[Chế biến] – Biến tấu với bánh xèo mè đen
Có khá nhiều phiên bản cho món bánh xèo, món bánh xèo mè đen thơm lừng với nhân hỗn hợp sẽ mang đến bạn nhiều bất ngờ trong hương vị.
Bánh xèo là món ăn quen thuộc và yêu thích của nhiều người. Để đổi vị, bạn có thể dùng nước dừa tươi và thêm ít mè đen vào khi pha bột. Không những thế, chút biến tấu trong nhân và nước chấm cũng sẽ là điểm nhấn thú vị cho món ăn.
Nguyên liệu:
Bột bánh: 200g bột gạo khô, 10g bột nghệ, 300ml nước dừa, 5g mè đen, 10g hành lá.
Nhân: 200g thịt vai, 200g tôm đất, 300g nấm rơm, 50g măng tây, 1 củ hành tây, 1/2 củ cà rốt, 100g giá.
Gia vị: Muối, nước mắm, hạt tiêu, đường, dầu ăn, hành tím băm.
Cải xanh, rau thơm ăn kèm.
Nước chấm: 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, 1/2 muỗng canh nước cà rốt ép, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm.
Video đang HOT
Thực hiện:
Bột gạo đổ ra tô lớn, hòa thêm nước dừa tươi, cho bột nghệ và 1 muỗng cà phê muối vào khuấy đều. Hành lá xắt nhỏ, mè đen rang thơm, cho vào bột trộn đều.
Thịt tôm rửa sạch. Tôm cắt râu. Thịt xắt mỏng, ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu, để 5-10 phút cho thấm gia vị.
Nấm rơm cắt gốc, ngấm nước muối 5 phút, rửa sạch, xắt nhỏ. Măng tây rửa sạch, xắt lát mỏng. Hành tây lột vỏ, xắt mỏng. Cà rốt gọt vỏ, xắt sợi. Giá lặt đầu, rửa sạch, để ráo.
Phi thơm hành tím với ít dầu trên chảo không dính, cho tôm thịt vào xào săn. Cho tiếp hành tây, măng tây, giá, cà rốt, nấm vào xào. Dồn nhân vào giữa, tiếp đến đổ bột bánh vào chảo thành lớp mỏng tròn, đậy nắp cho bánh chín, gấp bánh lại. Làm đến hết nguyên liệu.
Nước chấm: Khuấy đều tỏi ớt băm, đường với nước cốt chanh, cho nước mắm, nước lọc vào, thêm nước ép cà rốt vào khuấy đều, nếm vừa vị chua ngọt.
Dọn bánh xèo ra đĩa, ăn kèm cải xanh, rau thơm, chấm nước mắm pha.
Theo PNO
Những biến tấu hấp dẫn của chè đậu đỏ Sài Gòn
Chè đậu đỏ không chỉ là món tráng miệng mát lành mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm. Ngoài chè truyền thống, bạn có thể thưởng thức những biến tấu khác như patpingsu, zenzai...
Chè đậu đỏ được nhiều người ưa chuộng vì ngọt mát, ăn ngon và bổ. Nếu là những ngày đầu năm, ăn đậu đỏ còn mang ý nghĩa may mắn, tốt lành. Ở TP HCM, muốn ăn chè đậu đỏ, dễ tìm nhất là đến quán chè hoặc ra chợ, ghé những gánh / hàng chè bình dị, tùy thích gọi một chén chè chỉ có đậu đỏ hay thêm bánh lọt, nước dừa, đá bào.
Bên cạnh đậu xanh, đậu đỏ cũng là loại đậu có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác tạo thành những biến tấu hấp dẫn. Chỉ riêng chè Việt, đậu đỏ đã có nhiều loại, như đậu đỏ hạt sen, đậu đỏ trân châu, đậu đỏ sương sáo, đậu đỏ sữa dừa, đậu đỏ yến mạch... Bạn có thể thưởng thức riêng từng loại, hoặc gọi chung một ly thập cẩm rất ngon.
