[Chế biến] – Chân gà trộn cay
Chân gà được ngâm trong nước gia vị suốt một đêm nên thấm vị vừa vặn, đượm thêm cái cay nồng của dầu ớt khiến bạn không khỏi xuýt xoa.
Nguyên liệu
- 6 cái chân gà – 1 miếng gừng nhỏ
- 1 nắm hành lá – 1 bông hoa hồi
- Gia vị: Rượu nấu, muối, tiêu, dầu, dấm, đường, dầu ớt.
Bước 1:
Chân gà rửa sạch với muối, chần qua một lần qua nước sôi cho sạch sẽ rồi vớt ra.
Bước 2:
Bắc một nồi nước khác lên bếp. Thả chân gà vào nồi cùng nắm hành lá đã thắt chặt, muối, hoa hồi và chút rượu nấu.
Bước 3:
Khi chân gà đã chín hẳn, vớt ra, chặt thành các phần nhỏ cho vừa miệng, dễ ăn. Cho chân gà vào bát, thêm nước đun sôi để nguội ngập gà rồi nêm hạt tiêu, muối, dấm trắng và chút đường vào. Nếm thử nước để gia giảm các thành phần gia vị cho vừa miệng nhé! Giờ thì cho bát chân gà vào ngăn mát tủ lạnh, để qua đêm cho chân gà thật thấm.
Bước 4:
Khi nào ăn, bạn vớt chân gà ra, chắt nước cho thật ráo rồi đổ chút dầu ớt lên mặt, trộn đều và thưởng thức!
Thành phẩm
Video đang HOT
Điểm chút hành lá thái sợi lên trên mặt cho thêm phần hấp dẫn nào!
Lưu ý là để ăn chân gà thật giòn thì thời gian luộc không nên quá dài nhé! Món này hợp với những hôm trời mát, chỉ se se lạnh. Vì những ngày trời lạnh hẳn khiến món ăn chóng bị đông sẽ rất kém ngon.
Chân gà được ngâm trong nước gia vị suốt một đêm nên thấm vị vừa vặn, đượm thêm cái cay nồng của dầu ớt sau khi trộn khiến bạn không khỏi xuýt xoa.
Cái này mà chấm thêm muối tiêu chanh thì khỏi chê nhé!
Chúc bạn ngon miệng!
Theo MNMN
Cuối tuần đã miệng 4 món nướng tuyệt ngon
Đùi vịt, chân gà, tôm, cá nướng sẽ là những món ăn hấp dẫn để cuối tuần chị em làm cho cả nhà nhé!
1. Đùi vịt nướng lá gừng
Hương vị thơm ngon của món vịt nướng kiểu này chắc chắn ai cũng sẽ thích mê.
Nguyên liệu:
- Đùi vịt - Dầu hào - Lá gừng
Cách làm:
- Đùi vịt các bạn dùng nĩa xiên để khi ướp thịt dễ ngấm gia vị hơn. Lá gừng rửa sạch, thái nhỏ, ướp cùng thịt vịt và dầu hào, không sử dụng thêm các gia vị khác để món ăn giữ được hương thơm đặc trưng của lá gừng.
- Sau khi ướp nước trong thịt vịt sẽ tiết ra, chúng ta cho toàn bộ phần nước đó lẫn đùi vịt vào 1 chảo nhỏ, đun nhỏ lửa đến khi cạn. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng nhớ lật miếng thịt.
- Gạt bớt phần lá gừng, cho thịt vịt vào lò nướng, đặt lên rãnh cao nhất và nướng cho đến khi miếng thịt chuyển sang màu nâu vàng, có độ sém. Cho đùi vịt nướng lá gừng ra đĩa và thưởng thức nhé.
2. Chân gà nướng mật ong
Chân gà nướng mật ong rất thích hợp để chị em chế biến cho ông xã nhâm nhi trong những ngày mùa đông lạnh giá như thế này.
Nguyên liệu:
- Chân gà to: 400 gr - Mật ong: 1 thìa - Nước mắm: 1 thìa
- Hạt nêm: 1 thìa - Dầu hào: 1 thìa - Dầu ăn: 2 thìa - Tỏi băm nhỏ: 1 thìa
Cách làm:
- Chân gà sau khi mua về các bạn ngâm 10 phút với nước muối pha loãng rồi bóp rửa thật sạch, đem chần qua với nước có thả vài lát gừng cho thơm, vớt ra để ráo.
- Pha nước sốt để ướp gà gồm các gia vị ở phần nguyên liệu, quấy đều cho các gia vị tan và hòa quyện vào nhau.
