[Chế biến] – Canh khoai sọ nấu sườn non
Chỉ với khoai sọ và sườn non, nhưng món canh lại hấp dẫn người ăn nhờ vị bùi bùi của khoai cùng vị ngọt béo của nước dùng.
Nguyên liệu:
- 4 củ khoai sọ.
- 200 g sườn non, ngò gai, ngò ôm, hạt nêm, đường, muối và tiêu.
Cách chế biến:
- Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc vừa ăn. Sườn non chặt khúc nhỏ, rửa bằng nước muối rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Cho khoai sọ, sườn non vào nồi, cho nước lạnh ngập mặt rồi ninh nhừ với ít hạt nêm.
- Trong quá trình ninh, bạn nhớ vớt bỏ bọt để nước dùng được trong. Khi khoai mềm, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Video đang HOT
- Tắt bếp, cho ngò gai, ngò ôm thái nhỏ vào, thêm ít tiêu xay rồi dùng nóng.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo MNMN
[Chế biến] - Canh khoai sọ nấu lạc
Thay vì nấu với xương ninh, bạn thử món canh khoai sọ nấu lạc với lạc tươi được giã nhỏ, ăn vừa ngọt đạm thực vật, vừa thơm bùi rất dân dã.
Để thực hiện món canh khoai sọ nấu lạc, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:
- 250g khoai sọ: Bạn chọn khoai sọ ruột tím sẽ rất ngon, không nên chọn loại khoai sọ 1 củ (1 cây 1 củ). Nếu chọn được khoai mới dỡ, bạn nên chọn củ cái (củ cái là củ tròn to có bám nhiều củ con xung quanh, củ con là củ nhỏ bẻ ra từ củ cái) cho chắc - bở và ngọt, nếu khoai đã cũ thì nên chọn củ con cho dẻo vì lúc đó củ cái thường bị sượng.
- Nửa bát con lạc: bạn có thể cho nhiều/ít hơn tùy ý
- 1 nắm rau muống
- Vài cọng rau ngổ già bỏ ngọn non (nếu thích)
- Mắm vừa đủ nêm nếm (nếu ăn chay bạn thay mắm bằng muối)
Khoai sọ được tách các củ con ra khỏi củ cái. Chỉ nên cạo vỏ chứ không gọt vỏ để giữ phần màng vỏ tím đặc trưng ngon của giống khoai sọ củ tím. Cạo vỏ tới đâu bạn thả khoai vào chậu nước tới đó. Rửa khoai sạch và bổ nhỏ vừa miếng gắp, nên bổ đôi dần để khoai sọ có miếng vuông chứ không thái lát mỏng dễ nát khoai.
Lạc giã tươi (không cần rang hay luộc qua trước khi giã). Bạn giã nhỏ đều và để nguyên màng vỏ lạc.
Cho lạc và khoai vào nồi, đong nước vào bát tô cho đủ bát canh cần nấu rồi đổ vào nồi khoai với lạc. Bạn cũng cho mắm vào luôn công đoạn nước còn lạnh này để mùi mắm chỉ thơm nhẹ. Tra mắm sau khi canh đã sôi nước sẽ rất dễ gây nồng.
Rau muống nhặt, rửa sạch, vẩy ráo nước. Trước khi thả rau vào nồi bạn mới vặn rau thành khúc ngắn. Nên vặn rau bằng tay cho rau mềm mại, không dùng dao cắt khúc.
Đun sôi canh thì hạ nhỏ lửa cho khoai và lạc chín nhừ mà không nát. Nếu bạn thích ăn hạt lạc to và giã lạc rối thì nên luộc lạc trước rồi thả khoai vào sau. Canh rất dễ trào nên khi chưa sôi bạn đã phải để ý mở hé vung.
Khi khoai và lạc chín đều, bạn thả rau muống vào và đảo rau ngập trong nước, để canh sôi đều cho rau chín xanh, nếu rau chín tái rất dễ bị thâm sau khi bạn vớt rau ra bát. Rau chín thì tắt bếp và thả thân rau ngổ (bỏ búp non trên ngọn) xắt nhỏ vào nồi canh.
Vớt cái canh ra bát rồi chan nước lên sau cùng, nước canh có màu tím hồng phôi ra từ màng vỏ của khoai và lạc trông rất ấn tượng. Bản thân sự tổng hợp màu sắc dìu dịu của tô canh gồm khoai tím, lạc hồng và rau xanh cũng đủ tạo nên vẻ đồng nội hết sức thân thương!
Canh thơm lựng ngay từ khi lạc và khoai sôi trên bếp, thêm hương vị rau muống vặn dập nhẹ và chút rau ngổ sẽ khiến cho bát canh ngạt ngào hấp dẫn thứ hương thơm của món ăn dân dã.
Dù không dùng nước ninh xương hay đun cùng thịt xay nhưng bát canh khoai sọ nấu lạc của bạn vẫn rất ngọt nhờ đạm thực vật giàu dinh dưỡng trong lạc. Nếu thay muối cho mắm, bạn sẽ có một bát canh chay cực ngon.
Món canh khoai sọ nấu lạc thực sự rất dễ làm và nhanh chóng, bạn chỉ cần lưu ý chút không để canh trào là được.
Chúc bạn ngon miệng nhé!
Theo MNMN
[Chế biến] - Củ cải muối nấu sườn non Đây là món canh của người Hoa, có tên gọi là xí páu. Canh có vị đậm đà, ngon miệng mà không gây ngấy. Nguyên liệu: - 200 g củ cải muối - 300 g sườn non. - Hạt nêm, đường. Cách chế biến: - Củ cải muối rửa sạch muối, thái lát mỏng rồi ngâm vào nước lạnh cho hết mặn. -...