Chè đậu đỏ cũng là món tráng miệng yêu thích của nhiều nước châu Á nên ở Sài Gòn, nơi tập trung nhiều món ngon các nước, bạn có thể thưởng thức thêm chè đậu đỏ kiểu Hàn Quốc, Nhật, Hoa. Ngoài chè Hoa, chè Hàn Quốc và Nhật thường ăn kèm với kem, trái cây, đá bào, si-rô rất hấp dẫn.
Patpingsu - chè đậu đỏ Hàn Quốc
Đây là món chè đậu đỏ đang được yêu thích nhất hiện nay ở Sài Gòn. Ngoài đậu đỏ, patpingsu còn có kem, thạch, trái cây, kẹo dẻo, si-rô, sữa. Nhiều nguyên liệu như thế nên patpingsu thường được phục vụ trong tô, đĩa sâu lòng hoặc ly lớn, xếp từng lớp rất hấp dẫn.
Ở Sài Gòn, Hanuri trên đường Sư Vạn Hạnh (Q.10) là quán Hàn giá rẻ lại ngon rất được lòng giới trẻ hiện nay. Là địa chỉ yêu thích của nhiều người nên Hanuri cũng có patpingsu. Bên cạnh đó, nếu muốn ăn chè đậu đỏ đúng kiểu Hàn, bạn có thể ghé quán cà phê kem Bene trên đường Đồng Khởi (Q.1) và Angle In Us trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1). Đây là hai quán cà phê kiểu Hàn đang được giới trẻ yêu thích hiện nay.
Zenzai - Chè đậu đỏ Nhật
Cũng như patpingsu Hàn Quốc, zenzai Nhật ở Sài Gòn thường được ăn kèm với những món tráng miệng ngọt ngào khác, như kem trà xanh, kem vani, mochi, shiratama, trái cây... Được yêu thích nhất là matcha zen, chè đậu đỏ kem trà xanh, với hương vị quyến rũ của kem mát lạnh, đậu đỏ ngọt thanh và bột nếp shiratama dai dai.
Ngoài chuỗi cửa hàng MOF, địa điểm thưởng thức các món tráng miệng Nhật quen thuộc của người Sài Gòn, thì Watcha Café trên đường Tôn Thất Tùng (Q.1) và Shibuya Wagon trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1) cũng là những nơi được giới trẻ yêu thích hiện nay vì giá rẻ, thực đơn đa dạng. Tùy theo những nguyên liệu đi kèm mà đậu đỏ ở những nơi này sẽ có nhiều loại như matcha anmitsu, shiratama zen...
Chè đậu đỏ kiểu Hoa
Chè đậu đỏ ở những quán chè Hoa tại Sài Gòn thường nấu đơn giản, chủ yếu chỉ có đậu đỏ, trần bì, bột báng. Tuy vậy, chè đậu đỏ ở những nơi này rất ngon. Hạt đậu được ngâm kỹ, nấu khéo nên vừa mềm, vị lại không quá ngọt mà có chút nhân nhẫn của trần bì, ăn vào cảm giác rất mát, bổ.
Ở Sài Gòn, muốn ăn chè Hoa thì vào khu quận 5, nơi đây có những quán chè, xe chè danh tiếng mấy chục năm, như chè Thanh Tâm đường Bùi Hữu Nghĩa, chè Nhà Đèn (hay chè cột điện) đường Trần Hưng Đạo, chè Hà Ký đường Châu Văn Liêm, chè Tường Phong đường An Điềm...
Theo Phương Nghi / Báo Phụ Nữ
Những món ăn ngon nhất Việt Nam trong mắt khách Tây Trong chuyến đi xuyên Đông Nam Á, hai blogger du lịch nổi tiếng Mei và Kerstin rất ấn tượng với nền ẩm thực phong phú, ngon và tốt cho sức khỏe của Việt Nam. 1. Gỏi cuốn: Với nhân tôm, thịt, rau thơm và bún cuộn trong một lớp bánh tráng mỏng chấm với nước sốt ngon tuyệt khiến gỏi cuốn trở thành...