[Chế biến] – Bún bò Nam Bộ
Bún bò Nam Bộ vị chua chua ngọt ngọt xen lẫn vị đậm đà của thịt bò, thơm mùi lạc rang và hành khô là món ăn phù hợp với thời tiết ngày chủ nhật tuần này.
Nguyên liệu
Bún
Thịt bò
Giá đỗ, rau sống
Lạc rang
Tỏi, hành khô
Nước mắm, dấm ớt
Cách làm
Giá rửa sạch, trần qua với nước sôi.
Hành khô bóc vỏ, thái mỏng, phi thơm.
Rau sống nhặt sạch, rửa kĩ, để ráo nước.
Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp với chút gia vị và tỏi băm nhỏ. Để lửa to, đổ thịt bò vào xào chín.
Pha nước chấm như ăn bún chả: nước mắm, dấm, tỏi, ớt tươi, hạt tiêu hòa với nước sôi để nguội.
Gắp bún vào bát to, xếp rau sống, giá trần, hành khô, lạc rang giã nhỏ lên trên bún rồi chan nước chấm vào, khi ăn trộn đều tất cả.
Chúc bạn ngon miệng!
Theo Tapchimonngon
5 món miền Nam đắt khách ở Hà Nội
Những nơi bán món ăn này có thể không "nhan nhản" trên khắp các tuyến phố Hà Nội, nhưng với hương vị miền Nam đặc trưng, lôi cuốn, hầu như quán nào mở ra cũng thành công và hút khách.
Video đang HOT
1. Bánh xèo
Đây là món quà vặt miền Nam du nhập vào Hà Nội từ nhiều năm nay. Vừa là đồ chiên rán thơm giòn, vừa là món cuốn chấm vui miệng nên bánh xèo dễ dàng mê hoặc thực khách khắp mọi miền đất nước.
Một chiếc bánh xèo ngon phải có lớp vỏ ngoài thơm, giòn rụm nhưng không ngấm dầu mỡ, nhân bánh rau thịt vừa đủ để khách ăn thấy đậm đà mà vẫn không ngán. Nước chấm cũng là thứ quan trọng, nếu pha không khéo sẽ làm giảm hẳn giá trị món ăn.
Ở Hà Nội, nhắc đến bánh xèo, người ta nghĩ ngay đến phố Thái Hà - nơi có tiệmbánh xèo Chính Thắm nổi tiếng một thời. Nhưng nay, nếu là người sành ăn hẳn bạn sẽ biết đến nhiều địa chỉ thú vị hơn. Đó có thể là tiệm bánh xèo phố cổ 22 Hàng Bồ, bánh xèo vỉa hè 29 Tôn Đức Thắng, bánh xèo chợ Nguyễn Công Trứ... Đây đều là những địa chỉ đắt khách được các tín đồ ăn vặt chấm điểm cao.
2. Bún bò
Bún bò Nam bộ cũng xuất hiện ở Hà Nội từ rất lâu và là một trong các món trộn được người Hà Thành ưu ái nhất.
Bún bò có ưu điểm rất mát, thưởng thức vào mùa hè hay mùa đông đều hợp lí. Bún nguội nhưng thịt bò phải nóng hổi, vừa mới xào "xèo xèo" trên chảo, còn tỏa mùi tỏi phi thơm phức. Không chỉ có nước xào đậm đà, nước mắm chua ngọt cũng không thể thiếu thêm giá đỗ, lạc, hành phi khiến món ăn vừa thơm ngọt vừa thú vị. Đặc biệt, khi thưởng thức bún bò, bạn phải ăn thật nhiều rau sống như xà lách, tía tô, mùi... để đỡ ngán và cảm nhận hết được vị ngon mát của bún bò Nam bộ.
Nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến bún bò 47 Trần Quốc Toản. Quán này trước đây là địa chỉ "thơm ngon bổ rẻ, mỗi bát chỉ có giá 6.000 - 7.000 đồng. Song thời buổi lạm phát, giá hiện giờ là 30.000 đồng/bát. Ngoài ra, bạn có thể tìm ăn món bún bò ở địa chỉ 66 Hàng Điếu, 111 Khương Thượng hay phố Tạ Hiện.
