông Hoàng Văn Oanh - Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cho hay: Mô hình liên kết chăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là giống trâu ngố thịt an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai thực hiện từ tháng 9.2017. Kết quả sau 1 năm triển khai thực hiện đã có 10 HTX, tổ hợp tác tham gia mô hình thuộc các huyện trong tỉnh với tổng số trâu, bò là 703 con, đã xuất bán 265 con trâu, 249 con bò; số trâu, bò hiện đang nuôi là 189 con.
Trong đó, huyện Chiêm Hóa có HTX Tiến Quang, xã Vinh Quang và 6 tổ hợp tác thuộc các xã Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Hùng Mỹ, Xuân Quang, Hà Lang, Hòa Phú tham gia thực hiện mô hình. Qua 1 năm triển khai thực hiện cho thấy, sau thời gian chăn nuôi từ 2,5 - 3 tháng trừ chi phí cho lãi bình quân 1 con trâu khoảng 5 triệu đồng; lãi bình quân 1 con bò khoảng 3 triệu đồng.
Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi đại gia súc theo lối truyền thống sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có bao tiêu sản phẩm.
Theo Danviet
Khổ: Mua 5 con bò, nuôi 1 năm, chả lãi đồng nào còn lỗ 20 triệu Đó là tình cảnh của gia đình bà bà Phạm Thị Hạnh ở tổ 10, phường Thái Bình (TP. Hòa Bình). Đầu năm 2017, vay mượn tiền, bà Hạnh mua 5 con bò sinh sản tổng vốn bỏ ra 65 triệu đồng. Sau gần 1 năm rưỡi chăm nuôi, mới đây, bà đành phải "bán đổ, bán tháo" cho thương lái với giá...