[Chế biến] – Bento Mario
Với cách làm bento Mario này, bé sẽ có hộp cơm thật đẹp, còn mẹ có dịp được trở về tuổi thơ với trò chơi điện tử Mario trứ danh một thời!
Nguyên liệu:
5ml giấm sushi (công thức giấm trộn sushi tự chế cho 1 bát con cơm trắng: 5ml giấm gạo, 1,5g đường và 1 chút xíu muối)1 bát con cơm trắng; 1 hộp cơm hình chữ nhật1 lát pho mát; 1 lát giăm bông; 1 tấm rong biển; 1 cái phô mai cuộn; 1/ 2 cây xúc xích, 1 thanh trứng cuộn tròn.4 thanh thịt cua; 1 miếng đậu phụ quả bơ; 1 quả cà chua nhỏ; 1 quả dâu tây, 1 ít rau diếp
Cách làm:
Trong một lọ nhỏ, đổ những nguyên liệu làm giấm trộn sushi vào rồi khuấy đều, sau đó rưới hỗn hợp giấm lên bát con cơm trắng rồi trộn đều. Rửa sạch tay, khi tay còn hơi ướt thì cho cơm trắng vào lòng bàn tay rồi nắm chặt lại, nắm cơm sao cho thật tròn đều rồi ấn dẹt. Bạn cần làm 2 nắm cơm như thế. Đặt 1 nắm cơm vào một góc hộp, dùng một chiếc đũa, nhúng nước cho ướt rồi dùng đầu đũa ép một mép của nắm cơm sao cho giống hình dạng của Mario. Cắt nắm cơm còn lại làm đôi, sau đó lấy một nửa ghép với phần thân của Mario để làm đầu.
Cắt lát phô mai có hình na ná với hình dáng của chú Super Mario bằng cơm bạn vừa làm ở bước 1, sau đó phủ miếng phô mai lên nắm cơm hình Mario. Dùng đầu ngón tay vuốt cho các mép của lát phô mai thật phẳng phiu và phủ kín nắm cơm. Tận dụng các cạnh phô mai dư thừa mà bạn đã cắt ra khi tỉa hình Mario để gắn lên phần đầu làm mép tóc. Cắt giăm bông tương tự như hình dạng và kích thước của miếng phô mai. Đặt giăm bông phủ lên trên miếng phô mai. Giờ thì chú Mario dũng cảm đã có làn da cơ bản của mình rồi! Cắt rong biển thành một đoạn mảnh dài, kích thước khoảng 0.3mm để dán men theo mép của miếng giăm bông vừa cắt, bắt đầu từ mép tai bên này vòng qua cằm và kết thúc ở mép tai phía bên kia. Trước khi miết rong biển, dùng tay sạch chấm một ít nước, miết lên đoạn rong biển rồi mới gắn để giúp rong biển bám dính tốt hơn trên mặt lát giăm bông.
Video đang HOT
Cắt hai hình bầu dục bằng phô mai lát làm mắt. Cắt thêm hai hình bầu dục có kích thước nhỏ hơn bằng rong biển làm con ngươi. Xếp trên cùng là hai hạt cơm. Cắt rong biển làm lông mày, mũi và râu. Bóc vỏ màng bọc ngoài của thanh thịt cua, cắt đôi theo chiều dọc, sau đó cắt 1 nửa thanh cua thành những đoạn ngắn cỡ 1cm. Sau đó xếp các đoạn cho vừa vặn với phần trán của Mario để làm tóc, dùng mũi dao nhọn cắt bỏ những đoạn thừa. Cắt một miếng bơ mỏng, dùng mũi dao khắc thành chữ M, tên viết tắt của Mario và xếp nó lên trán.