- Ướp với chân gà trong khoảng 30 phút - 1h cho ngấm.
- Nếu nướng chân gà bằng than hoa thì các bạn dùng que nhọn xiên vào từng chiếc chân gà để cầm nướng cho dễ. Nếu dùng lò nướng thì các bạn xếp chân gà vào khay rồi cho vào lò nướng xém. Vì chân gà đã được chần qua nên các bạn đừng lo vấn đề thịt bị khô nhé.
Chấm chân gà nướng mật ong với tương ớt hoặc hỗn hợp muối chanh ớt, ăn kèm sung muối rất hợp.
3. Tôm nướng nấm tỏi
Nhâm nhi từng miếng tôm nướng thơm lừng trong thời tiết này thật tuyệt.
Nguyên liệu:
- Tôm sú tươi loại to - Nấm rơm, nấm mỡ, lá oregano, dầu oliu - Bơ, tỏi - Que xiên
Cách làm:
- Tôm rửa sạch để ráo nước, dùng que xiên dọc mình tôm.
- Nấm bổ làm đôi để riêng, tỏi băm nhỏ chia làm 2 phần, 1 nửa trộn cùng dầu oliu trong 1 bát nhỏ. Đợi khoảng 20 phút để tinh dầu thơm trong tỏi tiết ra, dùng chổi phết đều phần dầu tỏi đó lên tôm, nghỉ 5 phút lại tiếp tục phết thêm lần nữa.
- Nướng chín tôm bằng lò nướng hoặc bằng than hoa.
- Phi thơm 1/2 chỗ tỏi còn lại với 1 chút bơ.
Cho nấm vào đảo với 1 nhúm nhỏ muối tinh, khi nấm chín các bạn mới rắc đến lá oregano. Tôm nướng nấm tỏi thơm phức, nóng hổi khiến chẳng ai có thể nỡ chối từ.
- Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc vì sao trong món ăn mình không sử dụng thêm bất cứ gia vị nào ngoài muối, bởi tuy cách làm rất đơn giản nhưng chính sự tươi ngon hoàn hảo của nguyên liệu ban đầu sẽ làm nên hương vị thật ấn tượng khi thưởng thức.
4.Cá trê đồng nướng lá nghệ
Làm món cá trê nướng lá nghệ thơm lừng cho gia đình thưởng thức nhân dịp cuối tuần nhé.
Nguyên liệu:
- Cá trê: 2 con (tùy theo số người nhà bạn)
- Lá nghệ: vài lá
- Gừng, bột nghệ (củ nghệ), riềng, ớt, hạt nêm, gia vị, nước mắm
Thực hiện:
- Cá trê đồng mua về làm sạch nhớt bằng cách cho cá vào một cái túi nilon rồi bỏ vào trong túi một nắm muối. Cá bị xót muối sẽ giãy dụa và nhả sạch nhớt. Sau đó dùng sống dao đập vào đầu cá cho cá chết. Rửa sạch nhớt cá bằng nước, tiếp đó cho một ít dấm vào bóp cho cá sạch hẳn nhớt. Rửa lại cá với nước một lần nữa, mổ bụng cá, moi bỏ ruột, cắt bỏ vây. Dùng dao khía mấy nhát trên thân cá.
- Gừng, riềng, ớt băm nhỏ cho vào ướp cá cùng một chút bột nghệ, một chút gia vị, hạt nêm và một chút nước mắm.
- Trải lá nghệ dày 2 - 3 lớp rộng bằng chiều dài của cá. Đặt cá vào một đầu lá rồi cuộn lại.
- Nướng cá trên than hoa cho đến khi cá tỏa mùi thơm phức, không còn tiết nước và lá nghệ cháy gần hết. Bóc thử một điểm trên thân cá thấy thịt cá khô và săn lại tức là cá đã chín.
- Bóc hết lớp lá nghệ, cho cá ra đĩa. Có thể chấm cá với muối ớt vắt chanh hoặc mắm gừng.
Nhìn cá trê đồng nướng lá nghệ hấp dẫn quá các bạn nhỉ, vậy cuối tuần rảnh rang hãy làm thử món này đãi cả nhà xem sao nhé!
Theo Eva
Khám phá món chân gà muối chiên mới lạ tại Sài Gòn Nằm tại địa chỉ số 176, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM (đoạn giao với đường Võ Văn Tần), cửa hàng ăn uống 176 gây chú ý bởi cách trang trí ấn tượng với bức tường bằng tường gạch hoài cổ. Đối diện quán là trường Lê Quý Đôn, nên khoảng tầm chiều là rất đông các bạn trẻ tụ tập ăn uống...