[Chế biến] – Cá nướng lá chuối
Thịt cá ngọt, thấm gia vị, thơm mùi lá chuối nướng được dùng kèm với khế, bún và chấm với mắm nêm cay nồng.
Nguyên liệu:
- Cá nục hay cá lóc, nếu dùng cá lớn thì 1 con, cá nhỏ thì từ 2 đến 3 con
- Gia vị ướp cá: hành khô, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu mè, dầu ăn, bột nghệ và hành lá
- Phần mắm nêm: 2 lát dứa vừa ăn, 1 bát con đầy mắm nêm, đường, tỏi, ớt quả và chanh
- Khế, chuối xanh, dứa, rau răm ăn kèm
- Bún và bánh đa để cuốn
- Lá chuối và lạc rang
Cách làm:
Bước 1:
- Cá rửa sạch, nếu có vảy cá thì đánh vảy thật sạch, khứa vài đường nhỏ trên thân cá. Pha hỗn hợp ướp cá: một thìa nhỏ bột nghệ, hành khô băm nhuyễn, hai thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hạt tiêu, một ít dầu mè, dầu ăn trộn đều, dùng tay thoa đều hỗn hợp ướp thịt vào thân cá, ướp trong vòng 3 – 4 tiếng.
Bước 2:
- Dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt dứa.
Video đang HOT
Bước 3:
- Xay nhuyễn hay băm nhuyễn dứa.
Bước 4:
- Tỏi, ớt quả giã nhuyễn.
- Trộn dứa đã xay, thêm tỏi, ớt, đường vào bát mắm nêm. Vì mắm nêm rất mặn nên pha thêm nhiều đường, dùng muôi trộn đều mắm nêm và đường tan, nêm gia vị lại cho vừa ăn, vắt vào bát mắm nêm vài giọt chanh.
Bước 5:
- Khế rửa sạch, cắt bỏ rìa, thái dài.
- Dứa cắt bỏ mắt, thái dài.
- Chuối xanh cắt khoanh tròn, ngâm vào âu nước để không bị thâm.
- Rau răm, hành lá rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 6:
- Bún chần qua nước sôi, để ra rổ cho ráo nước.
Bước 7:
- Cá sau khi ướp, bọc kín vào lá chuối, đem nướng ở than hoa đến khi lá chuối bên ngoài chín thơm, nếu dùng cá lớn trước khi nướng bạn hấp sơ cá khoảng 3 – 5 phút để cá không bị cháy bên ngoài mà thịt bên trong không chín. Nếu không có than hoa bạn có thể nướng ở lò, nhiệt độ 180 độ C từ 40 đến 45 phút.
Bước 8:
- Hành lá thái nhỏ, thêm vào một ít dầu ăn, cho vào lò vi sóng quay 30 giây để hành chín. Dùng thìa phết đều hỗn hợp dầu ăn và lạc rang lên bề mặt cá.
- Cá sau khi nướng chín và phết dầu hành và lạc, dọn ra bàn, dùng kèm với mắm nêm, khế và các loại rau ăn kèm, thêm bún và cuốn với bánh đa.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Mắm thính
Những loại cá được đánh bắt từ khơi xa như cá thu, cá giỏi, cá nhám..., hay những loại cá đánh bắt gần bờ như cá de, cá nục, cá cơm... đều có thể dùng làm thính.
Nguyên liệu chủ lực làm mắm thính là hạt bắp luộc chín, phơi thật khô, xay nhỏ và muối sống. Chỉ vậy thôi, qua bàn tay điệu nghệ của những người làm mắm, cùng với kinh nghiệm tính toán thời gian sao cho chuẩn xác là mắm sẽ theo bước chân các bà các chị vào chợ phục vụ mọi người. Tuy nhiên, thật không dễ để lựa chọn mắm thính bởi khi bước chân vào các gian hàng này, người đi chợ sẽ hoa mắt trước vô số các loại thính như: thính cá de kho thịt heo ba chỉ, thính cá chuồn kho đu đủ, thính cá thu kho sắn mồi...
Với tôi, thính cá nào cũng có mùi vị và sự hấp dẫn riêng, nhưng có lẽ thính chưng là món mà tôi mê nhất bởi món này mẹ không mua từ chợ mà tự tay làm cho cả nhà ăn. Mẹ lấy trứng vịt, thịt heo ba chỉ xắt hạt lựu trộn với tiêu, ớt, bột ngọt đem chưng cách thủy, ăn kèm với rau sống thì ngon tuyệt cú mèo.
Người dân quê tôi không chỉ ăn mắm thính vào những ngày mưa gió mà trong cả những ngày thời tiết đẹp. Tuy nhiên, món thính vẫn hấp dẫn, bắt cơm nhất trong chuỗi ngày ngồi bó gối trên gác nhà tránh lũ, khi ngoài kia gió mưa cứ ràn rạt hắt qua mái nhà. Thời điểm này, dù chỉ mới nghĩ về một bát cơm với chén mắm thính thôi cũng đã đủ ấm bụng, thấy vơi đi bao khó khăn trước mắt...
Nguyễn Văn Học
Theo thanh niên
Đổi món với nem lụi Nem lụi là món ăn nổi tiếng của người Huế, được làm bằng cách quết thịt sống, xiên vào que tre rồi nướng trên than hồng. Nướng đến đâu ăn đến đó kèm với các loại rau thơm để thấy hết vị hấp dẫn của món ăn. Nem thường là món ăn chơi của dân nhậu, phổ biến là loại nem chua, được...