Giờ thì bắt tay vào trình bày hộp cơm nhé! Cắt 1 đoạn xúc xích rồi xếp lên đầu hộp cơm. Cắt một miếng bơ trái tròn nhỏ đặt lên tâm xúc xích. Kế đó xếp 2 quả cà chua bi bên cạnh. Đặt những vật liệu còn thừa khi cắt tỉa vào đáy hộp. Phủ một ít rau diếp và miếng phô mai cuộn, xếp xung quanh vài lát bơ trái. Cắt 2 miếng trứng tròn, đặt lên vị trí đầu của Mario. Cắt 4 miếng rong biển rộng 2 mm, dài 0.5cm, xếp thành hình dấu cộng ở tâm của miếng trứng. Dâu tây xắt lát nhưng không rời cuống sau đó xòe từng lát như hình nan quạt, để lên phía trên cùng của hộp cơm. Toàn bộ bữa cơm trưa cho bé đã hoàn tất.
Nếu có thêm thời gian, bạn cũng có thể thêm một miếng cá hồi, thịt viên chiên, hạt vừng trắng hoặc nguyên liệu khác để tăng cường dinh dưỡng cho bé.
Chúc các bạn thành công với cách làm bento Mario này nhé!
Theo Trithuctre
Bento - Khi cơm hộp cũng trở thành nghệ thuật
Món cơm hộp theo kiểu Bento của Nhật Bản hẳn đã trở nên quen thuộc rồi nhỉ!
Duy mĩ là đặc trưng cơ bản trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, với người Nhật, dù là bất cứ sự việc nào, lĩnh vực nào của đời sống, tiêu chuẩn về cái đẹp luôn được đặt lên hàng đầu, và Bento cũng không phải là ngoại lệ. Dẫu chỉ là những hộp cơm nhỏ nhắn thuận tiện, ra đời để phục vụ cho đời sống bận rộn của xã hội công nghiệp, Bento không vì thế mà trở nên nhàm chán đơn điệu. Hãy cùng bước vào thế giới đầy màu sắc của bento Nhật Bản, để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực đầy tính thẩm mỹ của xứ hoa anh đào nhé!
Từ ẩm thực cung đình đến ẩm thực bình dân
Bento có một lịch sử lâu đời và ly kì, nhiều biến động. Những hộp cơm đầu tiên ra đời vào khoảng cuối thời Kamakura (những năm 1300), qua thời Edo và Meiji, đến thời Taisho (1912 - 1926), nghệ thuật Bento đã đạt đến mức đỉnh cao và trở thành nét đặc sắc trong ẩm thực cung đình. Bento lúc này được xuất hiện vào các buổi tiệc trà, du ngoạn ngoài trời, và đặc biệt là lễ hội ngắm hoa anh đào - những hoạt động gắn liền với đời sống của tầng lớp quý tộc
Ban đầu, Bento là đại diện cho giới quý tộc vương giả đó!
Trải qua thời gian, chế độ phong kiến ở Nhật dần suy yếu, đất nước mở cửa và đặc biệt là sau thất bại ở Thế chiến thứ hai, cơm hộp không còn là thú vui trong các buổi ngao du sơn thủy như trước đây nữa. Bento được bình dân hóa, phục vụ cho đời sống tất bật và bận rộn của người dân. Cho đến ngày nay, văn hóa bento đã rất thân thuộc với người Nhật Bản, từ học sinh sinh viên, công chức văn phòng cho đến tầng lớp lao động bình thường đều có thói quen dùng cơm hộp, như một cách thức tiết kiệm thời gian trong đời sống công nghiệp hối hả này.
Bento ngày nay không chỉ mang dáng dấp cổ điển sang trọng, mà còn muôn màu muôn vẻ
Nghệ thuật Bento - thêm hương sắc cho ngày bận rộn
Không kể đến giai đoạn phong kiến, Bento ngày nay gắn liền với yếu tố nghe có vẻ "tiêu cực" - là hệ quả của nhịp sống hiện đại luôn bận rộn. Dù vậy, chính sự chăm chút tỉ mẩn để tạo ra những hộp Bento xinh xắn, bắt mắt đã đem đến những sắc màu và niềm vui cho cuộc sống tất bật của người Nhật. Loại hình cơm hộp này có thể tạm chia thành hai loại - Bento truyền thống và bento hiện đại - nhưng dù là loại gì đi chăng nữa, những hộp cơm Nhật Bản vẫn luôn toát lên vẻ đẹp vô cùng sống động.
