[Chế biến]-cá kèo nướng tương ớt
Trời se lạnh, ngồi nhâm nhi từng xiên cá kèo cay cay cùng bạn bè hẳn sẽ là một thú vui dễ chịu. Cuối tuần bạn hãy thử làm món này cho chàng thưởng thức nhé!
Nguyên liệu:
300g cá kèo nguyên con
3 thìa cà phê tương ớt
Vài que tre
1 vắt me nhỏ, hoặc dùng 1 trái me tươi
Muối, nước mắm, đường, ớt.
Cách làm
Cá rửa sạch, ướp với ít muối, chà muối khắp thân cá, để 15 phút.
Tương ớt trộn đều với chút ớt bột, dầu ăn, muối, đường.
Video đang HOT
Que tre ngâm vào nước lạnh để khi nướng que không bị cháy.
Me hòa tan với nước lạnh, lọc bỏ hột và xác me.
Nêm vào tí xíu đường, nước mắm, khuấy cho tan đường, nêm hơi chua chua, ngọt ngọt là được, cắt vài lát ớt vào bát nước mắm me, trộn đều.
Tay đeo bao tay vì ớt khá cay, thoa hỗn hợp tương ớt bạn có được ở bước 2 khắp thân cá, nếu không xiên vào que bạn có thể xếp cá ra khay đã lót sẵn giấy nhôm rồi đem nướng.
Xiên cá vào que tre rồi cho khay vào lò nướng ở 180C trong vòng 20 đến 25 phút, nếu không dùng lò nướng bạn có thể nướng trên than hoa, cá sẽ ngon hơn.
Khi cá gần chín, bạn rưới lên mình cá một ít tương ớt. Cá chín lấy ra dùng nóng với nước mắm me và rau răm sẽ rất ngon.
Từng con cá kèo thịt ngọt, kèm với tương ớt cay cay, ăn cùng nước mắm me thật tuyệt!
Nếu không tìm được cá kèo bạn có thể thay bằng cá khác để nướng nhé!
Theo PNO
Che Căn (Điện Biên) bảo tồn văn hóa ẩm thực dân tộc Thái
Nằm cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ 40 km, bản Che Căn, xã Mường Phăng có 85 hộ với 431 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái, nằm ở trung tâm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên.
Nơi đây hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, lịch sử với hệ sinh thái hồ Pá Khoang, Sở Chỉ huy chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc: Thái, Khơ Mú, Mông...
Xác định được vị trí và lợi thế của bản cũng như ý thức lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân bản Che Căn luôn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái với những nếp nhà sàn truyền thống, trang phục và những điệu dân ca dân vũ, các món ăn đặc trưng, các trò chơi dân gian. Với dân tộc Thái, việc làm món ăn trong dịp lễ, tết hay tiếp khách có vai trò rất đặc biệt. Họ chế biến rất cầu kỳ, theo nhiều phương thức, sử dụng những loại nguyên liệu, các loại gia vị độc đáo mang đặc trưng phong tục tập quán của dân tộc mình để tỏ lòng thành kính. Tham gia chuẩn bị các món ăn trong ngày lễ tết là niềm vui và quyền lợi của mỗi thành viên trong cộng đồng. Món ăn trong những ngày vui này mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, đó không chỉ là hưởng thụ thành quả lao động do mình làm ra, mà nó còn là sợi dây gắn kết tình cảm cộng đồng, làng xóm, là sự tiếp nối truyền thống văn hóa ẩm thực của tổ tiên để lại.
Ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của người Thái cũng có nhiều thay đổi, cầu kỳ hơn. Từ nhu cầu lương thực để đủ ăn, nay lại là nhu cầu được thưởng thức món ăn. Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, họ rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm khí hậu ở đây lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh.
Người Thái chủ yếu trồng lúa nếp nên món ăn trong ngày thường chủ yếu là xôi, xôi chấm với loại nước mắm đặc biệt được chế biến từ các món cá, ruột cá...
Dân tộc Thái ưa thích các món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng; món thịt trâu, bò, cá, gà nướng được tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là mắc khén, tỏi, ớt, gừng, muối là những gia vị chủ đạo không thể thiếu. Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị được nướng cho chín, thơm. Tùy từng món ăn, thịt hoặc cá được gói trong lá chuối rừng, lá dong hoặc kẹp tre nướng trên than củi hồng hay vùi tro bếp nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món "Pỉnh Tộp" - cá nướng, thường được chế biến từ cá chép, trôi, trắm loại to mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ, tẩm ớt tươi nướng và mắc khén nghiền nát, chờ cá ngấm gia vị săn thịt lại đặt lên than hồng nướng; hay món rau thập cẩm gồm 20 loại rau cho vào ống bương Mạy Phiêu đồ chín chấm với chẩm chéo ăn bùi bùi, ngọt ngọt có hương vị thơm, rất độc đáo.
Đối với đồng bào dân tộc Thái những nét đẹp bình dị ấy thực sự là những dấu ấn sinh động hòa vào bức tranh văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
Theo PNO
Tinh túy bánh rắn Đô Kỳ - Thái Bình Bánh rắn ăn nóng, thưởng thức cùng nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được. Nằm ở phía tây bắc của "vựa lúa Thái Bình", Hưng Hà không thiếu những món quà quê dân dã làm từ lúa, trong đó phải kể đến bánh đa Làng Me, bánh chưng phố Lẻ, và...