3. Vịt lộn, cút lộn xào me
Trứng vịt lộn hay cút lộn bình thường vốn đã ngọt, mềm, nay lại được quyện trong loại nước sốt me chua cay, ngòn ngọt, mằn mặn, càng trở nên đậm đà, ngon miệng. Lúc nhâm nhi, thi thoảng thấy sần sật, bùi bùi, thơm thơm vị lạc với hành phi thật thú vị. Đó là lí do món ăn vừa "du nhập" về đã khiến các teen Hà Thành mê mẩn.
Quả thật, món ăn này quá quen thuộc với các bạn trẻ Sài Thành, nhưng ở Hà Nộichỉ đếm trên đầu ngón tay những nơi bán trứng vịt lộn hay cút lộn xào me, và hầu hết đó đều là các tiệm treo biển "hải sản Sài Gòn".
Không biết tại sao món ăn này len lỏi vào thực đơn các tiệm hải sản, chỉ biết độ đắt khách của nó chẳng hề thua các món ốc, cua, ghẹ... nếu không muốn nói là "nhỉnh" hơn bởi món lạ, giá cả rất phải chăng và rất hợp gu với giới trẻ.
Để thưởng thức món ăn thú vị này, bạn có thể tìm đến một số quán hải sản Sài Gòn có tiếng tại như Ốc Vi (19 phố Gia Ngư), Ốc Ken (ngõ 135 Đội cấn), Ốc Me (phố Xã Đàn).
4. Lẩu cá kèo
Lẩu cá kèo ở miền Nam rất phổ biến. Món ăn lôi cuốn thực khách bởi vị nước dùng chua chua, ngọt ngọt, thơm mùi lá giang (thứ lá chỉ có ở vùng đất Nam bộ), thêm nữa là những con cá kèo bé nhưng thân béo tròn múp míp, thịt mềm, ngọt, ăn rất "đã miệng". Rau ăn kèm cũng đặc biệt, chủ yếu là rau hoa chuối giòn giòn, hay hay.
Nếu ở đúng quê hương thì lẩu cá kèo rất rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng/nồi. Nhưng để ra đến thủ đô, cá kèo phải "đi máy bay" nên giá đội lên khá nhiều, giá trung bình khoảng 300.000 - 350.000 đồng/nồi trở lên.
Địa chỉ bán lẩu cá kèo ở Hà Nội cũng không nhiều, có thể kể đến một vài nhà hàng như: Con Đường Đặc Sản (99 Ngụy Như Kon Tum), Lẩu mắm Bà Sáu (65 Văn Cao), nhà hàng Phương Nam (69 Chùa Láng)...
5. Cơm tấm
Có người so sánh cơm tấm ở Sài Gòn giống như phở ở Hà Nôi. Quả thật, nó có mặt ở khắp mọi nơi, từ những quán ăn bình dân vỉa hè đến các nhà hàng lịch sự. Vì thế, cơm tấm cũng được coi là một trong những món ăn mang đậm nét văn hóa Sài Gòn.
Cơm tấm là loại cơm nấu từ những hạt gạo tấm (gạo bị vỡ) nhỏ li ti. Ăn kèm với cơm tấm phổ biến nhất là sườn nướng cháy cạnh, chả trứng, bì heo trộn thính hay trứng ốp la. Ngoài ra, nước mắm ngọt, mỡ hành, đồ muối chua cũng là thứ không thể thiếu.
Một trong những nơi bán cơm tấm đầu tiên và rất đông khách ở Hà Nội có lẽ là nhà hàng Thủy Linh ở phố Tràng Thi. Ngoài ra, hiện ở Hà Nội cũng mọc thêm một số thương hiệu cơm tấm khác như cơm tấm Mộc (22 Phan Chu Trinh, 271 Kim Mã), hay cơm tấm Xưa (60 phố Lý Thường Kiệt), bình dân hơn thì có cơm tấm phố Tạ Quang Bửu (đối diện cổng trường Thăng Long).
HOÀNG NHI
Theo Infonet
[Chế biến] - Dưa mắm từ quả dưa chuột Dưa mắm là món ăn dân dã vùng Nam bộ, chủ yếu được làm từ trái dưa gang còn non. Bạn có thể thay bằng dưa chuột cũng rất ngon. Nguyên liệu: - 2 quả dưa chuột - 2 nắm muối hạt - Ớt, tỏi - Nước mắm, đường, nước hàng. Cách làm: - Dưa mua về chẻ đôi, cắt xéo từng miếng,...