Bento truyền thống
Từ thời phong kiến, rất nhiều loại Bento đã xuất hiện, nhưng Shokado Bento là kiểu cơm hộp phổ biến và bền vững với thời gian hơn cả. Hộp Shokadocó thể mang nhiều hình dáng khác nhau, nhưng nhất thiết phải làm từ gỗ sơn mài đen bóng, có viền hoặc hình vẻ trang trí màu đỏ. Ngay từ hình dáng chiếc hộp bên ngoài, Shokado đã toát lên nét đẹp sang trọng và trang nhã.
Với Shokado bento, những món ăn cũng có vị trí và trật tự của riêng mình
Ngày nay, nước Nhật phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, những hộp cơm cũng vì thế mà cầu kì và thịnh soạn hơn. Thế nhưng, món cơm Hinomaru "cười ra nước mắt" vẫn luôn tồn tại trong đời sống Nhật Bản, điển hình là việc cô nàng Hajime của bộ manga "Hajime là số 1" rất ưa thích việc trừng phạt lũ em quậy phá bằng cách cho 5 cu cậu đem... cơm quốc kỳ đi học.
Cơm quốc kỳ bây giờ đã thịnh soạn, đầy đủ hơn
Bento hiện đại
Trái với vẻ hơi cứng nhắc của Bento truyền thống, Bento hiện đại mang nét đẹp rực rỡ, vui nhộn và vô cùng thú vị, cũng chính những hộp Bento ngộ nghĩnh này làm cho nghệ thuật cơm hộp của Nhật nổi tiếng khắp thế giới
Với tạo hình những nhân vật đáng yêu, Kyaraben phổ biến và được giới trẻ yêu thích hơn cả. Các món ăn trong Kyaraben được nhào nặn, trang trí thành các nhân vật nổi tiếng trong truyện tranh, hoạt hình, chương trình thực tế... Từ chú mèo máy Doreamon, nàng mèo diệu đà Hello Kitty, Pikachu xinh xắn hay thần rừng Totoro "lơ ngơ", tất cả đều xuất hiện trong Kyaraben. Một nhân vật được coi là cực là đáng yêu và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống Nhật Bản là khi nhân vật ấy bước vào những hộp Kyaraben cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Từ mèo ú Doraemon...
Cho đến "ngài" Totoro mềm mại
Oekakiben mô phỏng một cách tuyệt diệu những cánh hoa...
... hoặc cánh bướm của mùa xuân
Nhìn nhận một cách khách quan, cơm hộp xuất hiện trong bất kì nền ẩm thực nào trên thế giới. Nhưng với riêng Nhật Bản, người dân xứ anh đào đã nâng tầm những hộp cơm nhỏ bé tầm thường lên nghệ thuật trang trí và trình bày món ăn. Việc "làm đẹp" cho Bento không chỉ có ý nghĩa giải trí thông thường, mà còn thêm chút sắc màu tươi vui, sống động cho mỗi bữa ăn vội vàng, là một cách để người dân Nhật truyền tải cái đẹp văn hóa vào những góc đời bình dị nhất.
Theo Kenh14
[Chế biến] - Cơm đậu hũ sốt nấm và rau củ chiên giòn Các món ăn của người Nhật được chế biến khá công phu và tính toán kỹ về hàm lượng chất dinh dưỡng. Bạn hãy vào bếp nấu bento cơm đậu hũ sốt nấm và rau củ chiên giòn, món ăn đặc trưng ở xứ xở hoa Anh đào nhé. Bento cơm đậu hũ sốt nấm và rau củ chiên giòn Nhật Bản. Ảnh:...